Quan điểm phát triển đào tạo nghề phục vụ cho phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo của trường cao đẳng công nghệ và nông lâm phú thọ (Trang 105 - 110)

7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

3.1. Quan điểm phát triển đào tạo nghề phục vụ cho phát triển kinh tế xã hộ

kinh tế - xã hội

Đảng, Nhà nƣớc ta luôn quan tâm đặc biệt đến đào tạo nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển KT-XH của đất nƣớc, với nhiều chiến lƣợc quan trọng:

Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng lần thứ 2 khóa VIII đã khẳng định: “Muốn tiến hành CNH, HĐH thắng lợi phải phát triền mạnh giáo dục đào tạo, phát huy nguồn lực con ngƣời, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Mục tiêu của chiến lƣợc phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2001-2010 cũng nhấn mạnh: “Ƣu tiên nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học, công nghệ trình độ cao trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế...”, trong đó mục tiêu đối với dạy nghề xác định là: “Đặc biệt nâng cao chất lƣợng dạy nghề gắn với nâng cao ý thức, kỷ luật lao động và tác phong lao động hiện đại. Gắn đào tạo với sử dụng, tạo việc làm trong quá trình dịch chuyển cơ cấu lao động, đáp ứng nhu cầu lao động của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực nông thôn, các ngành kinh tế mũi nhọn và xuất khẩu lao động, chú trọng đào tạo công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên, nhân viên có nghiệp vụ, có trình độ cao”.

Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI, lần thứ 8 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hƣớng coi trọng phát

triển phẩm chất, năng lực của ngƣời học. Trên cơ sở mục tiêu đổi mới giáo dục và đào tạo, cần xác định rõ và công khai mục tiêu, chuẩn đầu ra của từng bậc học, môn học, chƣơng trình, ngành và chuyên ngành đào tạo. Coi đó là cam kết bảo đảm chất lƣợng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục và đào tạo; là căn cứ giám sát, đánh giá chất lƣợng giáo dục, đào tạo. Đổi mới chƣơng trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất ngƣời học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy ngƣời, dạy chữ và dạy nghề …” [15].

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lƣợng theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”…” “Đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu phát triển của xã hộị, có cơ chế, chính sách thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ sở đào tạo. Xây dựng và thực hiện các chƣơng trình, đề án đào tạo nhân lực cho các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, đồng thời chú trọng đào tạo nghề cho nông dân, đặc biệt đối với ngƣời bị thu hồi đất, mở rộng quy mô đào tạo để nâng cao năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực nƣớc ta trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” [18].

“Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13 đã chỉ rõ”: “Mục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tƣơng ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trƣờng làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lƣợng lao động; tạo điều kiện cho ngƣời học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn” và “Đào tạo trình độ cao đẳng để ngƣời học có năng lực thực hiện đƣợc các công việc của trình độ trung cấp và giải quyết đƣợc các công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng sáng

tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hƣớng dẫn và giám sát đƣợc ngƣời khác trong nhóm thực hiện công việc” [43].

Ngày 29 tháng 5 năm 2012, Thủ tƣớng phê duyệt chiến lƣợc phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020, với quan điểm: “ Phát triển dạy nghề là sự nghiệp và trách nhiệm của toàn xã hội; là một nội dung quan trọng của chiến lƣợc, quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; đòi hỏi phải có sự tham gia của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phƣơng, các cơ sở dạy nghề, cơ sở sử dụng lao động và ngƣời lao động để thực hiện đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trƣờng lao động.

Thực hiện đổi mới cơ bản, mạnh mẽ quản lý nhà nƣớc về dạy nghề, nhằm tạo động lực phát triển dạy nghề theo hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.

Nâng cao chất lƣợng và phát triển quy mô dạy nghề là một quá trình, vừa phổ cập nghề cho ngƣời lao động, đồng thời phải đáp ứng nhu cầu của các ngành, nghề sử dụng nhân lực có tay nghề cao trong nƣớc và xuất khẩu lao động.

Tăng cƣờng và mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển dạy nghề, tập trung xây dựng các trƣờng nghề chất lƣợng cao, trong đó ƣu tiên các trƣờng đạt đẳng cấp quốc tế; các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế” [47].

Với mục tiêu: “Đến năm 2020, dạy nghề đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng lao động cả về số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; chất lƣợng đào tạo của một số nghề đạt trình độ các nƣớc phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới; hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; phổ cập nghề cho ngƣời lao động, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội” [47].

