Thiết kế giáo án tiết học thực nghiệm

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 61 - 71)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.2. Thiết kế giáo án tiết học thực nghiệm

Trong các giờ hoạt động học toán có chủ đích (làm quen với toán)

Chúng tôi tiến hành một số tiết thực nghiệm tích hợp nhằm hình thành cho trẻ nhóm thực nghiệm kỹ năng đo lường

Giáo án 1: Mục đích của phép đo

* Mục đích, yêu cầu:

- Kiến thức:

+ Trẻ nhận biết được mục đích của phép đo.

+ Trẻ có kỹ năng so sánh chiều dài của các đối tượng.

- Kỹ năng:

+ Phát triển kỹ năng quan sát, so sánh. + Phát triển ngôn ngữ: Trẻ nói đầy đủ câu.

- Thái độ:

+ Trẻ chú ý lắng nghe giảng, hứng thú luyện tập.

* Chuẩn bị

- Trẻ:

+ Cây bằng bìa cứng với các kích thước: + Cây màu xanh: 4cm 40cm.

+ Cây màu đỏ: 4cm 35cm. + Cây màu vàng: 4cm 30cm. + Hình chữ nhật: 4cm 5cm.

+ Thẻ số 7, 8, 9, 10

- Cô: Đồ dùng giống trẻ nhưng kích cỡ lớn hơn.

* Tiến hành

Hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của

trẻ 1. Ổn định tổ chức • Ôn so sánh chiều cao các đối tượng.

Hát bài hát “Em yêu cây xanh”. - Hôm qua là chủ nhật, cô đã đi thăm quan và đã được tặng một món quà rất thú vị, chúng mình có muốn xem không?

(Cô cho trẻ xem 3 cây bằng bìa) - Các con có nhận xét gì về chiều cao của 3 cây này?

- Vậy cây nào cao hơn cây nào? - Cây nào cao nhất?

- Cây nào cao hơn? - Cây nào thấp nhất?

- À đúng rồi! Trong 3 cây này thì cây màu xanh là cao nhất, cây màu đỏ cao hơn và cây màu vàng là thấp nhất đấy các con ạ!

- Trẻ hát cùng cô.

- Có ạ

Bây giờ chúng mình có muốn đo chiều cao của cây này không?

- Có ạ!

2. Biểu diễn

chiềucao của

cây qua

các cạnh của hình

chữ nhật.

- Chúng mình thử đoán xem chiều cao của mỗi cây bằng bao nhiêu hình chữ nhật này nào?

(Cô xếp các hình chữ nhật lên bên cạnh cây màu đỏ. Vừa xếp cô vừa nói) Đặt chiều dài của hình chữ nhật theo chiều cao của cây, đo từ dưới lên trên, gốc cây trùng sát với một đầu của hình chữ nhật, sau đó lấy tiếp hình chữ nhật khác đặt kế tiếp lên nhau cho đến hết chiều cao của cây.

- Chúng mình thử đoán xem cây màu đỏ có chiều cao bằng mấy hình chữ nhật?

- Bây giờ các con hãy đặt thẻ số tương ứng với số hình chữ nhật nào!

- Chúng mình có muốn được thử đo không?

Các con hãy lấy những cây trong rổ của con ra nào. Các con lấy hình chữ nhật và xếp xem nếu xếp hết chiều cao của cây màu đỏ thì sẽ phải dùng mấy hình chữ nhật?

- Chiều cao của cây màu đỏ bằng

- Trẻ đoán. - Trẻ quan sát cô làm mẫu. - Trẻ đếm và trả lời. - Trẻ đặt thẻ số. - Trẻ trả lời và làm theo cô hướng dẫn -Trẻ trả lời.

mấy hình chữ nhật?

- Các con hãy chọn thẻ số và đặt vào cây màu đỏ nhé!

Xếp tương tự với cây màu xanh và cây màu vàng

(Cô đi quan sát trẻ, giúp đỡ những trẻ chưa xếp đúng. Sau đó hỏi trẻ) - Chiều cao của cây màu xanh bằng mấy hình chữ nhật?

