Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán đối với khách hàng và

Một phần của tài liệu Kế toán thanh toán tại công ty cổ phần dinh dưỡng quốc tế đài loan, chi nhánh phú thọ (Trang 31 - 36)

B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.5. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán đối với khách hàng và

và nhà cung cấp

1.5.1. Một số vấn đề về công nợ

Công nợ trong doanh nghiệp bao gồm công nợ phải thu và công nợ phải trả, chúng có ảnh hƣởng rất lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.

- Công nợ phải thu là toàn bộ tài sản hay tiền vốn của doanh nghiệp đang bị các đơn vị khác hay cá nhân chiếm dụng mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm thu hồi.

- Công nợ phải trả là nguồn vốn kinh doanh đƣợc tài trợ từ bên ngoài doanh nghiệp, là số tiền vốn doamh nghiệp đi vay, đi chiếm dụng của các đơn vị, tổ chức cá nhân mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả.

- Quản lý công nợ là việc theo dõi tình hình phát sinh, số lƣợng, thơi hạn và giá trị của các khoản cộng nợ phải thu, phải trả. Trên cơ sở số liệu quản lý, định kỳ lập báo cáo về tình hình thanh toán công nợ từ đó giúp cho nhà quản lý có những kế hoạch thanh toán phù hợp nâng cao hiệu quả tài chính.

1.5.2. Phân tích tình hình công nợ đối với khách hàng và nhà cung cấp

Để phân tích tình hình công nợ đối với khách hàng và nhà cung cấp ta sử dụng một số chỉ tiêu phân tích sau:

* Tỷ lệ các khoản nợ phải thu khách hàng trong tổng nợ phải thu: Tỷ lệ nợ phải thu của

khách hàng trong tổng nợ phải trả (%)

Tổng số nợ phải thu khách hàng

= x 100

Tổng nợ phải trả

Nội dung: chỉ tiêu này nhằm đánh giá vị trí nợ phải thu của khách hàng trong tổng nợ phải thu của doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ này trả lớn hơn 100%, chứng tỏ số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng lớn hơn số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng. Ngƣợc lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 100%, chứng tỏ số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhỏ hơn số vốn đi chiếm dụng.

* Tỷ lệ nợ phải trả nhà cung cấp trong tổng nợ phải trả Tỷ lệ nợ phải trả nhà cung cấp trong tổng nợ phải trả (%) Tổng số nợ phải trả nhà cung cấp = x 100 Tổng nợ phải trả

Nội dung: chỉ tiêu này cho thấy mức độ ảnh hƣởng công nợ phải trả nhà cung cấp đối với tổng nợ phải trả trong doanh nghiệp. Do đây là nguồn vốn tín dụng giá rẻ nên doanh nghiệp cần tận dụng. Khi tỷ lệ công nợ này nhỏ, doanh nghiệp có thể xây dựng kế hoạch tăng cƣờng huy động nguồn vốn từ các đối tƣợng này.

*Hệ số khoản nợ phải thu khách hàng so với các khoản phải trả nhà cung cấp. Hệ số khoản nợ phải thu

khách hàng so với các khoản phải trả nhà cung cấp

Tổng số nợ phải thu của khách hàng =

Tổng nợ phải trả nhà cung cấp

Nội dung: Hệ số này phản ánh các khoản công ty bị chiếm dụng so với các khoản đi chiếm dụng.

Nếu hệ số này < 1 số vốn công ty bị chiếm dụng nhỏ hơn số vốn công ty đi chiếm dụng.

Nếu hệ số này > 1 số vốn công ty bị chiếm dụng lớn hơn số vốn công ty đi chiếm dụng.

