7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
3.2. Định hƣớng phát triển đào tạo nghề Trƣờng Cao đẳng công nghệ và Nông
nghệ và Nông lâm Phú Thọ đến năm 2025
3.2.1. Định hướng phát triển đào tạo nghề Trường Cao đẳng công nghệ và Nông lâm Phú Thọ đến năm 2025
Việt Nam sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới đã đạt đƣợc những thành tựu phát triển KT-XH rất to lớn có ý nghĩa lịch sử. Nông nghiệp có nhiều bƣớc tiến vƣợt bậc không chỉ đảm bảo an ninh lƣơng thực mà còn có nhiều nông sản xuất khẩu đứng hàng đầu thế giới. Thành quả của công cuộc đổi mới làm cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn nƣớc ta đã có những thay đổi sâu sắc và toàn diện. Các hoạt động KT-XH nông thôn đƣợc mở rộng, phát triển, đời sống và thu nhập của ngƣời dân không ngừng đƣợc cải thiện, diện mạo KT-XH nông thôn có những thay đổi căn bản. Tuy nhiên, trƣớc yêu cầu mới của sự phát triển đất nƣớc, nhất là khi nƣớc ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và là thành viên của WTO, nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam cũng đang bộc lộ những yếu kém, khó khăn, thách thức cần đƣợc khắc phục, vƣợt qua.
Trong những năm qua nhà Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Phú Thọ đã tham gia tích cực vào công tác đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ. Thực hiện chủ trƣơng đẩy mạnh CNH, HĐH, Nhà trƣờng phát triển bền vững, đáp ứng đƣợc yêu cầu là không ngừng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và qui mô đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong cơ chế thị trƣờng và hội nhập quốc tế, với các định hƣớng phát triển, nhƣ sau:
Giai đoạn 2016-2020: Trở thành một trong các trƣờng cao đẳng nghề trọng điểm có năng lực, chất lƣợng, hiệu quả đào tạo đạt chuẩn quốc gia, trong đó có một số ngành nghề đào tạo trọng điểm đạt chuẩn khu vực; phát triển thƣơng hiệu, uy tín, chất lƣợng đào tạo và ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và các lĩnh vực khác.
Giai đoạn 2021- 2025 và t m nhìn đến năm 2030: Trở thành một trong các trƣờng cao đẳng nghề trọng điểm quốc gia, có thƣơng hiệu trong nƣớc, trong khu vực và quốc tế và có đủ điều kiện tổ chức đào tạo trình độ đại học công nghệ một số nghề trọng điểm của trƣờng.
Chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm đƣợc Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt nhà trƣờng đều thực hiện đạt và vƣợt chỉ tiêu từ 7% đến 10%. Quy mô đào tạo đến 2030 mà chiến lƣợc đặt ra là 4.000 HSSV.
Quan điểm phát triển về đào tạo nghề của Nhà trường:
Một là, đào tạo nghề phải xuất phát từ chiến lƣợc phát triển KT-XH của tỉnh, của vùng vì nguồn nhân lực là phục vụ cho phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ của địa phƣơng, của vùng. Đào tạo nghề phải gắn với quá trình CNH, HĐH. Sản phẩm của đào tạo nghề phải đáp ứng đƣợc nhu cầu nhân lực của phát triển KT-XH.
Hai là, phát triển đào tạo nghề cần có lộ trình chiến lƣợc phù hợp. Trƣớc mắt, do nhu cầu nhân lực qua đào tạo cao và năng lực đào tạo cung ứng còn thấp trên địa bàn thì mở rộng quy mô đào tạo là phù hợp; giai đoạn đến năm 2025 cần chuyển dần từ quy mô sang chú trọng đào tạo theo mũi nhọn, chuyên sâu chất lƣợng và hiệu quả.