- Chiều cao của cây màu vàng bằng mấy hình chữ nhật?

Các con hãy đặt thẻ số và cất hết hình chữ nhật đi nào!

- Bây giờ ai có thể cho cô biết: Cây màu xanh có chiều cao bằng mấy hình chữ nhật?

- Cây nào được xếp bằng nhiều hình chữ nhật nhất?

- Cây nào cao nhất?

- Cây nào thấp nhất?

- Vì sao con biết? * Cô kết luận.

- Đặt thẻ số và cất hình chữ nhật

- Bằng 8 lần ạ! - Cây màu xanh ạ!

- Cây màu xanh ạ! - Cây màu vàng ạ! - Trẻ trả lời. 3. Trò chơi củng cố

Trò chơi 1:” Giơ nhanh chọn đúng” - Cô giơ cây màu gì, trẻ nói được cây đó xếp bằng mấy hình chữ nhật.

- Trẻ chơi theo hướng dẫn của cô.

- Cô nói số lượng hình chữ nhật, trẻ giơ và nói tên cây đó.

Trò chơi 2: “Ai bật xa hơn”

Chia 2 trẻ một lần chơi, thi đua xem ai bật xa hơn. Sau mỗi lần thẻ bật xa, cô cho cả lớp đếm số ô xốp trẻ nhảy được, cho trẻ cầm thẻ số.

Khi trẻ bật hết lượt, cô cho trẻ so sánh kết quả và tìm ra bạn bật xa nhất. Cô khen ngợi, động viên trẻ.

- Trẻ lắng nghe.

4. Kết thúc Nhật xét và kết thúc giờ học. -Trẻ lắng nghe .

Giáo án 2: Thao tác đo độ dài của đối tượng

* Mục đích, yêu cầu:

- Kiến thức:

+ Trẻ hiểu được mục đích của phép đo. + Trẻ có biểu tượng về số lượng.

- Kỹ năng:

+ Trẻ được rèn kỹ năng đếm, thao tác đo.

+ Rèn luyện cho trẻ kỹ năng khái quát để khái quát kết quả đo.

- Thái độ:

+ Trẻ chú ý đến hướng dẫn của cô.

+ Thích thú được đo các đối tượng, ham hiểu biết.

* Chuẩn bị: - Đồ dùng của cô:

+ Hai sợi dây dài, ngắn khác nhau. + Băng giấy dài 5cm 60cm.

+ Thước đo bằng bìa cứng có độ dài 15cm + Thẻ số, phấn bảng

- Đồ dùng của trẻ:

+ Băng giấy trắng có chiều dài 5cm 40cm.

+ Thước đo độ dài là bằng bìa cứng có độ dài 10cm. + Thẻ số, bút chì.

* Tiến hành

Hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1.Ổn định tổ chức

* Ôn luyện mục đích của phép đo

- Chơi trò chơi” Tập tầm vông”

(Trong tay cô cầm 2 sợi dây dài và ngắn khác nhau)

Sau khi trẻ đã đoán, cô cho trẻ xem 2 sợi dây và hỏi trẻ.

- Các con thấy 2 sợi dây của cô như thế nào với nhau?

- Vì sao con biết?

- Vậy thì làm thế nào để biết được sợi dây nào dài hơn, sợi dây nào ngắn hơn?

- À đúng rồi, chúng mình phải đo đấy! Vậy chúng mình thấy mọi người xung quanh thường đo khi nào?

- Đo có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc sống của con người đấy các con ạ! Mọi người thường đo vải khi mua vải, đo để xây nhà, hay đo khi may quần áo. Đo giúp cho con người có thể xác định được chiều dài, chiều rộng, chiều

Trẻ chơi cùng cô

Trẻ trả lời.

Trẻ trả lời.

