.Phụ nữ tham gia lãnh đạo cấp đảng ủy, chính quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu vai trò của phụ nữ dân tộc mông trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã huổi một, huyện sông mã, tỉnh sơn la​ (Trang 49)

chính quyền và đoàn thể 2019

Các chức danh Tổng số ( người) Nữ Nữ dân tộc Số lượng (người) CC (%) Số lượng (người) CC (%) Lãnh đạo cấp Uỷ Đảng 2 - - - - Lãnh đạo UBND xã 3 - - - -

Tham gia ban chấp hành Đảng ủy xã

11 1 9 1 9

Số Đảng viên 281 40 14,23 40 14,23

Hội đồng nhân dân 28 9 32,14 9 32,14

(Nguồn: Thu thập số liệu của tác giả, 2019)

Tổng số phụ nữ tham gia lãnh đạo các cấp Uỷ Đảng, chính quyền và đoàn thể không có. Tham gia hội đồng nhân dân có 32,14% còn lại trong các chức danh khác không có mặt của phụ nữ. Xã Huổi Một có 24 bản, tuy nhiên trưởng các bản 100% là nam giới. Nguyên nhân của tình trạng này do nhiều yếu tố mang lại như: Nhận thức của các cấp ủy, chính quyền về BĐG, về vai trò, năng lực của phụ nữ còn hạn chế; hoặc do áp lực công việc gia đình khiến người phụ nữ không làm tốt nhất công việc của mình, do đó bị đánh giá sai năng lực... Để tăng tỷ lệ nữ tham gia vào hoạt động lãnh đạo ở các cấp, chính quyền các cấp cần quan tâm hơn nữa tới công tác bồi dưỡng cán bộ nữ, nhận thức đầy đủ hơn về năng lực và vai trò của cán bộ nữ; gia đình cần động viên, ủng hộ họ tham gia vào công tác lãnh đạo và hơn hết, người phụ nữ phải nâng cao trình độ bản thân và nhận thức đúng về vị thế của mình trong hoạt động đóng góp cho sự phát triển của xã hội.

Bảng 4.7. Trình độ của cán bộ nữ tham gia hội đoàn thể nhiệm kỳ 2016 – 2018 Trình độ Số lượng (người) CC (%) THPT 2 50 Trung cấp 1 25 Cao đẳng - - Đại học 1 25 Tổng cán bộ nữ 4 100

(Nguồn: Thu thập số liệu của tác giả, 2019)

Cán bộ các hội, đoàn thể là nguồn lực quan trọng trong sự phát triển của hội nói chung và và sự phát triển của các hội viên các hội, đoàn thể nói riêng. Đây là lực lượng chủ chốt lĩnh hội các kiến thức về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, triển khai các chương trình phát triển kinh tế xã hội, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, có lối sống lành mạnh và các chương trình nâng cao nhận thức cho các hội viên trong tổ chức hội.

Qua bảng 4.7 có thể thấy trình độ của cán bộ hội đoàn thể chưa cao. Các cán bộ hội, đoàn thể chủ yếu là trình độ trung cấp và trình độ Đại học chiếm 25%, Hoạt động chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính, sự năng động sáng tạo trong công việc còn thiếu. Điều này là một trong những nguyên nhân làm cho hoạt động của hội, đoàn thể bị yếu kém, công tác tổ chức, vận động và tuyên truyền các kiến thức, chương trình, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan trực tiếp đến các hội viên phần nào bị hạn chế. Vì vậy, để phát huy hơn nữa vai trò của các hội, đoàn thể tới các hội viên thì chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ địa phương mình.

4.1.2.4. Cơ sở hạ tầng

Để phát triển kinh tế nông thôn thì cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước, cơ sở vật chất, hạ tầng cũng là điều kiện phát triển kinh tế. Vì thế, trong những năm qua, được sự quan tâm sát sao của Đảng ủy, UBND thành phố Sơn La; UBND phường và nhân dân đã cơ bản hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng của xã bao gồm các công trình: Điện, đường, trường, trạm.

* Giao thông

Hệ thống đường giao thông của xã bao gồm các tuyến đường chính sau: - Xã có QL 4G chạy qua địa bàn với chiều dài 23 km, nó không chỉ là đường chính nối với một số bản trong xã, mà nó còn mang một ý nghĩa rất quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế xã hội của xã phát triển.

- TL 4G đi xã Nậm Mằn dài 7 km (nền đường đất)

-TL 4G đi bản Nong Ke 12 km được nâng cấp mở rộng (nền đường đất) - TL 4G đi bản Túp Phạ A trên 5km được nâng cấp và mở rộng (nền đường đất)

Ngoài các đường kể trên còn 39,9 km đường trục thôn nối liền giữa các bản, 26,65 km đường ngõ xóm của 24 bản 57,2 km đường trục nội đồng. Nhìn chung chất lượng đường của xã còn thấp chủ yếu là đường đất bề rộng từ 2- 4 m, vào mùa mưa việc đi lại của một số bản còn gặp nhiều khó khăn.

