Đánh giá sự hình thành và phát triển công tác đào tạo nghề ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo của trường cao đẳng công nghệ và nông lâm phú thọ (Trang 51)

7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.4. Thực tiễn về quản lý đào tạo của các trƣờng Cao đẳng dậy nghề ở Việt

1.4.1. Đánh giá sự hình thành và phát triển công tác đào tạo nghề ở Việt Nam

Việt Nam

Lịch sử của đào tạo nghề ở Việt Nam có từ khá lâu đời, gắn liền với sự hình thanh, phát triển của các làng nghề, của sản xuất nông nghiệp. Hầu nhƣ ở bất cứ làng quê nào cũng có những dấu ấn của sự học nghề và dạy nghề. “Sau này, cùng với sự phát triển và đa dạng hoá các ngành nghề sản xuất, các nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ cũng đã đƣợc tổ chức đào tạo. Tuy nhiên, đào tạo nghề có tính hệ thống và gắn với sản xuất công nghiệp chỉ thực sự bắt đầu, kể từ khi hình thành Tổng cục Đào tạo Công nhân kỹ thuật năm 1969”. Từ đó đến nay, trải qua nhiều thăng trầm, nhƣng đào tạo nghề đã khẳng định đƣợc vai trò của mình trong việc tạo ra một đội ngũ lao động kỹ thuật cho các ngành kinh tế quốc dân và để lại một số dấu ấn trong quá trình phát triển của lĩnh vực này. Lịch sử công tác đào tạo nghề tại Việt Nam đƣợc chia thành các giai đoạn:

- Từ giai đoạn năm 1969 đến 1975: Đây là thời kỳ khó khăn của cách mạng Việt Nam, khi đế quốc Mỹ điên cuồng bắn phá miền Bắc sau sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968, nhƣng Đảng ta vẫn chủ trƣơng thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lƣợc là giải phóng miền Nam và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc. Việc thành lập Tổng cục Đào tạo Công nhân Kỹ thuật trực thuộc Bộ “Lao động theo Nghị định số 2000/CP của Chính phủ ngày 09/10/1969 là sự thể hiện rõ quyết sách này và có thể nói đây là mốc lịch sử quan trọng trong sự nghiệp phát triển ngành dạy nghề. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu khi ấy là xây dựng chiến lƣợc phát triển đào tạo CNKT, trong đó có việc hình thành và phát triển hệ thống các trƣờng CNKT ở miền Bắc”. Chủ trƣơng lớn nhất ở giai đoạn này là thể hiện trong Nghị định 42/CP ngày 10/3/1970 của Chính phủ khi khẳng định:“ đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ CNKT là một nhiệm vụ cách mạng cực kỳ trọng yếu”.

- Tính đến năm 1975, “riêng miền Bắc đã có 185 trƣờng dạy nghề, 2 trƣờng Sƣ phạm Kỹ thuật đào tạo giáo viên dạy nghề, 4.624 giáo viên, quy

mô đào tạo hệ dài hạn mỗi năm lên đến 160.000 học sinh, khoảng 600.000 công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ. Song song với đào tạo ở trong nƣớc chúng ta đã đƣa đi đào tạo ở nƣớc ngoài 42.600 học sinh để có thể vận hành đƣợc những máy móc, trang thiết bị do các nƣớc XHCN viện trợ”.

- Giai đoạn từ năm 1975 đến 1986: “Ngay khi đất nƣớc thống nhất, Tổng cục Đào tạo CNKT đã tiếp quản và đƣa 28 trƣờng trung học kỹ thuật và 10 trung tâm huấn nghệ ở phía Nam vào hoạt động, mở thêm trƣờng Sƣ phạm Kỹ thuật tại Vĩnh Long và Trƣờng Cán bộ Quản lý tại Tp. Hồ Chí Minh”.

Quan hệ quốc tế ngày càng đƣợc mở rộng, một số nƣớc XHCN nhƣ Liên Xô, CHDC Đức, Bungari, Tiệp Khắc, Hungari….Tính đến hết năm học 1985-1986, toàn quốc đã có 5 trƣờng Sƣ phạm kỹ thuật đào tạo giáo viên dạy nghề, 298 trƣờng dạy nghề trên toàn quốc, quy mô đào tạo dài hạn 113.000 học sinh.

- Giai đoạn 1986 đến 1998: “Trong giai đoạn này, quy mô đào tạo đƣợc chú ý, chất lƣợng đào tạo đƣợc nâng lên. Tính đến năm học 1997 – 1998, cả nƣớc đã có 05 trƣờng sƣ phạm kỹ thuật dạy nghề, 151 trƣờng Dạy nghề, 150 trung tâm dạy nghề, quy mô đào tạo hệ dài hạn là 90.234 học sinh. Điều nổi bật nhất trong giai đoạn này là đào tạo nghề ngắn hạn phát triển nhanh, đồng thời xuất hiện xu hƣớng chuyển một số trƣờng dạy nghề lên bậc Trung học Chuyên nghiệp”.

