7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
3.3. Giải pháp nâng cao chất lƣợng quản lý đào tạo Trƣờng Cao đẳng công
3.3.9. Giải pháp đẩy mạnh hợp tác quốc tế về dạy nghề
Chiến lƣợc phát triển dạy nghề, đã đƣợc Thủ tƣớng phê duyệt, chỉ rõ đẩy mạnh hợp tác quốc tế về dạy nghề: “Tăng cƣờng hợp tác quốc tế về dạy nghề, lựa chọn các đối tác chiến lƣợc trong lĩnh vực dạy nghề là những nƣớc
thành công trong phát triển dạy nghề trong khu vực ASEAN và châu Á (nhƣ Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản …), EU (nhƣ Cộng hòa Liên bang Đức, Vƣơng quốc Anh, …) và Bắc Mỹ.
Hợp tác với các nƣớc ASEAN để tiến tới công nhận kỹ năng nghề giữa các nƣớc, hƣớng tới Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
Tăng cƣờng hợp tác nghiên cứu khoa học về dạy nghề, nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ dạy nghề tiên tiến để nâng cao chất lƣợng dạy nghề. Tích cực tham gia các hoạt động quốc tế về dạy nghề.
Khuyến khích các cơ sở dạy nghề trong nƣớc mở rộng hợp tác, liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo ở nƣớc ngoài.
Tạo hành lang pháp lý thuận lợi để thu hút các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp nƣớc ngoài phát triển cơ sở dạy nghề chất lƣợng cao, hợp tác đào tạo nghề tại Việt Nam” [47].
Tiếp cận chuẩn quốc tế và tăng cƣờng hợp tác quốc tế trong đào tạo nghề. Xây dựng, ban hành các điều kiện bảo đảm chất lƣợng trong đào tạo nghề theo hƣớng tiếp cận các chuẩn khu vực ASEAN4 và các nƣớc phát triển trong nhóm G20; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về đào tạo nghề đồng bộ, đầy đủ và tin cậy nhằm phục vụ tốt công tác nghiên cứu, thống kê liên quan tới chất lƣợng đào tạo nghề và nguồn nhân lực nghề; khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở đào tạo nghề thí điểm triển khai các chƣơng trình đào tạo nhận chuyển giao từ nƣớc ngoài để rút kinh nghiệm nhằm triển khai đại trà, tạo nguồn nhân lực nghề đạt chuẩn quốc tế cho thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.
3.3.10. Giải pháp tăng cường công tác quản lý quá trình đào tạo
Khi bàn về quản lý đào tạo, cần tập trung vào các giải pháp sau: “ (1)
Phát triển chương trình đào tạo: Nhà trƣờng cần tổ chức tập huấn cho GV hiểu và thiết kế đƣợc module môn học. Đồng thời, tổ chức hội thảo, sinh hoạt chuyên môn trong toàn trƣờng giúp tìm hiểu, phân tích, xây dựng thống nhất nội dung các tiêu chuẩn và tiêu chí về cấu trúc chƣơng trình đào tạo. Đồng
thời, cần rà soát lại chƣơng trình đào tạo, tham khảo chƣơng trình đào tạo của các quốc gia có nền giáo dục tốt, tham khảo ý kiến của các giảng viên có kinh nghiệm; từ đó điều chỉnh, bổ sung theo hƣớng tăng cƣờng các môn học cần thiết, bổ ích và tăng tỷ lệ các môn học thực hành, thực tập để rèn luyện kỹ năng cho sinh viên. Khảo sát ý kiến của cựu sinh viên và nhà tuyển dụng để xây dựng và điều chỉnh, bổ sung chƣơng trình đào tạo. Đây là hai kênh thông tin khách quan và hữu ích, vì hơn ai hết bản thân cựu sinh viên sẽ biết mình thiếu những kiến thức và kỹ năng gì khi trực tiếp làm việc và nhà tuyển dụng sẽ cho chúng ta biết những gì họ cần ở ngƣời lao động để hoàn thành tốt công việc đƣợc giao; (2) Thay đổi cách quản lý SV: Nhà trƣờng cần xây dựng thái độ học tập; phát huy nghị lực học tập của SV; hƣớng dẫn phƣơng pháp học tập khoa học; xây dựng phong cách học tập tốt; tổ chức lớp môn học; đội ngũ cố vấn học tập cho SV; tổ chức lớp sinh hoạt; quy định cụ thể thời gian lên lớp, lý thuyết, số giờ thực hành, thảo luận, tự học, tự nghiên cứu và tiến hành kiểm tra, thanh tra; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sinh viên. Ngoài ra, nhà trƣờng ứng dụng công nghệ thông tin nhằm công khai đầy đủ các thông tin sau đây để đáp