Nguyên tắc của đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo của trường cao đẳng công nghệ và nông lâm phú thọ (Trang 42)

7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.3. Mục tiêu, nguyên tắc đào tạo nghề

1.3.2. Nguyên tắc của đào tạo nghề

Để hoàn thành sứ mệnh đào tạo cho đất nƣớc nguồn nhân lực chất lƣợng cao phục vụ cho yêu cầu phát triển KT-XH, cần phải thực hiện tốt những nguyên tắc:

Một là phải xây dựng quy chế quản lý đào phải tuân thủ theo các Danh mục nghề đào tạo đƣợc Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội ban hành và dựa trên chức năng nhiệm vụ của nhà trƣờng.

Hai là xây dựng chƣơng trình dạy nghề phải sát với yêu cầu của thị trƣờng lao động, đáp ứng đƣợc sự thay đổi của tiến bộ khoa học kỹ thuật và

công nghệ mới đƣợc ứng dụng sử dụng lao động của các doanh nghiệp; chƣơng trình dạy nghề phải đƣợc xây dựng theo một phƣơng pháp khoa học đồng thời phải đƣợc thƣờng xuyên cập nhật, bổ sung sửa đổi mới của nhà nƣớc và phát triển của xã hội.

Ba là đội ngũ giảng viên, giáo viên phải có phẩm chất, đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn vững vàng, giỏi lý thuyết, kỹ năng nghề thành thạo và kinh nghiệm thực tế phù hợp với ngành nghề mình giảng dạy, châp hành tốt nội quy, chế quản lý đào tạo.

Bốn là trang thiết bị, cơ sở vật chất phải đƣợc xây dựng, đầu tƣ đáp ứng nhu cầu đào tạo. Trang thiết bị cơ sở vật chất là yếu tố quyết định đến chất lƣợng đào tạo nghề và là yếu tố quyết định đến kỹ năng của học sinh sau khi tốt nghiệp ra trƣờng.

Năm là Lập kế hoạch bồi dƣỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên, giáo viên, cử giáo viên tham gia các lớp học tập kinh nghiệm, học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới đào tạo nghề

Muốn nâng cao chất lƣợng tay nghề cho công nhân cần phải có hệ thống các giải pháp đồng bộ làm sao để công tác đào tạo nghề có hiệu quả hơn nữa. Vì vậy chúng ta phải nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng tới công tác này để có những biện pháp tốt nhất đáp ứng yêu cầu đặt ra:

* Các yếu tố bên trong

Ngay trong bản thân quá trình đào tạo nghề đã chứa đựng rất nhiều yếu tố. Những yếu tố này có mối quan hệ khăng khít, bền chặt với nhau, những yếu tố này tác động qua lại với nhau, bổ sung cho nhau, cũng có lúc mâu thuẫn nhau.

- Chương trình dạy nghề

Đối với dạy nghề, chƣơng trình dạy nghề là một trong những yếu tố cơ bản quyết định đến chất lƣợng đào tạo nghề. Để chất lƣợng đào tạo nghề đáp

ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng lao động thì chƣơng trình dạy nghề phải đƣợc xây dựng sát với yêu cầu của thị trƣờng lao động, đáp ứng đƣợc sự thay đổi của khoa học kỹ thuật và công nghệ mới đƣợc ứng dụng trong sản xuất kinh doanh; chƣơng trình dạy nghề phải đƣợc xây dựng theo một phƣơng pháp khoa học đồng thời phải đƣợc thƣờng xuyên cập nhật, bổ sung sửa đổi.

Chương trình giáo dục nghề nghiệp thể hiện mục tiêu giáo dục nghề nghiệp; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục nghề nghiệp, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với m i môn học, ngành, nghề, trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp; đảm bảo yêu c u liên thông với các chương trình giáo dục khác”[43].

Sản phẩm chính của chƣơng trình dạy nghề là chƣơng trình khung quy định về cơ cấu nội dung, số lƣợng, thời lƣợng các mô đun, môn học, tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành, đảm bảo mục tiêu cho từng ngành nghề đào tạo.

Hệ thống lý thuyết bao giờ cũng đƣợc tập trung trong các tập bài giảng của giáo viên dạy nghề mà những bài giảng này có đƣợc là nhờ giáo viên dạy nghề đọc qua sách vở, tài liệu tham khảo hay có kinh nghiệm từ thực tiễn sản xuất. Một hệ thống lý thuyết tốt sẽ giúp cho học sinh học nghề hình dung ra đƣợc công việc mà họ phải làm trong tƣơng lai, giúp họ tiếp cận đƣợc thực tế một cách rõ ràng và nhanh chóng nhất.

Tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành phải cân đối, nếu lý thuyết quá nhiều mà không có thực hành hay thực hành quá nhiều mà không có lý thuyết thì học sinh khi ra trƣờng sẽ không đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng lao động. Hoặc quá sáo rỗng, kiến thức quá nhiều mà kỹ năng không có hay có kỹ năng nhƣng thiếu kiên thức để phát triển và rèn luyện năng lực…

Cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật đƣợc nhắc đến ở đây là hệ thống trƣờng lớp, những trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy nghề. Có một hệ thống trƣờng lớp tốt sẽ giúp quá trình truyền thụ và tiếp thu những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp hiệu quả hơn, giúp công tác đào tạo nghề có kết quả tốt hơn. Nói đến cơ sở vật chất, kỹ thuật chúng ta không thể không nhắc đến những trang thiết bị, dụng cụ máy móc phục vụ quá trình dạy và học lý thuyết: đó là bàn ghế, hệ thống chiếu sáng, giáo trình, tài liệu tham khảo…và máy móc, nguyên vât liệu, nhà xƣởng cho thực hành…Học sinh học nghề may,hàn, điện sẽ không thể học tốt nếu không biết tới máy may,thiết bị hàn điện, không đƣợc sử dụng máy trong quá trình học tập. Đặc biệt là, trong điều kiện ngày nay, để quá trình đào tạo nghề đƣợc tốt thì những trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình thực hành phải là những máy móc tốt nhất và hiện đại nhất hay ít nhất cũng phải phù hợp với quá trình sản xuất để học viên sau khi kết thúc khóa học mới không bị bỡ ngỡ khi tiến hành thực tế.

Cơ sở vật chất là cầu nối giữa khoa học giáo dục và thực tiễn sản xuất, là yếu tố căn bản tạo nên môi trƣờng tiếp cận dẫn đến sản xuất, giúp học sinh có cái nhìn trực quan hơn về nghề mà mình theo học. Trang thiết bị dạy học là một trong các yếu tố quyết định hình thành kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của học sinh, quyết định tính chất công nghệ sản xuất, gia công chế tạo sản phẩm, chất lƣợng bài thực hành của học sinh học nghề.

Một cơ sở vật chất và kỹ thuật tốt sẽ cho ra một kết quả đào tạo rất khả quan, sản phẩm của quá trình đó là những ngƣời lao động có trình độ chuyên môn, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của công việc. Nếu cơ sở vật chất không đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra thì quá trình học lý thuyết, thực hành có những hụt hẫng, việc học với các cơ sở dạy nghề và ra ngoài thực tế làm việc có những khoảng cách lớn, từ đó giảm hiệu quả của công tác đào tạo, gây lãng phí cho quá trình đào tạo.

- Đội ngũ giáo viên

Giáo viên dạy nghề là những ngƣời dạy lý thuyết, dạy thực hành hoặc vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành trong các cơ sở dạy nghề. Nhờ có giáo viên dạy nghề mà học viên hiểu đƣợc cơ sở lý luận, cơ sở khoa học của nghề, nắm đƣợc trình tự thực hiện công việc.

Giáo viên dạy nghề nếu có trình độ tốt, tâm huyết với nghề sẽ tạo ra một lớp ngƣời lao động có chất lƣợng lao động và yêu nghề, từ đó nâng cao năng suất lao động cá nhân và của toàn xã hội. Ngƣợc lại, giáo viên dạy nghề không đủ trình độ hoặc tâm huyết với nghề thì học sinh học nghề tiếp thu chƣơng trình dạy nghề không có hiệu quả, dẫn đến việc áp dụng lý thuyết đã học vào thực hành là kém và đi vào sản xuất thực tế không đáp ứng đƣợc yêu cầu của công việc, gây lãng phí nguyên vật liệu, thời gian, tiền bạc.

Vì thế mà giáo viên dạy nghề phải đƣợc bồi dƣỡng và rèn luyện thƣờng xuyên trên cơ sở cấu trúc nhân cách: là một nhà sƣ phạm, một nhà chuyên môn kỹ thuật, nhà nghiên cứu ứng dụng khoa học, nhà quản lý và hoạt động xã hội vì vậy, giáo viên nghề là yếu tố quyết định đến chất lƣợng đào tạo nghề.

