Phù hợp với đặc điểm nhận thức và mức độ phát triển khả

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 39 - 41)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.1.2. Phù hợp với đặc điểm nhận thức và mức độ phát triển khả

của trẻ 5 - 6 tuổi

Khi xây dựng một số biện pháp hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ 5 - 6 tuổi, cần phải quan tâm tới những quy luật nhận thức và mức độ phát triển khả năng đo lường của trẻ để đưa ra các biện pháp một cách phù hợp nhằm đem giúp cho việc hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ đạt hiệu quả tốt nhất. Đó là những quy luật sau:

Như chúng ta đều biết, trẻ mẫu giáo nhận thức thế giới xung quanh bằng con đường nhận thức cảm tính. Nhờ cảm giác, tri giác phát triển mà trẻ có những vốn biểu tượng toán học phong phú. Vì vậy, các biện pháp hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ cần hướng tới việc huy động toàn bộ các giác quan của trẻ vào quá trình hoạt động nhằm giúp trẻ nắm kiến thức, kỹ năng đo lường một cách hiệu quả nhất.

Đặc điểm nhận thức nổi bật của trẻ 5 - 6 tuổi chính là sự xuất hiện kiểu tư duy trực quan hình tượng mới, còn gọi là tư duy trực quan - sơ dồ và những yếu tố của kiểu tư duy logic nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức đang phát triển mạnh mẽ. Tư duy trực quan - sơ đồ là tư duy hình tượng được thực hiện với những hành động định hướng bên trong với các hình ảnh đã được sơ đồ hoá - là những hình ảnh phản ánh những liên hệ, những mối quan hệ giữa các sự vật và các thuộc tính. Những hình ảnh sơ đồ hoá có tính chất cụ thể và đã có sự khái quát. Những hình ảnh này đã bị tước đi những chi tiết rườm rà, chỉ giữ lại những yếu tố giúp phản ánh khái

quát về những sự vật chứ không phải về từng sự vật riêng lẻ, điều đó được thể hiện ở việc trẻ hiểu dễ dàng, nhanh chóng các kiểu sơ đồ, sử dụng có kết quả những sơ đồ đó để tìm hiểu sự vật, bước đầu có khả năng sơ đồ hoá… Sự hình thành tư duy trực quan - sơ đồ có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động nhận thức của trẻ. Đây chính là cơ sở để trẻ có thể lĩnh hội kiến thức, kỹ năng đo lường và thực hiện các bài luyện tập với các thước đo, các đối tượng đo khác nhau.

Ở trẻ 5 - 6 tuổi, tuy đã xuất hiện sự chú ý và ghi nhớ có chủ đích, nhưng chú ý không chủ đích vẫn chiếm ưu thế, hứng thú của trẻ chưa bền vững, trẻ không tập trung trong khoảng thời gian dài… Do đó, người giáo viên trong quá trình hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ cần phải chú ý cho trẻ thường xuyên luyện tập những kiến thức, kỹ năng đo lường đã học, cũng như việc giáo viên phải tạo ra những tình huống, những trò chơi học tập hấp dẫn để có thể hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ một cách hiệu quả nhất.

Những công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học Liên Xô (cũ) cho thấy rằng: Khi cho trẻ tự đong nước đổ vào trong hai bình có kích thước và hình dáng giống nhau, sau đó đổ nước từ một trong hai bình đó sang một bình khác hẹp hơn và cao hơn. Trong trường hợp này, tuy trẻ nhìn thấy mức nước ở bình thứ ba cao hơn, nhưng tất cả đều nhận xét là nước trong bình mới vẫn bằng nước trong bình cũ. Điều đó chứng tỏ rằng, nếu được học theo các phương pháp, biện pháp hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ 5 - 6 tuổi thì trẻ có thể thực hiện được những thao tác tư duy lôgic đơn giản, và những kỹ năng đo đạc thông thường.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 39 - 41)