ứng quyền lợi của sinh viên đang học tập tại trƣờng nhƣ: sổ tay sinh viên, chƣơng trình đào tạo, kế hoạch đào tạo, thời khóa biểu, lịch thi, học phí, học bổng, văn bằng, đề tài khoa học. Hơn nữa, nhà trƣờng cần coi sinh viên vừa là khách hàng, vừa là ngƣời cộng sự làm cho môi trƣờng đại học dân chủ hơn và đồng thời góp phần phát triến kỹ năng xã hội của sinh viên. Do đó trách nhiệm và quyền lợi của sinh viên phải đƣợc khuyến khích và công nhận đầy đủ, cần có sự tin tƣởng, đối xử công bằng. Để sinh viên có quyền cao nhất tự quyết kế hoạch học tập của mình, đánh giá đội ngũ giảng viên, cán bộ công nhân viên, tham gia xây dựng ngân sách, bổ nhiệm cán bộ. (3) Phát triển và tăng cường quản lý ĐNGV, CB, NV:
Nhà trƣờng cần hoàn thiện các quy định tuyển dụng. Bên cạnh đó, cần xây dựng đƣợc kế hoạch nhân sự trong đó có kế hoạch tuyển dụng một cách khoa
học. Đặc biệt, chú trọng đến việc cân đối giữa các ngành nghề đào tạo, số lƣợng giảng viên theo ngành nghề; cân đối với tình trạng hiện tại của lực lƣợng giảng viên của nhà trƣờng: giới tính, lứa tuổi, số lƣợng hiện có của từng đơn vị, chuyên môn cần thiết… và đặc biệt là cân đối với kế hoạch tuyển sinh những năm tiếp theo. Nhà trƣờng cần nâng cao chất lƣợng ĐNGV, việc bồi dƣỡng kiến thức và kỹ năng sƣ phạm cho đội ngũ GV là điều phải làm thƣờng xuyên, nhiều đợt, nhiều cấp độ, nhiều hình thức, đặc biệt là đối với GV trẻ. Tăng cƣờng quản lý, sử dụng ĐNGV, CB, NV. Hoàn thiện phƣơng pháp KT- ĐG mức độ hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao năng lực của bộ máy quản lý. Nâng cao năng lực của bộ máy quản lý: theo đó cần đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý, Tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trƣởng đơn vị, Tăng cƣờng nhân sự phòng Tổ chức – Hành chính; (4) Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo: Nhà trƣờng cần huy động mọi nguồn tài lực để xây dựng Trƣờng, cải tiến phòng học, xây dựng tài liệu dạy - học, đầu tƣ hệ thống thiết bị dạy học đa phƣơng tiện Multimedia, phát triển thƣ viện theo hƣớng thƣ viện điện tử, phát triển phần mềm đào tạo và tài vụ sát với quy mô SV và điều kiện thực tế của nhà trƣờng, xây dựng hệ thống website cung cấp thông tin về đào tạo. Phát triển phần mềm đào tạo và tài vụ sát với quy mô sinh viên và điều kiện thực tế của nhà trƣờng; (5) Đổi mới công tác quản lý KT-ĐG kết quả đào tạo:
Nhà trƣờng cần tổ chức tập huấn, hội thảo, sinh hoạt chuyên môn cho GV về tầm quan trọng trong KT-ĐG toàn trƣờng. Khuyến khích GV KT-ĐG kết hợp cả định lƣợng và định tính để SV hiểu rõ hơn về kết quả học tập của bản thân, giúp SV trao đổi với GV dễ dàng hơn và áp dụng thang điểm chữ nhiều mức vào công tác KT-ĐG kết quả đào tạo. Tổ chức họp trao đổi định kỳ về kết quả học tập của SV có sự tham gia của GV giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập, phụ trách bộ môn và một số phòng chức năng có liên quan làm rõ thông tin phản hồi về kết quả KT-ĐG. Tăng cƣờng công tác SV đánh giá GV,
GV đánh giá CBQL đểnâng hiệu quả đánh giá chất lƣợng đào tạo nội bộ tại Trƣờng. Tách riêng công tác đào tạo và khảo thí độc lập nhau; (6) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong QLĐT: Tập trung phát triển mạng máy tính, hình thành mạng giáo dục (Edu.net, Eoffice) bao gồm các mạng của đơn vị, cơ sở giáo dục đƣợc kết nối thông tin với nhau qua đƣờng trục Internet quốc gia để phục vụ cho hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và quản lý.Tổ chức đăng ký học tập qua mạng, giao dịch qua cổng thông tin điện tử, họp và hội thảo qua mạng.Tập huấn cho GV biết lợi ích, chức năng và sử dụng đƣợc các phần mềm đơn giản đủ để liên kết, xây dựng nguồn tƣ liệu phù hợp với đồ dạy học của mình” [40].