* Số vòng luân chuyển các khoản nợ phải thu của khách hàng Số vòng luân chuyển các

khoản phải thu( vòng)

Doanh thu thuần =

Số dƣ bình quân nợ phải thu khách hàng Trong đó

Số dƣ bình quân nợ

phải thu của khách hàng

Tổng số dƣ nợ phải thu khách hàng đầu kỳ + cuối kỳ =

Nội dung: Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ kinh doanh, các khoản phải thu quay đƣợc mấy vòng. Các doanh nghiệp thƣờng kỳ vọng số vòng luân chuyển lớn, vì điều này thể hiện các khoản phải thu của khách hàng thu hồi càng nhanh, vốn càng ít bị chiếm dụng và đây là một kết quả tốt đem lại từ công tác quản lý nợ phải thu. Ngoài ra, để đánh giá mức độ vốn bị chiếm dụng ngƣời ta còn sử dụng chỉ tiêu về kỳ thu tiền bình quân.

1.5.3. Phân tích tình hình thanh toán cho khách hàng và nhà cung cấp

* Hệ số khả năng thanh toán tổng quát:

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Tổng tài sản =

Tổng nợ phải trả

Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp. Hệ số này càng lớn, khả năng thanh toán càng cao.

*Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn

Khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp đƣợc định nghĩa là mối quan hệ giữa toàn bộ tài sản có thời gian chu chuyển ngắn của doanh nghiệp với nợ ngắn hạn. chỉ tiêu này đƣợc tính nhƣ sau:

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn =

Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn cho biết công ty khả năng thanh toán đƣợc bao nhiêu lần các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn của mình. Chỉ tiêu này đo lƣờng khả năng thanh toán tạm thời nợ ngắn hạn ( những khoản nợ có thời gian dƣới 1 năm) bằng các tài sản có thể chuyển đổi trong thời gian ngắn ( thƣờng dƣới 1 năm). Trị số của chỉ tiêu này càng lớn thì khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng cao và ngƣợc lại.

Tùy mức độ kịp thời của việc thanh toán nợ hệ số khả năng thanh toán nhanh có thể đƣợc xác định theo công thức:

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho =

Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nhanh phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng các tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền trong doanh nghiệp không bao gồm hàng tồn kho vì hàng tồn kho là tài sản khó hoán đổi thành tiền, nhất là hàng tồn kho ứ đọng, kém phẩm chất. Hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán hiện hành của công ty càng cao và ngƣợc lại. Hệ số này biến động từ 0,5 đến 1.

* Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời chỉ xem xét các khoản có thể sử dụng để thanh toán nhanh nhất đó là tiền.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền =

Nợ ngắn hạn

Hệ số này thƣờng xuyến biến động từ 0,5 đến 1. Tuy nhiên để kết luận khả giá trị của chỉ số thanh toán tức thời là tốt hay xấu ở một doanh nghiệp cụ thể còn cần xem xét đến bản chất kinh doanh và điều kiện kinh kịnh doanh của doanh nghiệp đó. Nhƣng nếu hệ số này quá nhỏ thì nhất định doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ.

* Hệ số khả năng thanh toán dài hạn: Hệ số khả năng

thanh toán dài hạn

Tài sản dài hạn =

Đây là chỉ tiêu cho biết khả năng thanh toán cho các khoản nợ dài hạn bằng giá trị còn lại của tài sản cố định

* Hệ số khả năng thanh toán lãi vay: Hệ số khả năng

thanh toán lãi vay

Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay =

Lãi vay phải trả

Hệ số này phản ảnh khả năng trả lãi của doanh nghiệp. Tỷ số trên nếu lớn hơn 1 thì công ty hoàn toàn có khả năng trả lãi vay. Nếu nhỏ hơn 1 thì chứng tỏ hoặc công ty đã vay quá nhiều so với mình, hoặc công ty kinh doanh kém đến mức lợi nhuận thu đƣợc không đủ trả lãi vay.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KẾ TOÁN THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DINH DƢỠNG QUỐC TẾ ĐÀI LOAN -

Một phần của tài liệu Kế toán thanh toán tại công ty cổ phần dinh dưỡng quốc tế đài loan, chi nhánh phú thọ (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)