Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo của trường cao đẳng công nghệ và nông lâm phú thọ (Trang 118 - 121)

7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

3.3. Giải pháp nâng cao chất lƣợng quản lý đào tạo Trƣờng Cao đẳng công

3.3.2. Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề

xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp, xây dựng xã hội học tập; đẩy mạnh hình thức vừa làm, vừa học của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp” [8].

Tiếp tục hoàn thiện thể chế cho đào tạo nghề phát triển. Trong đó, tập trung hoàn thiện đồng bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo nghề và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; ban hành cơ chế tự chủ đối với các cơ sở đào tạo nghề công lập, bảo đảm trách nhiệm giải trình của các cơ sở đào tạo nghề và tăng cƣờng vai trò giám sát của xã hội đối với các cơ sở đào tạo nghề và chất lƣợng đào tạo nghề; đổi mới cơ cấu, phƣơng thức cấp kinh phí và đầu tƣ ngân sách nhà nƣớc cho đào tạo nghề nói chung, đào tạo nghề chất lƣợng cao nói riêng; xây dựng chiến lƣợc quốc gia về đào tạo nghề chất lƣợng cao giai đoạn 2021 - 2030.

Hoàn thiện thể chế QLNN về GDNN. Tập trung xây dựng khung pháp lý, chính sách, cơ chế QLNN về GDNN, tạo môi trƣờng pháp lý đầy đủ cho đổi mới căn bản và toàn diện GDNN theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, chỉ rõ: “ Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật GD, Luật Dạy nghề theo hƣớng thống nhất về GDNN.Thực hiện thống nhất cơ quan QLNN về GDNN; thống nhất trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp; cao đẳng nghề và cao đẳng thành hệ thống GDNN. Hoàn thiện cơ chế phân công, phối hợp quản lý của cơ quan QLNN về GDNN ở trung ƣơng và Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố đối với các cơ sở GDNN”.

3.3.2. Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề nghề

Chiến lƣợc phát triển dạy nghề, đã đƣợc Thủ tƣớng phê duyệt, chỉ rõ về phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề: “ Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia về trình độ đào tạo, kỹ

năng và sƣ phạm nghề. 100% số giáo viên này phải đạt chuẩn vào năm 2014. Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy các nghề trọng điểm cấp độ khu vực và quốc tế về kỹ năng nghề và năng lực sƣ phạm của các nƣớc tiên tiến trong khu vực ASEAN và các nƣớc phát triển trên thế giới. 100% số giáo viên này phải đạt chuẩn của các nƣớc tƣơng ứng vào năm 2014.

Nhà nƣớc bảo đảm việc đào tạo và bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề (trong và ngoài nƣớc) theo hƣớng chuẩn hóa, đủ về số lƣợng; có cơ cấu hợp lý theo nghề và trình độ đào tạo. Huy động các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật, nghệ nhân, ngƣời lao động có tay nghề cao, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.

Sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên dạy nghề: Đổi mới hoạt động của các trƣờng sƣ phạm kỹ thuật; thành lập các khoa sƣ phạm dạy nghề tại các trƣờng cao đẳng nghề để đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm dạy nghề và nâng cao kỹ năng nghề cho giáo viên dạy nghề.

Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề. Xây dựng nội dung, chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ quản lý dạy nghề; hình thành đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề có tính chuyên nghiệp.

Hình thành Học viện dạy nghề với chức năng đào tạo, bồi dƣỡng công nghệ mới; đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; nghiên cứu khoa học dạy nghề, trên cơ sở sáp nhập, nâng cấp Viện nghiên cứu khoa học dạy nghề và một số cơ sở đào tạo nghề” [47].