Quan tâm kiểm soát chất lƣợng đầu vào: Chất lƣợng đầu vào có vai trò quan trọng trong việc đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề. Chính vì vậy, việc xây dựng và thực hiện tốt các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng đầu vào là cơ sở quan trọng ban đầu.
Chất lƣợng đầu vào và thái độ học tập của học sinh có vai trò quan trọng ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo. Để giải quyết vấn đề này nhà trƣờng cần tuyển sinh đầu vào chuẩn, kiểm tra trình độ văn hóa, nhận thức và kiên quyết loại bỏ những học sinh có kết quả học tập thấp và có đạo đức kém. Học sinh đầu vào của nhà trƣờng có nhiều đối tƣợng, độ tuổi và trình độ khác nhau do vậy trình độ hiểu biết và kiến thức còn nhiều hạn chế để nghiên cứu và học tập. Để khắc phục tình trạng này nhà trƣờng trƣớc tiên phải bồi dƣỡng cho họ những kiến thức của những môn học cơ bản nhƣ: Văn,Toán, Vật lý...v.v, cho những học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở để giúp các em tiếp thu đƣợc những kiến thức chuyên ngành. Nhà trƣờng có thể phân lớp theo trình độ học vấn, phân lớp theo lứa tuổi, phân lớp theo khu vực, vùng miền... nhằm giúp HSSV dễ dàng trong giao tiếp và học tập.
Để nâng cao chất lƣợng đào tạo thì phải nâng cao chất lƣợng giảng dạy của GV và chất lƣợng học của HS/SV. Trong đó chất lƣợng hoạt động tự học
của HSSV có ý nghĩa hết sức quan trọng. Để hoạt động tự học của HSSV đạt kết quả cao, cần làm tốt những công việc sau:
Nhà trƣờng phải giáo dục cho HSSV để các em nhận thức đƣợc tầm quan trọng, thậm trí mô tả mức độ nguy hiểm của công việc trong tƣơng lai, mỗi thầy giáo, cô giáo phải là tấm gƣơng sáng, nhiệt tình hƣớng dẫn, dạy bảo các em xác định mục tiêu, nhiệm vụ học tập và rèn luyện.
Nhà trƣờng thƣờng xuyên tổ chức, phát động các phong trào thi đua học tập, thi đua nghiên cứu khoa học trong HSSV, tổ chức thi HSSV giỏi...v.v, có phần thƣởng xứng đáng cho nững em đạt thành tích cao.
Giáo viên chủ nhiệm phải có biện pháp giúp đỡ các em xây dựng kế hoạch cũng nhƣ phƣơng pháp tự học.
Cải tiến thời khoá biểu cho phù hợp cƣơng trình, lịch trình môn học cụ thể và dài hạn cũng nhƣ phù hợp đặc điểm từng khoá học.
Thành lập các nhóm học tập, để trao đổi, thảo luận kiến thức và những khó khăn trong quá trình tự học tập nghiên cứu.
Tạo điều kiện cho HSSV mƣợn sách hoặc mua sách giáo khoa, tài liệu tham khảo ...v.v, để các em chủ động trong hoạt động tự học. Thay đổi tác phong làm việc của cán bộ quản lý thƣ viện cả về thái độ phục vụ HSSV cũng nhƣ có trách nhiệm nhắc nhở HSSV thực hiện đúng nội quy thƣ viện. Nhằm tạo không khí yên tâm, thoải mái khi học tập nghiên cứu. Bố trí chỗ ở cho HSSV một cách khoa học.
Tổ quản lý giáo dục HSSV,đội thanh niên cờ đỏ phải tăng cƣờng hoạt động để kiểm tra,nhắc nhở hoặc xử lý những HSSV vi phạm nội quy trong giờ tự học.
Kết luận chƣơng 3
Từ thực tiễn điều tra, qua phân tích thực trạng công tác quản lí đào tạo nghề ở truờng Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ, bản luận văn
đã trình bày có hệ thống quan điểm chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc về đào tạo nghề đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Định hƣớng mục tiêu phát triển đào tạo nghề Truờng Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ đến năm 2025. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề, nâng cao chất lƣợng quản lý đào tạo đối với nhà trƣờng.