Tỷ lệ học sinh/giáo viên cũng có ảnh hƣởng không nhỏ tới chất lƣợng dạy nghề. Nếu tỷ lệ này cao hay thấp đều có ảnh hƣởng tiêu cực tới chất lƣợng dạy nghề. “Theo thông tƣ số 29/2010/TT- BLĐTBXH ngày 23/9/2010 về hƣớng dẫn định mức biên chế của cơ sở dạy nghề, tại Điều 3, Khoản 2 có quy định Biên chế giáo viên của trung tâm đƣợc xác định theo tỷ lệ 01 giáo viên trên 20 học sinh quy đổi”.

- Lực lượng học sinh tham gia học nghề

Giáo viên dạy nghề là yếu tố quan trọng quyết định tới chất lƣợng đào tạo nghề thì học sinh học nghề là nhân tố rất quan trọng quyết định tới sự ra đời, tồn tại và phát triển của một cơ sở dạy nghề nào đó.

Khi có số lƣợng học sinh học nghề phù hợp với quy mô của cơ sở dạy nghề thì chất lƣợng đào tạo nghề đƣợc nâng lên rõ rệt, ngƣợc lại nếu quy mô học sinh này quá nhỏ hay quá lớn so với những yếu tố trên thì đều làm cho hiệu quả quá trình dạy nghề không tối ƣu.

Chất lƣợng đầu vào của học sinh nghề chính là chất lƣợng của đầu ra của giáo dục phổ thông. Giáo dục phổ thông là đào tạo ra những học sinh có kiến thức, có đạo đức sẽ là tiền đề cho việc nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề.

* Các yếu tố bên ngoài

Đào tạo nghề là công tác hết sức quan trọng, nó chịu ảnh hƣởng và tác động của nhiều yếu tố nội tại bên trong, các yếu tố này thƣờng xuyên vận động, ảnh hƣởng đến nhau và làm thay đổi diện mạo công tác đào tạo nghề. Nhƣng diện mạo mới này không phải chỉ do những yếu tố bên trong nó tạo ra mà nó còn chịu ảnh hƣởng của những nhân tố khác bên ngoài quá trình, làm đổi mới quá trình đào tạo theo xu hƣớng phát triển chung của đất nƣớc.

- Nhận thức của người dân

Thực tế thời gian gần đây, Ta thất, tâm lý chung của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT muốn thi tuyển vào các trƣờng Đại học và đó cũng là mong muốn của các bậc cha mẹ. Từ nguyện vọng đó mà hàng năm, số lƣợng học sinh vào các trƣờng đại học ngày một gia tăng. Ngƣợc lại, số lƣợng học sinh vào trƣờng nghề ngày càng ít và phần lớn các học sinh vào học trƣờng nghề đều do hoàn cảnh khó khăn, học lực thấp, đã vậy, khi vào trƣờng nghề thì tâm lý vẫn không hứng khởi. Tình trạng đó dẫn đến việc truyền đạt kiến thức cho học sinh gặp rất nhiều khó khăn.

Công tác định hƣớng nghề nghiệp của trƣờng phổ thông không đƣợc chú trọng khiến cho học sinh sau khi tốt nghiệp đăng ký nguyện vọng học theo sở thích, nguyện vọng của gia đình, bản thân mà không có hiểu biết về định hƣớng nghề. Điều này cũng đã làm cản trở sự phát triển của cơ sở dạy nghề.

Tuy nhiên, do những yêu cầu chung của sự phát triển mà cho đến nay nhận thức của ngƣời dân cũng đã có những biến chuyển tích cực. Lƣợng học sinh tham gia vào học ở cơ sở dạy nghề ngày một nhiều. Các học sinh phổ thông nên tìm hiểu sâu thêm về hệ thống nghề nghiệp và có những lựa chọn tích cực cho nghề nghiệp trong tƣơng lai; bậc phụ huynh ngày càng ủng hộ cho con em mình tham gia vào các trƣờng học nghề; toàn xã hội ra sức đầu tƣ, tuyên truyền và ủng hộ cho sự nghiệp phát triển hệ thống cơ sở dạy nghề.

- Tình hình phát triển kinh tế- x hội

Sự phát triển trong công tác dạy nghề gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội. Trong những năm 80 của thế kỷ XX khi nền kinh tế nƣớc ta đang trong thời kỳ khủng hoảng nhu cầu về công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ cũng giảm, điều này kéo theo hệ thống các trƣờng dạy nghề cũng suy giảm. Đến năm 1996 khi nền kinh tế nƣớc ta thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng thì nhu cầu về công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ tăng lên cả về số lƣợng và chất lƣợng đòi hỏi công tác dạy nghề phải phát triển theo.

