Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Kế toán thanh toán tại công ty cổ phần dinh dưỡng quốc tế đài loan, chi nhánh phú thọ (Trang 41)

B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quan về Côngty Cổ phần Dinh dƣỡng Quốc tế Đài Loan chi nhánh

2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp

2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Quốc tế Đài Loan chi nhánh Phú Thọ

Công ty Cổ phần Dinh dƣỡng Quốc tế Đài Loan chi nhánh Phú Thọ là một doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để tồn tại và phát triển trong một thị trƣờng sôi động và đầy cạnh tranh, bộ máy quản lý của công ty luôn có sự thay đổi điều chỉnh để phù hợp với quá trình phát triển của công ty và với sự biến động của thị

trƣờng. Thức ăn chăn nuôi là loại mặt hàng kinh doanh đòi hỏi phải có vốn lớn. Với số vốn còn hạn chế, công ty lựa chọn cho mình một mô hình quản lý đơn giản và gọn nhẹ. Sau một thời gian gây dựng đƣợc uy tín và có một hệ thống các nhà cung cấp và bạn hàng tin cậy, công ty bắt đầu mở rộng quy mô kinh doanh, kéo theo đó là nhu cầu điều chỉnh bộ máy quản lý. Mối quan hệ giữa các bộ phận luôn có sự bình đẳng hợp tác tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau để thực hiện chức năng của mình, hoàn thành nhiệm vụ chung của công ty.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty bao gồm các bộ phận sau:

(Nguồn: Phòng tài chính. kế toán)

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Dinh dƣỡng Quốc tế Đài Loan chi nhánh Phú Thọ

- Giám đốc: Là ngƣời đứng đầu công ty, là ngƣời trực tiếp lãnh đạo, điều

hành mọi hoạt động thông qua bộ máy lãnh đạo của công ty, chịu trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng hiệu quả toàn bộ số vốn kinh doanh.

Chỉ đạo công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch các mặt kinh doanh, kế toán tài chính, đời sống xã hội, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, tổ chức sản xuất.

Quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản vật tƣ, tiền vốn, lao động.

Chỉ đạo các mặt ngoại giao, nhập hàng, tiêu thụ sản phẩm, tổ chức lao động, ký kết và chỉ đạo thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hoá. Thực hiện yêu cầu bảo toàn và phát triển vốn trên cơ sở kinh doanh có hiệu quả.

Tổ chức xây dựng hệ thống thông tin, các nội quy trong Công ty.

Thực hiện chế độ chính sách đối với ngƣời lao động theo bộ luật lao động. Tổ chức đào tạo, tuyển dụng, bồi dƣỡng nghề nghiệp theo yêu cầu và tính chất công việc.

- Phòng kế toán - tài chính: Lập kế hoạch tài chính và quản lý ngân quỹ,

ghi chép tính toán, phản ánh số liệu hiện có, tình hình luân chuyển, sử dụng tài sản. Bên cạnh đó kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu, chi tài chính, kiểm tra sử dụng tài sản, kinh phí phát triển.

Chịu trách nhiệm lập kế hoạch, chƣơng trình công tác của giám đốc theo tháng, quý và năm. Tổ chức các cuộc họp, hội nghị chung của Công ty. Bên cạnh đó tổng hợp, lập báo cáo tình hình hoạt động chung của Công ty, bao gồm các lĩnh vực sản xuất, kỹ thuật, kinh tế, đời sống theo từng kỳ kế hoạch (tháng, quý, năm).

Đồng thời xử lý các tài liệu, công văn gửi đến Công ty. Rà soát và đệ trình Ban Giám Đốc duyệt các bản thảo, công văn, kịp thời báo cáo cho Ban Giám Đốc biết mọi chỉ thị, nghị quyết của cấp trên. Tổ chức quản lý sử dụng con dấu của Công ty đúng quy định. Tổ chức bảo quản tài liệu, công văn, lƣu trữ đúng quy định, cấp các loại giấy tờ thuộc lĩnh vực hành chính cho Cán Bộ công nhân viên. Và lập kế hoạch mua sắm, thay thế trang thiết bị, phƣơng tiện làm việc cho cơ quan, văn phòng Công ty hàng năm.