Các giải pháp đề xuất đã tập trung khắc phục đƣợc những điểm hạn chế, những vấn đề đặt ra của công tác quản lý đào tạo của Nhà trƣờng và phát huy đƣợc những mặt mạnh trong công tác đào tạo và quản lí đào tạo nghề ở Truờng Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ.
Các giải pháp đề xuất có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau, và ở mỗi giải pháp cũng đã đề cập đƣợc cơ sở đề ra giải pháp, mục tiêu của giải pháp và cách thức tổ chức thực hiện. Tất cả các giải pháp đều cấp thiết và có tính khả thi cao.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN
Đứng trƣớc những yêu cầu nâng cao chất lƣợng đào tạo để đáp ứng nhu cầu lao động có kỹ năng, trình độ cao của xã hội thì yêu cầu đổi mới nhận thức trong định hƣớng phát triển của nhà trƣờng là tất yếu, nâng cao chất lƣợng đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt và nhất quán.
Nâng cao chất lƣợng đào tạo là phƣơng pháp hiệu quả trong việc nâng cao thƣơng hiệu Nhà trƣờng, tạo dựng uy tín tạo tiền đề xây dựng các bƣớc tiến vững chắc, tạo niềm tin cho sinh viên, gia đình và xã hội.
Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay đang có hơn 30 cơ sở dạy nghề gồm: 3 trƣờng Đại học, 5 trƣờng Cao đẳng, 4 trƣờng Cao đẳng nghề, 3 trƣờng trung cấp nghề và 16 cơ sở dạy nghề. Đây chính là các đối thủ cạnh tranh đối với nhà trƣờng. Con số này cũng nói lên cƣờng độ cạnh tranh đối với trƣờng là rất cao. Việc nâng cao chất lƣợng đào tạo tại các cơ sở đào tạo nói chung và Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ nói riêng có ý nghĩa quan trọng.
Chất lƣợng đào tạo đƣợc coi là công cụ thu hút ngƣời học, quyết định sự phát triển của Nhà trƣờng, vì thế không còn con đƣờng nào khác, trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ phải chú trọng đến công tác nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề, muốn nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề trƣớc tiên phải nâng cao chất lƣợng công tác quản lý đào tạo nghề và việc lấy nhu cầu của ngƣời học và khả năng sử dụng sản phẩm đào tạo làm mục tiêu nâng cao chất lƣợng đào tạo.
Với nguyện vọng đóng góp công sức nhỏ bé vào phát triển của Nhà trƣờng, Tác giả đã chọn Đề tài: “Quản lý đào tạo tại Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ” làm luận văn tốt nghiệp. Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý đào tạo tại các trƣờng đào tạo nghề; những
kinh nghiệm trong nƣớc và quốc có thể vận dụng quản lý đạo tạo vào Nhà trƣợng; Luận văn đánh giá phân tích kết quả đào tạo nghề, nhận diện hạn chế, nguyên nhân hạn chế, những vấn đề đặt ra cho công tác quản lý đào tạo của Nhà trƣờng; trên cơ sở lý luận, thực trạng quản lý đào tạo của Nhà trƣờng, tác giả đƣa ra các giải pháp quản lý đào tạo nghề cho Nhà trƣờng đến năm 2025, tầm nhìn 2030. Kết quả nghiên cứu có tầm quan trọng giúp cho Ban Giám hiệu, cán bộ quản lý Nhà trƣờng vận dụng thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị đƣợc Đảng, Nhà nƣớc giao cho Nhà trƣờng.
Bên cạnh những ƣu điểm trên, trong công tác đào tạo Nhà trƣờng cần quan tâm hơn nữa đến các công tác sau: nâng cao chất lƣợng đầu vào của sinh viên, nên phối hợp tốt hơn nữa với các doanh nghiệp để có thể tạo đầu ra cho các sinh viên, nâng cao chất lƣợng cán bộ công nhân viên và chất lƣợng cơ sở vật chất, phòng học.
Với đề tài này, luận văn hy vọng sẽ đóng góp phần nào đó vào việc nâng cao mục tiêu đào tạo, khắc phục hiện trạng khó khăn hiện thời, tạo tiền đề và động lực để nhà trƣờng hoàn thành các mục tiêu chiến lƣợc.
KIẾN NGHỊ
Từ những kết quả nghiên cứu trên tác giả đề xuất một số kiến nghị sau đây:
* Đối với Nhà nƣớc:
Làm tốt công tác quy hoạch mạng lƣới các cơ sở GDNN, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực của quốc