Phát triển đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và vƣợt chuẩn, gắn bó với nghề nghiệp:

Xây dựng cơ cấu đội ngũ giáo viên hợp lý, đạt chuẩn và vƣợt chuẩn; Đội ngũ giáo viên dạy nghề của Nhà trƣờng cần đƣợc quy hoạch dựa trên quy hoạch phát triển đào tạo nghề. Đổi mới các khâu tuyển dụng, đào tạo, bồi dƣỡng và sử dụng giáo viên dạy nghề.

trải nghiệm thực tiễn sản xuất, sử dụng máy móc, công nghệ hiện đang phổ biến trong sản xuất, dịch vụ để nâng cao chất lƣợng giảng dạy cho sinh viên; đảm bảo cung cấp cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng mà thị trƣờng lao động cần cũng nhƣ không bỡ ngỡ giữa công nghệ, thiết bị đang giảng dạy với công nghệ, thiết bị đang phổ biến trong nền kinh tế.

Thực hiện chính sách đãi ngộ tốt để thu hút giáo viên giỏi, đồng thời đào tạo đội ngũ giáo viên mới: đối với sinh viên tốt nghiệp đại học loại khá giỏi có ngành nghề đào tạo phù hợp đƣợc ƣu tiên xét tuyển thẳng vào các trƣờng dạy nghề. Đồng thời có chính sách ƣu đãi đối với các sinh viên của tỉnh đang theo học tại các trƣờng Đại học, Cao đẳng Sƣ phạm kỹ thuật để thu hút bổ sung đủ lực lƣợng giáo viên dạy nghề. Đối với các sinh viên tốt nghiệp các trƣờng đại học có ngành nghề phù hợp đƣợc tiếp nhận và đào tạo, bồi dƣỡng để bổ sung, phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề.

Thu hút những ngƣời có trình độ chuyên môn cao về giảng kiêm chức tại các trƣờng bằng cách mời họ tham gia giảng dạy hoặc khuyến khích, chào đón họ đến giảng tại các trƣờng nghề.

Có chính sách giữ chân những giáo viên giỏi thông qua tạo môi trƣờng giảng dạy thân thiện, tích cực; chế tộ tiền lƣơng và thu nhập tốt thỏa đáng; chính sách hỗ trợ tiếp tục học tập nâng cao trình độ và nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên.

Tổ chức hội giảng giáo viên dạy nghề nhằm khuyến khích và vinh danh giáo viên dạy nghề nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; trao đổi kinh nghiệm, phát hiện các phƣơng pháp dạy hay, đồ dùng, thiết bị dạy học có hiệu quả để phổ biến trong toàn ngành. Đồng thời, đây cũng là dịp để đánh giá năng lực thực tế của đội ngũ giáo viên dạy nghề Nhà trƣờng, từ đó giúp các cấp quản lý có chính sách hợp lý để bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề, góp phần đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có trình độ k ỹ t hu ật của các doanh nghiệp hiện nay.

Đầu tƣ xây dựng đội ngũ giáo viên nghề chất lƣợng cao. Tập trung hỗ trợ đào tạo đội ngũ giáo viên nghề chất lƣợng cao, tăng cƣờng hợp tác quốc tế trong đào tạo giáo viên nghề, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào đào tạo giáo viên nghề; khuyến khích, hỗ trợ hợp tác giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề trong việc sử dụng đội ngũ nhân lực chất lƣợng cao.

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên của cơ sở dạy nghề có vai trò quan trọng trong nâng cao chất lƣợng và hiệu quả quản lý đào tạo nghề, vì thế cần có chiến lƣợc phát triển và nâng cao năng lực của đội ngũ này. Cần có cơ chế, chính sách khuyến khích các học sinh có năng lực sau lớp 12 đi vào học để sau này trở thành giáo viên dạy nghề thông qua các hình thức nhƣ lựa chọn, cử tuyển, ƣu đãi trong tuyển dụng, tạo môi trƣờng làm việc năng động và tích cực, có chế độ khuyến khích về tiền lƣơng thu nhập. Tăng cƣờng đƣa giáo viên đi đào tạo ở nƣớc ngoài trong Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về dạy nghề và việc làm để nâng cao chất lƣợng giáo viên.

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo của trường cao đẳng công nghệ và nông lâm phú thọ (Trang 118 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)