Ba là, chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề chịu tác động chi phối của nhiều yếu tố; và nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công tác quản lý đào tạo nghề cần dựa trên phân tích khoa học và các bằng chứng thực tế để xây dựng giải pháp và lộ trình phù hợp, có chỉ đạo cần thiết để từng bƣớc giải quyết các yếu kém, hạn chế của công tác đào tạo nghề hiện nay. Các giải pháp nâng cao
hiệu quả quản lý đào tạo nghề cần dựa trên việc điều tra, phân tích đánh giá thực trạng giai đoạn 2018-2020 của Nhà trƣờng;
Bốn là, đào tạo nghề nhiệm vụ chiến lƣợc quan trọng của đất nƣớc, do vậy cần huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của cấp ủy, chính quyền, doanh nghiệp, gia đình và ngƣời dân. Cần tăng cƣờng tuyên truyền nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về dạy nghề và học nghề, trong chất lƣợng và hiệu quả dạy nghề, trong việc làm, thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân.
3.2.2. Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đào tạo nghề Trường Cao đẳng công nghệ và Nông lâm Phú Thọ đến năm 2025
Mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của Nhà trƣờng đến năm 2025:
(1) Phát triển và nâng cao chất lƣợng các chƣơng trình đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn theo 3 cấp trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng thuộc các lĩnh vực: kỹ thuật nông lâm nghiệp, thuỷ sản; công nghiệp, và dịch vụ; kinh tế nông nghiệp, nông thôn;
(2) Phát triển nguồn nhân lực đảm bảo chất lƣợng, số lƣợng và cơ cấu; có phẩm chất chính trị, đạo đức lƣơng tâm, kỹ năng nghề nghiệp. Đạt chuẩn về trình độ qui định, trong đó có 25 - 30% trình độ sau đại học, đảm bảo thực hiện sứ mệnh và mục tiêu chiến lƣợc phát triển trƣờng;
(3) Xây dựng cơ sở vật chất đạt chuẩn và hiện đại đáp ứng đƣợc yêu cầu nâng cao chất lƣợng và qui mô đào tạo 3.500 học sinh chính qui vào năm 2025;
(4) Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, dịch vụ xã hội và hợp tác quốc tế. Trọng tâm là ứng dụng công nghệ sinh học trong nông, lâm nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi; công nghệ, phƣơng pháp dạy học tiên tiến hiện đại; áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và dạy học. Tổ chức tốt các dịch vụ xã hội nâng cao chất lƣợng đào tạo. Mở rộng quan hệ hợp tác khu
vực và quốc tế về đào tạo cán bộ, giáo viên, ứng dụng khoa học công nghệ, trao đổi kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn.
Mỗi một đơn vị hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào cũng đều phải chịu sự tác động của môi trƣờng xung quanh và chịu sự tác động từ chính bản thân đơn vị. Vì vậy khả năng cạnh tranh của đơn không chỉ phụ thuộc vào bản thân đơn vị đó mà còn tùy thuộc vào các yếu tố khách quan khác của môi trƣờng xung quanh. Trong quá trình phát triển của Nhà trƣờng đã nhận diện ra các vấn đề cụ thể nhƣ sau:
* Điểm mạnh:
- Trụ sở nhà trƣờng ở vị trí địa lý thuận lợi, gần các trục đƣờng quốc lộ 2; Đƣờng Hồ Chí Minh; Đƣờng cao tốc Lào Cai – Nội Bài; Thị xã Phú Thọ xác định là trung tâm kinh tế, văn hoá phía Tây của Tỉnh Phú Thọ.
- Tiềm năng về đất đai lớn (337 ha, bao gồm cả hai cơ sở của nhà trƣờng).
- Đã có uy tín, thƣơng hiệu nhất định trong khu vực (Tiền thân là trƣờng CNKT lâm nghiệp trung ƣơng 4).
- Trƣờng đào tạo đa nghề (15 ngành nghề với 3 cấp trình độ là: Cao đẳng, trung cấp và sơ cấp nghề);
- Thị trƣờng đào tạo rộng lớn: 09 tỉnh miền núi phía Bắc, 4 tỉnh đồng bằng Bắc bộ.