Mục tiêu đào tạo nghề nông thôn: “Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; trong đó, tập trung đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn đủ trình độ, năng lực vào làm việc ở các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ, làng nghề, các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, dự án đầu tƣ lớn và đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng để chuyển đổi nghề; đào tạo nghề nông nghiệp cho một bộ phận lao động nông thôn để thực hành sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại; góp phần nâng cao chất lƣợng lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, thực hiện hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững” [7].

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa, lĩnh vực đào tạo nghề ở nƣớc ta cũng đã có những chuyển biến sâu sắc, mang tính bƣớc ngoặt. Đó là việc chuyển từ đào tạo nghề theo lối tiếp cận truyền thống (tiếp cận nội dung) sang đào tạo nghề đáp theo lối tiếp cận thị trƣờng lao động (tiếp cận đầu ra).

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành hƣớng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo trình độ đại học, cao đẳng. Qua đó, khái niệm chuẩn đầu ra ngành đào tạo nêu rõ: “Chuẩn đầu ra là quy định về nội dung kiến thức chuyên môn; kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức công nghệ và giải quyết vấn đề; công việc mà ngƣời học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp và các yêu cầu đặc thù khác với từng trình độ, ngành đào tạo” [5].

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành hƣớng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra của ngành đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp, theo đó nêu rõ khái niệm: “Chuẩn đầu ra là sự khẳng định học sinh (HS) làm đƣợc những gì và kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi mà HS phải đạt đƣợc khi tốt nghiệp ở một ngành đào tạo hoặc ở một chƣơng trình đào tạo” [6].

Nhà nƣớc ƣu tiên đầu tƣ cho các trƣờng, các nghề trọng điểm, chất lƣợng cao; các trƣờng đƣợc tự chủ cao và chủ động gắn kết với doanh nghiệp trong đào tạo. Công tác kiểm định chất lƣợng và chuẩn hóa đƣợc xác định triển khai kịp thời và đồng bộ, bám sát các chuẩn quốc tế để góp phần nhanh chóng nâng cao chất lƣợng đào tạo, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Doanh nghiệp và nhà đầu tƣ tƣ nhân đƣợc khuyến khích tham gia đào tạo nghề chất lƣợng cao để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và cung ứng nhân lực chất lƣợng cao cho thị trƣờng lao động trong và ngoài nƣớc. Từ quan điểm trên, xác định các định hƣớng cơ bản đối với đào tạo nghề trong thời gian tới là:

Một là, đổi mới đào tạo nghề cần chú trọng cả cơ cấu, quy mô và chất lƣợng đào tạo; tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở đào tạo nghề; kế thừa và phát huy những thành tựu đã đạt đƣợc, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế phù hợp với điều kiện KT-XH của Việt Nam; chuẩn hóa đào tạo nghề theo hƣớng hội nhập quốc tế; tạo sự đột phá về chất lƣợng nhân lực nghề.

Hai là, phát triển hệ thống đào tạo nghề theo hƣớng mở, linh hoạt, đa dạng, với nhiều phƣơng thức và trình độ đào tạo để đáp ứng nhu cầu của cả ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động; chú trọng kỹ năng nghề suốt đời nhằm nâng cao năng suất lao động; gắn kết chặt chẽ đào tạo nghề với nhu cầu của thị trƣờng lao động, lấy sự chấp nhận của thị trƣờng lao động là thƣớc đo hiệu quả đào tạo.

Ba là, đa dạng hóa các nguồn lực đầu tƣ cho đào tạo nghề, trong đó Nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo. Nhà nƣớc ƣu tiên tập trung đầu tƣ đồng bộ để hình thành các trƣờng chất lƣợng cao; các ngành, nghề trọng điểm quốc gia, các ngành, nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực, quốc tế; chú trọng phát triển kỹ năng nghề cho các đối tƣợng và ngành, nghề đặc thù.

Bốn là, đổi mới đào tạo nghề, tạo cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập và năng suất của nhân lực nghề là nhiệm vụ các cấp, các ngành và của cả hệ

thống chính trị và cần sự chung tay gánh vác trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp, các cơ quan báo chí, truyền thông, phụ huynh, học sinh và ngƣời lao động.

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo của trường cao đẳng công nghệ và nông lâm phú thọ (Trang 105 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)