Đối tượng và thời gian thực nghiệm

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 57)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.1.3. Đối tượng và thời gian thực nghiệm

- Đối tượng thực nghiệm:

Chúng tôi chọn 2 lớp mẫu giáo 5 tuổi A1và 5 tuổi A2 tại trường mầm non Phong Châu, thị xã Phú Thọ để làm thực nghiệm kiểm chứng việc sử dụng các biện pháp hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ 5 - 6 tuổi. Trong đó cụ thể như sau:

+ Số trẻ nhóm thực nghiệm: 25 trẻ lớp 5 tuổi A1 + Số trẻ nhóm đối chứng: 25 trẻ lớp 5 tuổi A2

Nhìn chung trẻ ở 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng tương đối đồng đều. Với nhóm thực nghiệm thì các biện pháp hình thành kĩ năng đo lường cho trẻ được diễn ra hàng ngày, phong phú, đa dạng.

Trường mầm non Phong Châu có môi trường sư phạm tốt, sân chơi thoáng mát, đồ dùng, đồ chơi phong phú, đảm bảo khoa học. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ, giáo viên và quản lý nhà trường có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong công tác lâu năm, trình độ chuyên môn vững vàng.

- Thời gian thực nghiệm: từ ngày 06/02/2017 đến ngày 24/03/2017 3.1.4. Các tiêu chí và thang đánh giá

Tiêu chí và thang điểm đánh giá

* Tiêu chí đánh giá:

Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn, chúng tôi xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ hình thành kỹ năng đo lường của trẻ 5 - 6 tuổi qua tiêu chí sau:

- Ý thức được mục đích của việc đo lường.

- Nắm được biện pháp đo, biết sử dụng đồ dùng để thực hiện phép đo. - Biết khái quát kết quả đo.

- Tích cực luyện tập để hình thành kỹ năng đo lường.

- Biết vận dụng kỹ năng đo vào các hoàn cảnh khác nhau với các mức độ khác nhau.

* Cách đánh giá

Mức độ 1: Rất cao

- Trẻ nắm rõ mục đích của hoạt động đo lường

- Trẻ thực hành các thao tác đo một cách nhanh, chính xác, linh hoạt, sáng tạo. - Phản ánh bằng lời chính xác, mạch lạc kết quả đo lường.

- Tích cực và độc lập thực hiện các bài tập đo với kết quả cao.

- Tích cực vận dụng đúng và linh hoạt những kiến thức, kỹ năng đo lường vào các hoạt động khác của trẻ.

Mức độ 2: Cao

- Trẻ nắm tương đối rõ mục đích của hoạt động đo lường.

- Thực hiện các thao tác đo khá chính xác, nhanh nhưng chưa linh hoạt, sáng tạo. - Phản ánh bằng lời nói chính xác nhưng chưa thật mạch lạc kết quả đo.

- Tích cực, độc lập thực hiện các bài tập đo có kết quả.

- Biết vận dụng đúng kiến thức, kỹ năng đo lường vào các hoạt động của trẻ.

- Trẻ nắm nhưng chưa thật rõ ràng mục đích của hoạt động đo. - Thực hiện các thao tác đo lường tương đối đúng, nhưng còn chậm. - Phản ánh bằng lời kết quả đo còn chưa chính xác, mạch lạc.

- Chưa tích cực, độc lập thực hiện bài tập đo.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đo lường lúc đúng, lúc sai.

Mức độ 4: Yếu

- Trẻ chưa nắm được mục đích của hoạt động đo. - Thực hiện chưa đúng các thao tác đo.

- Chưa phản ánh được bằng lời kết quả đo. - Chưa tích cực thực hiện bài tập đo lường.

- Chưa biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đo lường vào các hoạt động của trẻ.

Để đánh giá mức độ hình thành kỹ năng đo lường của trẻ 5 - 6 tuổi, chúng tôi tổ chức cho trẻ thực hiện bài khảo sát gồm 4 bài tập nhỏ với các nội dung cụ thể như sau:

* Bài 1: Đo độ dài của các đối tượng.

Trẻ thực hiện thao tác đo các đối tượng khác nhau như sau: - Đo chiều dài của cái bàn bằng que tính.

- Đo chiều cao của giá đựng đồ chơi bằng đoạn dây. - Đo chiều rộng của cửa ra vào bằng gang tay. * Bài 2: Đo thể lỏng

Trẻ thực hiện thao tác đong nước với các dụng cụ: - Đong nước trong xô bằng bát.

- Đong nước trong bình bằng cốc. * Bài tập 3: Đong thể hột hạt

- Đong gạo đầy vào bình bằng muôi. - Đong hạt đỗ bằng chén.