- Phòng Kinh doanh: Tham mƣu cho lãnh đạo về các chiến lƣợc kinh doanh, xây dựng các kế hoạch, chiến lƣợc kinh doanh theo tháng, quý, năm. Cùng với đó, phòng kinh doanh phải giám sát và kiểm tra chất lƣợng công việc, sản phẩm của các bộ phận khác nhằm mang đến khách hàng chất lƣợng dịch vụ cao. Phòng kinh doanh có quyền nghiên cứu, đề xuất với lãnh đạo các chiến lƣợc kinh doanh, nghiên cứu đề xuất, lựa chọn đối tác đầu tƣ liên doanh, liên kết; lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động SXKD. Bên cạnh đó là nhiệm vụ báo cáo thƣờng xuyên về tình hình chiến lƣợc, những phƣơng án thay thế và cách hợp tác với các khách hàng, nghiên cứu về thị trƣờng, đối thủ cạnh tranh. Cuối cùng là việc xây dựng cách chiến lƣợc PR, marketing cho các sản phẩm theo từng giai đoạn và đối tƣợng khách hàng và xây dựng chiến lƣợc phát triển về thƣơng hiệu.

- Phòng Kỹ thuật, vật tư: Đây là một trong những phòng quan trọng nhất

của Công ty. Công ty quản lý mọi hoạt động sản xuất thông qua các đơn đặt hàng và hợp đồng cụ thể, vì thế nhiệm vụ của phòng là làm thủ tục ký kết hợp đồng chuẩn bị nguyên vật liệu sản xuất dự toán làm kế hoạch cho từng sản phẩm cụ thể.

- Các phân xưởng sản xuất: Gồm xƣởng đúc, xƣởng gia công cơ khí, quản lý

sản xuất, quản lý chất lƣợng, kho, vận chuyển.

+ Tổ chức nghiên cứu, áp dụng quy trình về hệ thống đo lƣờng chất lƣợng, kiểm tra, giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất chế tạo tại các phân xƣởng.

+ Theo dõi tình hình sản xuất của Công ty bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đề ra.

+ Kiểm tra các mặt hàng mà Công ty thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu. + Nghiên cứu cải tiến đổi mới thiết bị nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đề xuất sản phẩm không phù hợp.

+ Tiến hành tổng kết, đánh giá chất lƣợng sản phẩm hàng tháng, tìm ra những nguyên nhân không đạt để đƣa ra biện pháp khắc phục.

+ Chịu trách nhiệm quản lý, vận chuyển sản phẩm cho khách hàng.

2.1.3.2. Tổ chức bộ máy kế toán tạiCông ty Cổ phần Dinh dưỡng Quốc tế Đài Loan chi nhánh Phú Thọ

(Nguồn: Phòng tài chính. kế toán)

Sơ đồ 2.2. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Dinh dƣỡng Quốc tế Đài Loan chi nhánh Phú Thọ

* Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận

- Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: Là ngƣời đứng đầu điều hành

toàn bộ hoạt động của phòng kế toán và chịu trách nhiệm trƣớc giám đốc của công ty về công tác quản lý tài chính của công ty. Định kỳ có trách nhiệm lập báo cáo tài chính và lập kế hoạch tài chính tổng hợp gửi cho giám đốc và các bộ phận liên quan. Chịu hoàn toàn trách nhiệm trƣớc pháp luật và ban quản lý công ty về những sai sót trong quản lý tài chính.

- Kế toán thanh toán - Vốn bằng tiền - Thuế:Có nhiệm vụ theo dõi

các hoạt động liên quan đến tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, thanh toán công nợ các khoản phải thu, phải trả của ngƣờimua, ngƣời bán và tình hình thanh toán với nhà nƣớc.Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các chứng từ bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.

- Kế toán bán hàng - Tiền lương - Giá thành: Có nhiệm vụ tổng hợp doanh thu hàng tháng. Ngoài ra kiểm tra tình hình thanh toán lƣơng và lập bảng

tổng hợp, phân bổ lƣơng cho toàn công ty, tổng hợp số phát sinh và tính giá thành sản phẩm, tập hợp sản phẩm hoàn thành nhập kho. Đồng thời có nhiệm vụ phản ánh và tập hợp số liệu về tình hình nhập- xuất- tồn vật tƣ, tƣ vấn cho phòng kế hoạch vật tƣ để có kế hoạch cho kỳ kế toán tiếp theo

- Thủ quỹ - Kho: Có nhiệm vụ cùng bộ phận kế toán tiền mặt tiến hành

thu, chi theo dõi chặt chẽ các khoản thu, chi và tồn quỹ tiền mặt ở đơn vị, định kỳ đi nộp tiền vào tài khoản tại ngân hàng. Kiểm kê hàng hóa trong kho và báo cáo tình hình bán hàng của công ty.