Trẻ lắng nghe. Trẻ trả lời

cao của các vật. Và khi lên lớp 1, các con cũng sẽ được học đo đấy! Vì vậy, để học đo tốt ở lớp 1 thì chúng mình phải học phép đo thật giỏi ngay từ bây giờ nhé! Vậy chúng mình có muốn học cách đo không?

Vậy thì bây giờ cô mời các con về chỗ ngồi, cô sẽ hướng dẫn chúng mình các đo nhé! Có ạ Vâng ạ! 2. Dạy trẻ biện pháp đo độ dài đối tượng * Cô làm mẫu vàhướng dẫn bằnglời

(Cô dán băng giấy lên bảng và hỏi trẻ) - Đây là chiều gì?

- Đây là chiều dài của băng giấy đấy ! Và khi đo chiều dài, chúng mình nhớ phải đo từ trái sang phải nhé !

- Còn đây là thước đo mà chúng mình sẽ dùng để đo nhé !

- Chúng mình cùng chú ý nhé ! Tay trái cô cầm thước, tay phải cô cầm phấn. Cô sẽ đo chiều dài của băng giấy từ trái sang phải. Đặt thước đo để chiều dài sát với một mép chiều dài băng giấy. Cô sẽ dùng phấn đánh dấu đầu bên phải của thước đo. Và sau đó cô nhấc thước đo ra, đặc tiếp thước đo theo chiều dài của băng giấy sao cho 1 đầu của thước đo trùng với vạch đánh dấu đã có. Cô đánh dấu tiếp đầu bên kia của thước đo. Cô tiếp tục đo cho đến hết băng giấy. - Bây giờ chúng mình thử đếm xem trên băng giấy của cô có bao nhiêu đoạn thẳng? Vậy

Chiều dài ạ ! Trẻ quan sát và chú ý lắng nghe cô hướng dẫn Trẻ đếm và trả lời cô

+ Đo lần 1

+ Đo lần 2

chiều dài băng giấy bằng mấy lần thước đo? Và chúng mình sẽ đặt thẻ số mấy?

- Yêu cầu trẻ lấy thước đo, băng giấy và bút chì ra. Cô cho trẻ bắt đầu đo. Cô đi quanh lớp quan sát và hướng dẫn những trẻ chưa làm được. - Khi trẻ đo xong, cho trẻ đếm xem băng giấy trắng dài bằng mấy đoạn thẳng?

- Cho trẻ đặt thẻ số.

- Yêu cầu trẻ nói kết quả: Con vừa đo cái gì? Đo bằng cái gì? Kết quả như thế nào?

Lật mặt sau của băng giấy và yêu cầu trẻ đo 1 lần nữa, vừa đo vừa đếm.

Khi trẻ đo xong, yêu cầu trẻ nói kết quả vừa đo được: Băng giấy trắng có chiều dài bằng mấy lần thước đo? Trẻ thực hiện Trẻ đếm số đoạn thẳng, trả lời cô. Trẻ nói kết quả. Trẻ thực hành đo lần thứ 2 và nói kết quả. 3.Trò chơi củng cố

Trò chơi: Ai đo giỏi hơn

- Chia cả lớp thành 3 đội, yêu cầu: Đội 1: đo giá đựng đồ chơi Đội 2: đo chiều rộng cửa ra vào Đội 3: đo chiều dài cái bàn (trong thời gian 10 phút)

- Yêu cầu trẻ nói kết quả vừa đo được, cô có thể cùng cả lớp đi kiểm tra.

Trẻ chơi

Trẻ nói kết quả mà đội mình vừa đo

(Thước đo là que tính, các đồ dùng để đo có số kết quả là số nguyên lần).

- Cô thưởng đội chiến thắng, nhận xét giờ chơi.

được

4. Kết thúc - Các con thấy giờ học hôm nay có vui không?

Hôm nay chúng mình đã được học gì nhỉ?