Giai đoạn từ năm 2011 đến nay: Cả nƣớc ta hiện có 162 trƣờng Cao đẳng nghề, 302 trƣờng trung cấp nghề và 875 trung tâm dạy nghề. Trong những năm qua công tác đào tạo nghề ở Việt Nam đã từng bƣớc phục hồi và phát triển mạnh, từng bƣớc đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội theo hƣớng CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.

1.4.2. Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý đào tạo tại một số trường Cao đẳng dạy nghề hiện nay tại Việt Nam

* Kinh nghiệm thực tiễn quản lý đào tạo tại trƣờng Cao đẳng nghề Việt Đức - Hà Tĩnh.

Trƣờng Cao đẳng nghề Việt Đức - Hà Tĩnh đƣợc tiếp nhận dự án hỗ trợ đào tạo nghề do Chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức viện trợ theo Hiệp định của hai Chính phủ về hỗ trợ phát triển giữa Việt Nam và CHLB Đức; Dự án hợp tác đƣợc đánh giá thành công trong lĩnh vực đào tạo nghề của Chính phủ CHLB Đức tại Việt Nam. “Trƣờng Việt Đức – Hà Tĩnh đƣợc đầu tƣ cơ sở vật chất trang thiết bị đồng bộ, tiên tiến tiếp cận thiết bị dạy học của các nƣớc phát triển, đƣợc lắp đặt khoa học đáp ứng tốt cho mục tiêu đào tạo chất lƣợng, tất cả giáo viên giảng dạy đều đƣợc đào tạo chuẩn hóa trong và ngoài nƣớc thông qua các chƣơng trình đào tạo nâng cao do dự án mang lại suốt từ năm 2002 cho đến nay, có 100% chƣơng trình đang giảng dạy đƣợc xây dựng theo phƣơng pháp Modul do các Chuyên gia Quốc tế, chuyên gia trong nƣớc, giáo viên của trƣờng và các cơ sở sản xuất tham gia xây dựng đang đƣợc áp dụng và cho kết quả tốt. Trƣờng cũng đã thực hiện tốt mục tiêu đào tạo gắn với sản xuất, đào tạo theo hợp đồng doanh nghiệp, nên 100% học sinh ra trƣờng đều đƣợc các đơn vị sản xuất tiếp nhận vào làm việc và có thu nhập ổn định. Trƣờng đƣợc nhiều trƣờng dạy nghề trong cả nƣớc đến học tập rút kinh nghiệm với nhiều mô hình điển hình, địa chỉ tin cậy của phụ huynh gửi gắm con em vào học và mỗi năm có từ 2.700 - 3.000 học sinh nộp hồ sơ xin vào học tại trƣờng, địa chỉ hấp dẫn tin cậy của học sinh học nghề”.

Kết quả, đào tạo của nhà trƣờng ngày càng khẳng định hiệu qủa, đƣợc các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đánh giá cao. Học sinh, sinh viên nhiều khoá đào tạo nghề sau khi tốt nhiệp ra trƣờng đƣợc đón nhận vào làm việc tại các đơn vị doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã phát huy tay nghề, khẳng định đƣợc năng lực công tác trong thực tiễn. Đội ngũ giáo viên cơ bản đƣợc chuẩn hoá về trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác đào tạo của

nhà trƣờng. Hiện nay, để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu nguồn lao động chất lƣợng cao cho các công trình, dự án trọng điểm của tỉnh.

Xây dựng đề án Quy hoạch nhân sự: tập trung nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên, giáo viên, xây dựng và chuẩn hoá giáo viên gắn liền với việc đổi mới phƣơng pháp đào tạo, mục tiêu, nội dung dần dần ổn định để đi đến đáp ứng số lƣợng và cơ cấu đội ngũ cán bộ, giảng viên.

Sử dụng đội ngũ giảng viên hiệu quả, hợp lý: Giảng viên đƣợc giao nhiệm vụ theo đúng chuyên môn, nghề nghiệp đồng thời cũng tôn trọng nguyện vọng của giảng viên, tạo mọi điều kiện để giảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, không ngừng học tập và nâng cao trình độ.