2.1.3.3. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty

- Chế độ kế toán: Thông tƣ 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 của Bộ Tài chính

- Niên độ kế toán: Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 dƣơng lịch.

- Kỳ kế toán: Công ty tiến hành kỳ kế toán theo năm

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong hạch toán: Đồng Việt Nam (VND).

- Ghi nhận và khấu hao tài sản cố định: tài sản cố định đƣợc ghi nhận theo nguyên giá. Khấu hao đƣợc trích theo phƣơng pháp đƣờng thẳng. Tỷ lệ khấu hao đƣợc phù hợp với Thông tƣ số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ tài chính. Thời gian hữu dụng ƣớc tính theo Thông tƣ số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ tài chính

- Đối với hàng tồn kho: công ty áp dụng phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên để hạch toán hàng tồn kho. Tính giá trị hàng xuất kho theo phƣơng pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ.

- Tính thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ. - Chứng từ sử dụng:

+ Các chứng từ liên quan đến tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, biên lai thu tiền, bảng kiểm kê quỹ…

+ Các chứng từ liên quan đến tài sản cố định: Biên bản giao nhận TSCĐ, thẻ TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản đanh giá TSCĐ,…

+ Các chứng từ liên quan đến hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho, biên bản kiểm nghiệm sản phẩm, hàng hóa.

+ Các chứng từ liên quan đến lao động tiền lƣơng: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lƣơng, phiếu nghỉ hƣởng BHXH, bảng thanh toán BHXH, giấy thanh toán thai sản…

+ Chứng từ liên quan đến bán hàng: Hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT, hóa đơn tiền điện, hóa đơn tiền nƣớc, phiếu mua hàng…

2.1.3.4. Hình thức kế toán

Hình thức kế toán: Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính. Sử dụng sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung gồm:

+ Sổ nhật ký chung. + Sổ cái.

+ Các sổ…, thẻ kế toán chi tiết.

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy tính

Ghi chú:

Nhập số liệu hàng ngày:

In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm hoặc khi cần thiết: Đối chiếu, kiểm tra:

Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính với phần mềm kế toán Misa

Hình 2.1: Phần mềm kế toán Misa mà công ty đang sử dụng

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã đƣợc kiểm tra kế toán nhập dữ liệu vào phần mềm cài trên máy vi tính. Tùy thuộc vào tính chất của nghiệp vụ phát sinh, kế toán vào phân hệ tƣơng ứng đƣợc thiết lập trong phần mềm để nhập liệu.Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin đƣợc tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Nhật ký chung, Sổ Cái) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Cuối kỳ, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ, đối chiếu số liệu, lập báo cáo tài chính. Cuối kỳ, cuối năm các báo cáo, sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết đƣợc in ra giấy, đóng dấu và lƣu trữ.

- Phƣơng pháp tính và nộp thuế GTGT: Theo phƣơng pháp khấu trừ - Kế toán hàng tồn kho

+ Phƣơng pháp kê khai: Phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên + Phƣơng pháp kế toán chi tiết: Phƣơng pháp thẻ song song

+Phƣơng pháp tính giá hàng tồn kho: Phƣơng pháp bình quân cuối kỳ. - Kế toán tài sản cố định:

+ Phƣơng pháp tính khấu hao: Theo phƣơng pháp đƣờng thẳng + Phƣơng pháp tính giá: Giá gốc

2.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

2.1.4.1. Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty

Bảng 2.2: Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty từ năm 2018-2020

*Nhận xét:

Qua bảng 2.2, ta thấy tổng giá trị tài sản biến động từ năm 2018 đến năm 2020. Quy mô tài sản của công ty năm 2019tăng 8.884.127.045 đồng so với năm 2018, đến năm 2020 tổng tài sản giảm 9.061.938.887 đồng so với năm 2018. Điều này cho thấy tài sản của công ty chƣa ổn định có sự thay đổi qua các năm. Cụ thể:

Tiền và các khoản tƣơng tƣơng tiền năm 2019 giảm 287.331.303 đồng so với năm năm 2018, tƣơng đƣơng với tỷ lệ (5,53%). Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền năm 2120 giảm 3.500.067.096 đồng so với năm 2019, tƣơng đƣơng với (71,28%). Các khoản phải thu biến động qua các năm, năm 2019 giảm so với năm 2018 là 2.686.554.752 đồng tƣơng ứng giảm 5,12%, năm 2020 tăng so với năm 2019 là 9.667.969.728 đồng, tƣơng ứng tăng19,43%. Hàng tồn kho năm 2019 tăng 8.918.472.491 đồng so với năm 2018, tƣơng đƣơng với 26,39%, hàng tồn kho năm 2020 giảm 14.030.872.012 đồng, tƣơng đƣơng với tỷ lệ là (32,85%). Điều này cho thấy doanh nghiệp đẩy mạnh công tác tiêu thụ giảm đƣợc khối lƣợng hàng tồn kho và tình hình thu hồi vốn và công nợ chƣa hiệu quả. Tài sản cố định năm 2019 tăng so với năm 2018 là 14.191.710.444 đồng tƣơng ứng tăng 63,50 %, năm 2020 giảm so với năm 2019 là 252.024.481 đồng tƣơng ứng giảm 0.69%.

Về nguồn vốn của công ty có sự biến động lớn. Trong đó Nợ phải trả năm 2019 tăng 8.884.127.045 đồng so với năm 2018 tƣơng đƣơng với tỷ lệ tăng 6,97%. Nợ phải trả năm 2020 giảm9.061.938.887 đồng so với năm 2019, tƣơng ứng với tỷ lệ giảm 6,65%. Cho thấy công ty đã thực hiện việc thanh toán cho các nhà cung cấp khá tốt. Vốn chủ sở hữu lại tăng nhẹ qua các năm. Năm 2020 tăng57.145.899 đồng so với năm 2019 tƣơng ứng tăng 0,12% và năm 2019 tăng523.789.266 đồng so với năm 2018 tƣơng ứng tăng 1,16%.

Bảng 2.3: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2018-2020

*Nhận xét:

Nhìn vào bảng 2.3, ta thấy một số chỉ tiêu cơ bản về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm có sự biến động:

Các chỉ tiêu doanh thu của năm 2020 giảm so với năm 2018. Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm dần qua các năm. Năm 2019 giảm 7.119.147.715 đồng, tƣơng ứng giảm 3,28%, năm 2020 giảm 24.923.897.270 đồng, tƣơng ứng giảm 11,86%. Các khoản giảm trừ doanh thu năm 2019 tăng so với năm 2018 là 238.251.105 đồng, với tốc độ phát triển là 445,35%. Năm 2020, các khoản giảm từ doanh thu giảm 140.974.319 đồng so với năm 2019. Tổng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ mà công ty đạt đƣợc năm 2019 là: 209.918.030.618 đồng, giảm 7.357.398.820 đồng tƣơng ứng với tốc độ giảm 3,39%. Đến năm 2020 doanh thu của công ty là 185.135.107.667 đồng, đã giảm 24.782.922.951 đồng so với năm 2019 tƣơng ứng giảm 11,81%. Điều này chứng tỏ lƣợng hàng hóa của công ty bán ra giảm đi.

Giá vốn hàng bán: năm 2018 là 196.305.733.563 đồng, đến năm 2019 giảm còn 190.672.900.404 đồng, giảm 5.632.833.159 đồng tƣơng ứng với tốc độ giảm 2,87%. Đến năm 2020 giảm 22.272.227.445 đồng, tƣơng ứng với giảm 11,68%.

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Năm 2019 giảm 1.724.565.661 đồng so với 2018 tƣơng ứng giảm 8,22%. Đến năm 2020 lợi nhuận đạt 16.734.434.708 đồng, tăng 575.704.862 đồng tƣơng ứng giảm 2.510.695.506 so với năm 2019. Điều này chứng tỏ 3 năm qua công ty không mở rộng quy mô khiến doanh thu giảm sút.

Doanh thu hoạt động tài chính: Năm 2019 đã giảm 70.300 đồng so với năm 2018 tƣơng ứng với tốc độ giảm 3,39%. Đến năm 2020 doanh thu hoạt động tài chính tăng 38.937.675 đồng so với năm 2019.

Nhìn chung qua 3 năm, chi phí tài chính đều tăng: Năm 2019 đã tăng 2.359.478.205 đồng, tƣơng ứng với tốc độ tăng 120,77% so với năm 2018. Đến năm 2020 chi phí tài chính tăng thêm 312.639.915 đồng so với năm 2019 tƣơng ứng với tốc độ tăng 7,25%. Chi phí tài chính của công ty qua các năm đều ở

mức cao điều này là một trong những dấu hiệu đáng lo ngại cho công ty. Công ty cần tìm ra các biện pháp để giảm chi phí một cách hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Kế toán thanh toán tại công ty cổ phần dinh dưỡng quốc tế đài loan, chi nhánh phú thọ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)