- Hôm nay chúng mình đã được học cách đo chiều dài đúng không nào? và về nhà, chúng mình có thể đo xem cửa ra vào, đo cái bàn, hoặc đo chiều rộng của cửa sổ nhà chúng mình xem chúng dài bao nhiêu nhé ! Chúng mình có thể đo bằng que tính, đo bằng gang tay nhé! Ngày mai chúng mình sẽ nói cho cô biết kết quả, các con có đồng ý

không nào? Giờ học của chúng mình kết thúc rồi, hôm nay các con đã học rất giỏi, cô khen cả lớp!

Trẻ trả lời

Trẻ lắng nghe

Giáo án 3: Luyện tập đo với các đối tượng

* Mục đích, yêu cầu:

- Kiến thức:

+ Trẻ biết đo chiều dài của vật bằng thước đo. + Phân biết được chiều dài, chiều rộng.

- Kỹ năng:

+ Có kỹ năng đo.

+ Trẻ hiểu được nếu các vật có cùng chiều dài nhưng bằng những đơn vị đo khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau, và ngược lại.

- Thái độ:

+ Trẻ chú ý lắng nghe, hứng thú đo.

* Chuẩn bị:

- Hai sợi dây. - Bức tranh.

- Vật dụng đo: hộp kem đánh răng, hộp đựng bút, que tính, thước gỗ, bàn hình chữ nhật.

- Thước đo chuẩn: Thước dây, thước kẻ

* Tiến hành:

Hoạt động 1: “Xem ai tài hơn”

- Các con hãy quan sát xung quanh lớp xem có gì lại không? (hai sợi dây: 1 sợi cuộn tròn, 1 sợi để thẳng).

- Cho trẻ đoán xem sợi nào dài hơn sợi nào?

- Muốn biết sợi dây nào dài hơn thì chúng mình phải làm gì?

Hoạt động 2: “Nào ta cùng đo”.

Cô đưa ra 2 sợi dây màu khác nhau. Cho trẻ tự chọn dụng cụ đo cô để sẵn trên bàn.

- Cho trẻ tách nhóm có cùng dụng cụ đo, sau đó cho trẻ bắt đầu đo. - Trẻ đo xong, cô gắn các dụng cụ đo và số lượng đo được lên trên bảng. - Cô cho trẻ so sánh kết quả với nhau.

- Tại sao lại khác nhau trong khi cùng vật đo là sợi dây?

Các sợi dây có chiều dài bằng nhau, nhưng được đo bằng các đơn vị đo khác nhau nên kết quả sẽ khác nhau.

+ Bây giờ chúng mình cùng để tất cả dụng cụ đo lên trên bàn và lắng nghe nhé ! (Cô đưa ra 2 chiếc bàn ăn). Hỏi trẻ:

- Mặt bàn hình gì nhỉ?

Bây giờ chúng mình chia làm 2 đội nhé ! Chúng mình sẽ đo chiếc bàn này bằng thước gỗ nhé ! Và lắng nghe yêu cầu của cô này !

Đội 1 sẽ đo chiều dài của chiếc bàn.

Đội 2 sẽ đo chiều rộng của chiếc bàn, các con nghe rõ chưa nào? + Cho trẻ đo và nêu kết quả

- Vậy tại sao cùng đo bằng thước gỗ mà kết quả lại khác nhau?

(Vì các thước gỗ có chiều dài bằng nhau nhưng lại đo các chiều khác nhau của chiếc bàn nên cho kết quả khác nhau).

Hoạt động 3: “Thử tài của bạn”

- Cho trẻ xem những danh lam thắng cảnh ở Hà Nội, hỏi trẻ về những cảnh vật đó: Là cảnh gì? Ở đâu?

- Các chú thợ xây đã xây những danh lam thắng cảnh này bằng những dụng cụ nào?

Cô giới thiệu cho trẻ một số thước đo chuẩn: Thước dây, thước kẻ. Cho trẻ dùng thước đo chuẩn để đo chiều dài phòng học, chiều rộng của ra vào.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 61 - 71)