Số lượng gia súc, gia cầm của xã Huổi Một giai đoạn 2016 – 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu vai trò của phụ nữ dân tộc mông trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã huổi một, huyện sông mã, tỉnh sơn la​ (Trang 46 - 47)

(ĐVT:con) Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Đàn Trâu 805 745 802 Đàn lợn 2618 2784 2634 Đàn bò 1954 1876 2013 Đàn gia cầm 69.583 71.312 72.710 Đàn dê 1296 1432 1643

(Nguồn: Phòng NN&PTNT, năm 2016-2018)

Qua bảng trên ta thấy:

- Đối với Trâu, Bò: Qua các năm đều có sự tăng nhẹ, năm 2017 tổng đàn trâu trên toàn xã là 745 con giảm 60 con so với (năm 2016). Nguyên nhân là do đầu vụ xuân thời tiết rét hại và sét đánh làm chết 35 con trâu trên địa bàn xã, và do điều kiện kinh tế gia đình nên một số hộ đã bán để mua máy cày, máy bừa áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Đến năm 2018 tổng đàn trâu đã tăng lên. Tổng đàn bò trên toàn xã từ năm 2016 đến 2018 có sự tăng giảm qua các năm là do nhân dân dần chuyển từ chăn nuôi bò sang chăn nuôi một số con khác.

- Đối với Dê: Tổng đàn Dê năm 2016 trên địa bàn huyện là 1296 con, đến năm 2017 và 2018 thì tổng đàn Dê đã tăng 347 con. Do còn phụ thuộc vào điều kiện, khu vực chăn thả nên một số xã có điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi Dê tập chung ở bản Noong ke, Bản kéo, Huổi vảng và Bản Pản.

- Đối với Lợn: Năm 2016 số lợn của xã là 2618 con đến năm 2017 đàn lợn có 2784 con tăng 256 con so với năm trước, nhưng đến năm 2018 thì đàn lợn giảm còn 2534 con, tổng đàn lợn giảm là do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nên giá lợn bị giảm mạnh vậy nên người dân không muốn đầu tư nhiều sợ rủi ro, thiệt hại nhiều.

- Đối với Gia cầm: Có sự tăng nhẹ qua từng năm, do xã có triển khai một số mô hình chăn nuôi gà, vịt với quy mô lớn, dẫn đến một số hộ gia đình đã thay đổi nhận thức chuyển từ hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ sang hình thức chăn nuôi với quy mô lớn hơn, chăm sóc chuồng trại một cách khoa học, phòng bệnh và trị bệnh cho gia

cầm đúng cách, có thị trường tiêu thụ tốt và ổn định, giá cả ổn định cũng như thu nhập của người dân cũng ổn định hơn.

- Qua những nhận xét trên đã khẳng định vai trò quan trọng của cán bộ phụ trách lĩnh vực chăn nuôi trong việc chuyển giao các giống vật nuôi tốt, các kỹ thuật chăm sóc và công tác thú y cho người dân giúp người dân tích cực chăn nuôi đúng cách để nâng cao chất lượng cuộc sống. Và một vài năm gần đây chăn nuôi trên địa bàn huyện đã chuyển từ chăn nuôi với quy mô hộ gia đình đã chuyển sang chăn nuôi tập trung làm cho sự phát triển chăn nuôi của toàn huyện phát triển bền vững.

4.1.2.2. Dân số, lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu vai trò của phụ nữ dân tộc mông trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã huổi một, huyện sông mã, tỉnh sơn la​ (Trang 46 - 47)