* Bài 4: Vận dụng kỹ năng đo lường vào các tình huống do giáo viên đề ra - Chia một đoạn dây dài thành nhiều đoạn nhỏ để làm nơ.

- So sánh chiều dài và chiều rộng của lớp học.

- Làm thế nào để biết chiếc tủ có kê vừa vào một góc của phòng học?

- Làm thế nào để so sánh chiều dài của 2 sợi dây: sợi dây đang cuộn tròn và sợi dây để thẳng?

Mỗi bài tập được chúng tôi đánh giá theo 5 tiêu chí trên, mỗi tiêu chí trẻ thực hiện đúng được 1 điểm. Như vậy điểm tối đa của mỗi bài tập là 5 điểm.

Tổng điểm tối đa của 4 bài tập là 20 điểm, tối thiểu là 0 điểm. Dựa vào kết quả điểm của mỗi trẻ, chúng tôi tiến hành phân loại mức độ hình thành kỹ năng đo lường của trẻ 5 - 6 tuổi thành 4 mức độ như sau:

Mức độ 1:Rất cao 18 - 20 điểm Mức độ 2: Cao 14 - 17 điểm

Mức độ 3: Trung bình 10 - 13 điểm. Mức độ 4: Thấp dưới 10 điểm.

3.1.5. Điều kiện thực nghiệm

- Điều kiện tiến hành thực nghiệm

+ Về giáo viên: Các cô giáo chủ nhiệm ở 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm đều có trình độ và kinh nghiệm giảng dạy tương đương nhau

+ Về trẻ: Trẻ ở 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng đều tương đương nhau về khả năng, mức độ hình thành kỹ năng đo lường không có sự khác biệt.

+ Các điều kiện về cơ sở vật chất, chăm sóc – giáo dục trẻ ở hai nhóm thực nghiệm và đối chứng không có sự khác biệt

+ Ở nhóm thực nghiệm giáo viên tiến hành tổ chức sử dụng kỹ năng đo lường cho trẻ 5 - 6 tuổi trong các giờ học và hoạt đông khác trong ngày của trẻ theo các bước, cơ sở mà đề tài đã đề xuất. Nhóm đối chứng giáo viên tổ chức các hoạt động cho trẻ như bình thường hàng ngày trên lớp.

3.1.6. Quy trình tổ chức thực nghiệm

- Giai đoạn 1: Đánh giá sơ bộ tình hình ban đầu về mức độ nắm kỹ năng đo lường của trẻ bằng cách dự giờ, và làm các bài khảo sát đầu vào của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm trong điều kiện bình thường.

- Giai đoạn 2: Tiến hành các hoạt động hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ nhóm thực nghiệm theo kế hoạch và giáo án đã xây dựng, nhóm đối chứng dạy theo cách thức thông thường.

- Giai đoạn 3: Khảo sát đầu ra của cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. Lấy số liệu, xử lý số liệu và đánh giá kết quả thực nghiệm.

3.2. THIẾT KẾ GIÁO ÁN TIẾT HỌC THỰC NGHIỆM

Trong các giờ hoạt động học toán có chủ đích (làm quen với toán)

Chúng tôi tiến hành một số tiết thực nghiệm tích hợp nhằm hình thành cho trẻ nhóm thực nghiệm kỹ năng đo lường

Giáo án 1: Mục đích của phép đo

* Mục đích, yêu cầu:

- Kiến thức:

+ Trẻ nhận biết được mục đích của phép đo.

+ Trẻ có kỹ năng so sánh chiều dài của các đối tượng.

- Kỹ năng:

+ Phát triển kỹ năng quan sát, so sánh. + Phát triển ngôn ngữ: Trẻ nói đầy đủ câu.

- Thái độ:

+ Trẻ chú ý lắng nghe giảng, hứng thú luyện tập.

* Chuẩn bị

- Trẻ:

+ Cây bằng bìa cứng với các kích thước: + Cây màu xanh: 4cm 40cm.

+ Cây màu đỏ: 4cm 35cm. + Cây màu vàng: 4cm 30cm. + Hình chữ nhật: 4cm 5cm.

+ Thẻ số 7, 8, 9, 10

- Cô: Đồ dùng giống trẻ nhưng kích cỡ lớn hơn.

* Tiến hành

Hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của

trẻ 1. Ổn định tổ chức • Ôn so sánh chiều cao các đối tượng.

Hát bài hát “Em yêu cây xanh”. - Hôm qua là chủ nhật, cô đã đi thăm quan và đã được tặng một món quà rất thú vị, chúng mình có muốn xem không?