* Điểm yếu:
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu, không đồng bộ; - Một số nghề đào tạo chƣa hấp dẫn đối với ngƣời học;
- Chƣơng trình đào tạo nặng nề, chƣa phù hợp với nhu cầu thị trƣờng lao động hiện nay;
- Hoạt động dịch vụ chƣa hiệu quả;
* Cơ hội:
- Giáo dục đào tạo đƣợc xác định là quốc sách hành đầu; - Nhu cầu học nghề trong xã hội ngày càng cao;
- Đào tạo nhân lực nông nghiệp, nông thôn đang đƣợc quan tâm, coi trọng;
- Chƣa có nhiều cơ sở đào tạo nghề về lĩnh vực kỹ thuật nông lâm nghiệp;
Về phát triển hệ thống mạng lƣới đào tạo nghề, Toàn vùng hiện có 7 trƣờng cao đẳng nghề (Cao đẳng nghề Phú Thọ, Cao đẳng nghề Cơ điện Phú Thọ, Cao đẳng nghề công nghệ Giấy và Cơ điện, Cao đẳng nghề Âu Lạc, Cao đẳng nghề Yên Bái, Cao đẳng nghề Sông Đà, Cao đẳng nghề Cơ điện Tây Bắc), 18 trƣờng trung cấp nghề và hệ thống Trung tâm dạy nghề đƣợc phân bố ở các tỉnh trong vùng. Hệ thống các trƣờng Cao đẳng nghề mới đƣợc thành lập 1 đến 2 năm gần đây, chƣa có trƣờng Cao đẳng nghề nào tập trung đào tạo nghề trọng điểm về lĩnh vực nông, lâm nghiệp theo hƣớng ứng dụng công nghệ sinh học và tổ chức sản xuất hàng hoá, dịch vụ tập trung. Qui mô tuyển sinh và đào tạo nghề chỉ chiếm 5,59% so với cả nƣớc. So với chỉ tiêu đề ra cho giai đoạn 2016-2020 thì qui mô của các trƣờng hiện nay mới chỉ đáp ứng đƣợc 58% yêu cầu và tuyển sinh dài hạn mới chỉ đáp ứng 45% yêu cầu
(nguồn: Hệ thống cơ sở đào tạo nghề khu vực miền Bắc, Bộ Lao động Thương binh và X hội,2020).
* Thách thức và tác động cạnh tranh
- Nhiều cơ sở đào tạo mới đƣợc thành lập, nhiều trƣờng đƣợc nâng cấp lên cao đẳng nghề, xu thế cạnh tranh tăng;
- Nguy cơ tụt hậu so với các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay có 30 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó: có 9 trƣờng cao đẳng (8 trƣờng công lập, 1 trƣờng tƣ thục); 3 trƣờng trung cấp (2 trƣờng công lập, 1 trƣờng tƣ thục); 18 trung tâm (13 trung tâm GDNN-GDTX, 1 trung dạy nghề công lập; 4 trung tâm dạy nghề tƣ thục). Đây chính là các đối thủ cạnh tranh
đối với nhà trƣờng. Con số này cũng nói lên cƣờng độ cạnh tranh đối với trƣờng là rất cao.
Tuy nhiên, trong vùng chƣa có trƣờng đào tạo nghề trọng điểm chất lƣợng cao về lĩnh vực kỹ thuật nông - lâm nghiệp, trong thời gian tới thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TƢ Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ƣơng khoá X “Về nông nghiệp, nông dân và nông thôn” thì đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn sẽ có nhiều cơ hội, thuận lợi để phát triển, sự cạnh tranh sẽ tăng lên, đó cũng là sự cạnh tranh cần thiết để nâng cao chất lƣợng hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn. Đào tạo các nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ thì mức độ cạnh tranh cao vì có nhiều trƣờng cùng tham gia đào tạo, đây cũng là cơ hội để cho Nhà trƣờng tạo thêm động lực và phát triển một cách bền vững.