Sự chuyển đổi và dịch chuyển cơ cấu kinh tế từ ngành nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ cũng kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu về lao động. Điều này đòi hỏi phải đào tạo nghề cho ngƣời lao động đang hoạt động trong lĩnh vực nông- lâm- ngƣ nghiệp chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Dạy nghề là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân, vì vậy nó cũng là một trong những khoản chi thƣờng xuyên của Ngân sách Nhà nƣớc. Kinh tế đất nƣớc phát triển thì lƣợng vốn đầu tƣ cho công tác này gia tăng. Doanh nghiệp muốn phát triển hay khi đổi mới công nghệ sản xuất, máy móc hiện đại đều cần những ngƣời lao động có chuyên môn, vì thế nhiều doanh nghiệp cũng bỏ tiền ra để đào tạo nghề cho ngƣời lao động, muốn vậy thì doanh nghiệp phải có tiềm lực kinh tế nhất định.

Nói chung, Ở cấp độ vĩ mô hay vi mô, đào tạo nghề muốn tồn tại, phát triển đƣợc đều cần có cơ sở kinh tế vững chắc. Kinh tế ngày càng phát triển thì đào tạo nghề ngày càng đƣợc mở rộng cả về quy mô đào tạo và chất lƣợng đào tạo và ngƣợc lại.

- Nhu c u của x hội về lao động qua đào tạo nghề

Nhu cầu của xã hội về lao động đã qua đào tạo là cảm giác thiếu hụt cái gì đó mà ngƣời ta cảm nhận đƣợc. Nói cách khác nhu cầu chính là những đòi hỏi, mong muốn của con ngƣời xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhằm để đạt đƣợc những mục đích nào đó nhƣ nhu cầu tâm sinh lý, nhu cầu xã hội…

Xã hội ở đây đƣợc hiểu là tổng thể các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp, các làng nghề truyền thống…mà ở đó có sử dụng lao động qua đào tạo nghề.

Vậy nhu cầu của xã hội về lao động đã qua đào tạo nghề có thể hiểu là tổng thể những nhu cầu của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các làng nghề… về ngƣời lao động đã qua đào tạo nghề.

- Đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển dạy nghề

Những cơ chế chính sách của Nhà nƣớc về khía cạnh đào tạo nghề càng nhiều càng chứng tỏ đào tạo nghề đang đƣợc quan tâm. Vào thập kỷ 80, Chính phủ ra nghị quyết 104/CP: “ Những xí nghiệp có khoảng 2000 công nhân, thợ mỏ trở lên phải thành lập trƣờng dạy nghề…” , chính vì vậy, mà trong thời gian đó gặp nhiều khó khăn nhƣng công tác đào tạo nghề vẫn đƣợc duy trì thƣờng xuyên và có hiệu quả. Đến giai đoạn 1995- 1998, nền kinh tế có những bƣớc phát triển vƣợt bậc nhƣng hệ thống đào tạo nghề của cả nƣớc lại giảm dần: năm 1997 cả nƣớc có 360 trƣờng thì tới đầu năm 1999 chỉ có 138 trƣờng, quy mô đào tạo nghề cũng giảm, năm 1997 có 250,000 học sinh thì đến năm 1998 chỉ còn đào tạo 96,000 học sinh; trang bị dạy học cho các

cơ sở dạy nghề vừa thiếu, vừa lạc hậu. Cho đến nay, bộ mặt của ngành đào tạo nghề cũng có nhiều phát triển đáng kể bởi lẽ Nhà nƣớc và toàn xã hội ngày càng quan tâm đến quá trình phát triển của hệ thống cơ sở dạy nghề, quan tâm tới kết quả của công tác dạy nghề.

- Tiến bộ của khoa học kỹ thuật: Khoa học kỹ thuật tác động đến nhiều mặt của công tác đào tạo nghề:

Một là, khoa học kỹ thuật đã làm thay đổi tính chất và nội dung lao động nghề nghiệp của ngƣời lao động. Nội dung lao động đƣợc hiểu ở mặt số lƣợng, chất lƣợng của các thao tác lao động đặc trƣng bởi công cụ lao động,

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo của trường cao đẳng công nghệ và nông lâm phú thọ (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)