(Cô cho trẻ xem 3 cây bằng bìa) - Các con có nhận xét gì về chiều cao của 3 cây này?

- Vậy cây nào cao hơn cây nào? - Cây nào cao nhất?

- Cây nào cao hơn? - Cây nào thấp nhất?

- À đúng rồi! Trong 3 cây này thì cây màu xanh là cao nhất, cây màu đỏ cao hơn và cây màu vàng là thấp nhất đấy các con ạ!

- Trẻ hát cùng cô.

- Có ạ

Bây giờ chúng mình có muốn đo chiều cao của cây này không?

- Có ạ!

2. Biểu diễn

chiềucao của

cây qua

các cạnh của hình

chữ nhật.

- Chúng mình thử đoán xem chiều cao của mỗi cây bằng bao nhiêu hình chữ nhật này nào?

(Cô xếp các hình chữ nhật lên bên cạnh cây màu đỏ. Vừa xếp cô vừa nói) Đặt chiều dài của hình chữ nhật theo chiều cao của cây, đo từ dưới lên trên, gốc cây trùng sát với một đầu của hình chữ nhật, sau đó lấy tiếp hình chữ nhật khác đặt kế tiếp lên nhau cho đến hết chiều cao của cây.

- Chúng mình thử đoán xem cây màu đỏ có chiều cao bằng mấy hình chữ nhật?

- Bây giờ các con hãy đặt thẻ số tương ứng với số hình chữ nhật nào!

- Chúng mình có muốn được thử đo không?

Các con hãy lấy những cây trong rổ của con ra nào. Các con lấy hình chữ nhật và xếp xem nếu xếp hết chiều cao của cây màu đỏ thì sẽ phải dùng mấy hình chữ nhật?

- Chiều cao của cây màu đỏ bằng

- Trẻ đoán. - Trẻ quan sát cô làm mẫu. - Trẻ đếm và trả lời. - Trẻ đặt thẻ số. - Trẻ trả lời và làm theo cô hướng dẫn -Trẻ trả lời.

mấy hình chữ nhật?

- Các con hãy chọn thẻ số và đặt vào cây màu đỏ nhé!

Xếp tương tự với cây màu xanh và cây màu vàng

(Cô đi quan sát trẻ, giúp đỡ những trẻ chưa xếp đúng. Sau đó hỏi trẻ) - Chiều cao của cây màu xanh bằng mấy hình chữ nhật?

- Chiều cao của cây màu vàng bằng mấy hình chữ nhật?

Các con hãy đặt thẻ số và cất hết hình chữ nhật đi nào!

- Bây giờ ai có thể cho cô biết: Cây màu xanh có chiều cao bằng mấy hình chữ nhật?

- Cây nào được xếp bằng nhiều hình chữ nhật nhất?

- Cây nào cao nhất?

- Cây nào thấp nhất?

- Vì sao con biết? * Cô kết luận.

- Đặt thẻ số và cất hình chữ nhật

- Bằng 8 lần ạ! - Cây màu xanh ạ!

- Cây màu xanh ạ! - Cây màu vàng ạ! - Trẻ trả lời. 3. Trò chơi củng cố

Trò chơi 1:” Giơ nhanh chọn đúng” - Cô giơ cây màu gì, trẻ nói được cây đó xếp bằng mấy hình chữ nhật.

- Trẻ chơi theo hướng dẫn của cô.

- Cô nói số lượng hình chữ nhật, trẻ giơ và nói tên cây đó.

Trò chơi 2: “Ai bật xa hơn”

Chia 2 trẻ một lần chơi, thi đua xem ai bật xa hơn. Sau mỗi lần thẻ bật xa, cô cho cả lớp đếm số ô xốp trẻ nhảy được, cho trẻ cầm thẻ số.

Khi trẻ bật hết lượt, cô cho trẻ so sánh kết quả và tìm ra bạn bật xa nhất. Cô khen ngợi, động viên trẻ.

- Trẻ lắng nghe.

4. Kết thúc Nhật xét và kết thúc giờ học. -Trẻ lắng nghe .

Giáo án 2: Thao tác đo độ dài của đối tượng

* Mục đích, yêu cầu:

- Kiến thức:

+ Trẻ hiểu được mục đích của phép đo. + Trẻ có biểu tượng về số lượng.

- Kỹ năng:

+ Trẻ được rèn kỹ năng đếm, thao tác đo.

+ Rèn luyện cho trẻ kỹ năng khái quát để khái quát kết quả đo.

- Thái độ:

+ Trẻ chú ý đến hướng dẫn của cô.

+ Thích thú được đo các đối tượng, ham hiểu biết.