* Kinh nghiệm thực tiễn quản lý đào tạo tại trƣờng Cao đẳng nghề Bà Rịa- Vũng Tàu

Đặt mục tiêu là trƣờng chất lƣợng cao: trọng nâng cao kỹ năng gắn với đào tạo doanh nghiệp. Nhà trƣờng đƣợc Nhà nƣớc đầu tƣ 6 nghề trọng điểm Quốc tế và khu vục ASEAN, quốc gia. Chính vì vậy, để chuẩn bị đào tạo cho những nghề đạt hiệu quả cao thì tiêu chí nâng cao kỹ năng nghề và ngoại ngữ cho giảng viên có vai trò quan trọng. Nhà trƣờng hợp tác đào tạo nghề với các chuyên gia Nhật Bản đã tiến hành đào tạo nâng cao tay nghề cho giảng viên Nhà trƣờng. Đồng thời xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên đƣa sang các nƣớc tiên tiến đào tạo theo chƣơng trình bồi dƣỡng cán bộ và giảng viên nghề của Tổng cục dạy nghề . Đội ngũ giảng viên hiện nay đã thực hiện cam kết đến 2015 sẽ đạt chuẩn về ngoại ngữ TOELC 550 điểm và kỹ năng nghề nghiệp Quốc tế do tổ chức City&Guild đánh giá.

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt và hội nhập quốc tế hiện nay, việc đào tạo nghề gắn với nhu cầu doanh nghiệp là yếu tố bắt buộc sống còn của các trƣờng. Hiện nay, Nhà trƣờng đã và đang kết hợp với doanh nghiệp để đào tạo, trong đó, nhà trƣờng sẽ đào tạo chuyên môn, ngoại ngữ, an toàn, kỷ luật, ý thức lao động trên nền tảng của Nhà trƣờng. Sau khoảng 2/3 thời gian

các em sẽ đƣợc đƣa vào doanh nghiệp làm việc nhƣ một công nhân thực sự để nâng cao ý thức, tác phong công nghiệp, an toàn lao động, chuyên môn. Sau khi đào tạo xong, chính doanh nghiệp đó là địa chỉ đánh giá, kiểm tra nhà nhận lại các em vào làm việc. Cánh làm này mang lại lợi ích cho cả hai bên, nhà trƣờng không tốn nhiều kinh phí đào tạo còn doanh nghiệp không mất thời gian và kinh phí để đào tạo lại.

Phƣơng châm của Nhà trƣờng là xem học sinh nhƣ một sản phẩm và doanh nghiệp chính là ngƣời sử dụng sản phẩm đó. Nếu nhƣ sản phẩm không đƣợc ngƣời tiêu dùng chấp nhận và không cạnh tranh đƣợc với các sản phẩm khác thì xem nhƣ việc đào tạo không thành công.

Chiến lƣợc mới của Nhà trƣờng là sẽ xây dựng một mô hình đào tạo khép kín, thu hút doanh nghiệp về hợp tác và mở phân xƣởng chế tạo, sản xuất tại Trƣờng đúng với ngành nghề chuyên môn mà nhà trƣờng đang đào tạo, với mô hình này sinh viên sẽ có cơ hội tiếp xúc với thực tế doanh nghiệp sớm hơn, qua đó chất lƣợng đào tạo đƣợc nâng cao đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp khi các em ra trƣờng.

1.4.2.2. Kinh nghiệm ngoài nước

Tại các quốc gia phát triển công tác đào tạo nghề rất đƣợc chú trọng, đƣợc xem là định hƣớng của xã hội nhằm nâng cao năng suất lao động cũng nhƣ tạo dựng nền tảng cho giới trẻ phát triển sự nghiệp, ổn định cuộc sống ngay từ khi còn trên ghế nhà trƣờng. Tại nhiều quốc gia, học sinh đƣợc phân luồng từ rất sớm và đƣợc hỗ trợ chọn nghề và lộ trình học nghề phù hợp.

“Xin-ga-po là quốc gia trong khu vực thành công với chính sách phát triển nhân lực nghề. Tại Xin-ga-po, có đến 65% số học sinh phổ thông chọn học nghề. Để khuyến khích việc học nghề và hỗ trợ đào tạo nghề, Chính phủ Xin-ga-po đƣa ra ba chƣơng trình lớn là tôn vinh ngƣời lao động học nghề và tiếp tục ra làm nghề, đầu tƣ lớn cho giáo dục nghề nghiệp (hệ thống giáo dục

nghề ở Xin-ga-po gồm 3 trƣờng cao đẳng thuộc Viện Giáo dục kỹ thuật (ITE) và một số trƣờng kỹ nghệ) và có chính sách kỹ năng nghề tƣơng lai”.

Đức là một quốc gia phát triển ở trình độ cao nhờ làm tốt chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực. Tại Đức, hệ thống đào tạo nghề kép đƣợc xem là mô hình đào tạo hiệu quả hàng đầu thế giới. Hệ thống đào tạo nghề kép nhờ tập trung vào chất lƣợng đào tạo và chế độ đãi ngộ rất tốt nên thu hút đƣợc giáo viên nghề chất lƣợng cao. Đội ngũ giáo viên nghề đƣợc chọn kỹ trên cơ sở đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe, nhƣ ít nhất phải có kinh nghiệm làm việc 5 năm, có đủ năng lực sƣ phạm và chuyên môn để tham gia giảng dạy. Tiêu chuẩn năng lực sƣ phạm và chuyên môn đối với giáo viên nghề về cơ bản gồm chứng chỉ thợ chính thức của ngành, 1,5 năm đào tạo thêm vào buổi tối tại trƣờng kỹ thuật và vƣợt qua kỳ thi tốt nghiệp.

Na-uy là một trong những quốc gia có mô hình dạy nghề khá tiên tiến, đáp ứng hiệu quả yêu cầu hội nhập và phát triển. Một thống kê cho thấy có gần 90% số thanh niên Na Uy vào học trƣờng nghề khi bƣớc qua tuổi 15 - 16. Sau khi học nghề xong, học sinh có thể tiếp tục học đại học (với việc học bổ sung một số môn khoa học chung, nhƣ toán, vật lý, địa lý...). Hệ thống giáo dục - dạy nghề của Na-uy đang sử dụng mô hình 2+2, tức là 2 năm học ở trƣờng và 2 năm học thực tế tại doanh nghiệp.

“Ô-xtrây-li-a là quốc gia có phƣơng pháp học nghề ƣu việt, học viên đƣợc học với chuyên gia, đƣợc thực hành trong môi trƣờng công việc thực sự ngay trong quá trình học tập. Bên cạnh đó, hệ thống giáo dục nghề có sự phối hợp quan hệ đối tác tốt với các nghiệp đoàn nhằm giúp cho học viên có kinh nghiệm nghề thực tế để thuận lợi trong quá trình tuyển dụng. Đặc biệt, tại các trƣờng nghề ở Ô-xtrây-li-a, các ngành, nghề đào tạo phong phú, đa dạng, có nhiều ngành đang dẫn đầu thế giới”.

* Theo tác giả “Nguyễn Chí Trƣờng” (2012 ) Luận án Tiến sỹ “Phân tích các yếu tố ảnh hướng đến công tác dạy nghề Việt Nam: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giai đoạn 2013 – 2020” “Trƣờng Đại học Nông lâm, Đại học Thái Nguyên” tác giả nêu các vấn đề sau: “ Xác định và phân tích các yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng dạy nghề, gồm: Đặc tính cá nhân; Trình độ giáo viên dạy nghề; Cơ sở vật chất giảng dạy; Năng lực quản lý; Cơ hội việc làm; Thông tin thị trường lao động; H trợ chính sách về dạy nghề; đề xuất các giải pháp, chiến lƣợc nhằm nâng cao chất lƣợng dạy nghề góp phần tăng năng xuất lao động và nâng cao năng lực cạnh tranh của đất nƣớc, gồm các giải pháp, chiến lƣợc nhƣ: nâng cao năng lực giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề; nâng cao năng lực quản lý về dạy nghề; tăng cƣờng cơ sở vật chất dạy nghề; hỗ trợ cơ hội việc làm; tăng cƣờng thông tin thị trƣờng lao động và chính sách phát triển dạy nghề; tăng cƣơng quan hệ công – tƣ; nâng cao chất lƣợng phát triển các bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia (NOSS); nâng cao năng lực hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; phân tích những mô hình điển hình, các kinh nghiệm hay của một số nƣớc phát triển có mô hình dạy nghề hiện đại đáp ứng hiệu quả nhu cầu của ngành công nghiệp trên thế giới và đề xuất mô hình mới nhằm gắn kết dạy nghề với thực tiễn ngành công nghiệp cho Việt Nam, gồm: mô hình trƣờng trung học đào tạo nghề cao cấp; mô hình Cơ quan quản lý đánh giá kỹ năng nghề quốc gia (NSTMA); mô hình Hội đồng nghề (ISC); khung trình độ quốc gia;đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật liên quan nhƣ Luật lao động, luật dạy nghề; đề xuất thông qua luật việc làm liên quan đến các quy định quyền hạn, trách nhiệm của ngƣời lao động đƣợc cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, đặc biệt là quy định về thang bảng lƣơng; quyền hạn, trách nhiệm của bên sử dụng lao động đối với ngƣời đƣợc cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia”

* Tác giả, “Đào Thị Phƣơng Nga” (2008), Luận văn “Tăng cường sự liên kết giữa trường dạy nghề với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc giang nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề” “chuyên ngành Quản trị kinh doanh của Đại học Nông nghiệp Hà Nội” đƣa ra các nội dung nghiên cứu sau: “ Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về dạy nghề, chất lƣợng đào tạo nghề và sự liên kết giữa trƣờng nghề với doanh nghiệp.

Phân tích thực trạng liên kết giữa các trƣờng dạy nghề và doanh nghiệp trong đào đào nghề. Đề xuất một số giải pháp tăng cƣờng liên kết giữa các

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo của trường cao đẳng công nghệ và nông lâm phú thọ (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)