* Chuẩn bị: - Đồ dùng của cô:

+ Hai sợi dây dài, ngắn khác nhau. + Băng giấy dài 5cm 60cm.

+ Thước đo bằng bìa cứng có độ dài 15cm + Thẻ số, phấn bảng

- Đồ dùng của trẻ:

+ Băng giấy trắng có chiều dài 5cm 40cm.

+ Thước đo độ dài là bằng bìa cứng có độ dài 10cm. + Thẻ số, bút chì.

* Tiến hành

Hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1.Ổn định tổ chức

* Ôn luyện mục đích của phép đo

- Chơi trò chơi” Tập tầm vông”

(Trong tay cô cầm 2 sợi dây dài và ngắn khác nhau)

Sau khi trẻ đã đoán, cô cho trẻ xem 2 sợi dây và hỏi trẻ.

- Các con thấy 2 sợi dây của cô như thế nào với nhau?

- Vì sao con biết?

- Vậy thì làm thế nào để biết được sợi dây nào dài hơn, sợi dây nào ngắn hơn?

- À đúng rồi, chúng mình phải đo đấy! Vậy chúng mình thấy mọi người xung quanh thường đo khi nào?

- Đo có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc sống của con người đấy các con ạ! Mọi người thường đo vải khi mua vải, đo để xây nhà, hay đo khi may quần áo. Đo giúp cho con người có thể xác định được chiều dài, chiều rộng, chiều

Trẻ chơi cùng cô

Trẻ trả lời.

Trẻ trả lời.

Trẻ lắng nghe. Trẻ trả lời

cao của các vật. Và khi lên lớp 1, các con cũng sẽ được học đo đấy! Vì vậy, để học đo tốt ở lớp 1 thì chúng mình phải học phép đo thật giỏi ngay từ bây giờ nhé! Vậy chúng mình có muốn học cách đo không?

Vậy thì bây giờ cô mời các con về chỗ ngồi, cô sẽ hướng dẫn chúng mình các đo nhé! Có ạ Vâng ạ! 2. Dạy trẻ biện pháp đo độ dài đối tượng * Cô làm mẫu vàhướng dẫn bằnglời

(Cô dán băng giấy lên bảng và hỏi trẻ) - Đây là chiều gì?

- Đây là chiều dài của băng giấy đấy ! Và khi đo chiều dài, chúng mình nhớ phải đo từ trái sang phải nhé !

- Còn đây là thước đo mà chúng mình sẽ dùng để đo nhé !

- Chúng mình cùng chú ý nhé ! Tay trái cô cầm thước, tay phải cô cầm phấn. Cô sẽ đo chiều dài của băng giấy từ trái sang phải. Đặt thước đo để chiều dài sát với một mép chiều dài băng giấy. Cô sẽ dùng phấn đánh dấu đầu bên phải của thước đo. Và sau đó cô nhấc thước đo ra, đặc tiếp thước đo theo chiều dài của băng giấy sao cho 1 đầu của thước đo trùng với vạch đánh dấu đã có. Cô đánh dấu tiếp đầu bên kia của thước đo. Cô tiếp tục đo cho đến hết băng giấy. - Bây giờ chúng mình thử đếm xem trên băng giấy của cô có bao nhiêu đoạn thẳng? Vậy

Chiều dài ạ ! Trẻ quan sát và chú ý lắng nghe cô hướng dẫn Trẻ đếm và trả lời cô

+ Đo lần 1

+ Đo lần 2

chiều dài băng giấy bằng mấy lần thước đo? Và chúng mình sẽ đặt thẻ số mấy?

- Yêu cầu trẻ lấy thước đo, băng giấy và bút chì ra. Cô cho trẻ bắt đầu đo. Cô đi quanh lớp quan sát và hướng dẫn những trẻ chưa làm được. - Khi trẻ đo xong, cho trẻ đếm xem băng giấy trắng dài bằng mấy đoạn thẳng?

- Cho trẻ đặt thẻ số.

- Yêu cầu trẻ nói kết quả: Con vừa đo cái gì? Đo bằng cái gì? Kết quả như thế nào?

Lật mặt sau của băng giấy và yêu cầu trẻ đo 1 lần nữa, vừa đo vừa đếm.

Khi trẻ đo xong, yêu cầu trẻ nói kết quả vừa đo được: Băng giấy trắng có chiều dài bằng mấy lần thước đo? Trẻ thực hiện Trẻ đếm số đoạn thẳng, trả lời cô. Trẻ nói kết quả. Trẻ thực hành đo lần thứ 2 và nói kết quả. 3.Trò chơi củng cố

Trò chơi: Ai đo giỏi hơn

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 57)