* Điện

- Trên địa bàn xã có các công trình thủy điện dọc theo suối Nậm Công đó là : Thủy lợi, thủy điện Nậm Công I, thủy điện Nậm Công III, thủy điện Nậm Công IV, thủy điện Nậm Công V và thủy điện Tà Cọ. Tuyến kênh mương thủy lợi Hải Sơn, Hương Sơn và hệ thống các suối đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết nước cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong xã cũng như các xã lân cận như: Chiềng Khoong, Nà Nghịu.

- Ngoài ra trên địa bàn xã còn có 21 công trình thủy lợi khác nhau, trong đó có 4 phai được xây dựng kiên cố đó: Phai Lòng Mòn (bản Lòng Mòn), phai Co Kiểng (bản Co Kiểng), phai Lạng Băng (bản Co Kiểng) và thủy lợi - thủy điện Nậm Công I (bản Hợp Tiến) với tổng số km kênh mương là 26,44 km (trong đó số km kênh mương được xây dựng kiên cố là 10,37 km, kênh đất là 14,6 km, đường ống là 1,47 km) phục vụ tưới tiêu cho 44 ha hoa màu và cung cấp nước cho mục đích nuôi trồng thủy sản. 17 phai gỗ tạm với tổng chiều dài kênh mương là 21,6 km (100% là kênh đất) phục vụ tưới tiêu cho 55,16 ha hoa màu và cung cấp nước cho nuôi trồng thủy sản. Nhìn chung số lượng các công trình thủy lợi phần nhiều chưa được xây dựng kiên cố vì vậy các tuyến kênh mương này thường bị sạt lở vào mùa mưa.

* Bưu chính viễn thông

- Về năng lượng: Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước hệ thống điện lưới quốc gia đã và đang được đầu tư, thực hiện. Hiện tại chỉ có 3 bản chưa được cấp điện lưới quốc gia. Việc đưa điện lưới quốc gia vào sử dụng đã tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất cugx như đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.

- Về bưu chính viễn thông: Hệ thống bưu chính viễn thông của xã đã và đang trên đà phát triển với hệ thống dịch vụ công nghệ tiên tiến, cả 24/24 bản trong xã đã được phủ song điện thoại di động.

4.1.2.5. Văn hóa, giáo dục * Văn hóa:

- Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được quan tâm chỉ đạo, các hoạt động diễn ra sôi nổi đã góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần và sức khỏe cho nhân dân. Toàn xã có 01 nhà văn hóa xã, 8/24 bản có nhà văn hóa. 20/24 bản có đội văn nghệ quần chúng, 15 đội bóng đá, 12 đội bóng chuyền thường xuyên tổ chức thi đấu giao lưu nâng cao trình độ dân trí và góp phần nâng cao đời sống nhân dân.

- Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được triển khai rộng rãi trên địa bàn, góp phần phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp, ngăn chặn đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Năm 2015 số bản đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 51,82% 43,66 số hộ đạt gia đình văn hóa. Các hoạt động thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng từ huyện tới cơ sở được tổ chức tốt, các chủ chương của Đảng, chính sách pháp luật được phổ biến kịp thời tới nhân dân. Phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng.

* Giáo dục:

- Chỉ đạo 04 đơn vị trường học trên địa bàn xã thực hiện tốt công tác kế hoạch năm học, thực hiện tốt việc duy trì dạy và học, đảm bảo sĩ số học sinh đến lớp cụ thể từng trường như sau: năm học 2017-2018;

- Trường phố thông dân tộc bán trú THCS tổng số lớp học 14 lớp; tổng số học sinh 530 em. Kiểm tra chuyển lớp và tốt nghiệp THCS 124/124 em đạt 100%.

- Trường Tiểu học xã Huổi Một tổng số lớp học 18 lớp; tổng số học sinh 505 em. Kiểm tra chuyển lớp 5 lên lớp THCS 92/110 em đạt 82,6%

- Trường Tiểu học Nậm Công tổng số lớp học 17 lớp; tổng số học sinh 453 em. Kiểm tra chuyển lớp 5 lên lớp 6 THCS 53/66 em đạt 80,3 %

- Trường Mầm non Ban mai tổng số lớp học 22 lớp; tổng số học sinh 635 em. + Công tác tổ chức nấu ăn cho học sinh bán trú.

Các trường đã thực hiện tốt chính sách đối với học sinh con hộ nghèo theo Quyết định 112/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ. Tổ chức tốt nấu ăn tập trung cho học sinh bán trú tại trường PTDTBTTHCS với tổng số học sinh 343 em; Trường Tiểu học Huổi Một với tổng số học sinh 218 em; Tiểu học Nậm Công 102 em.

Các trường đã tổ chức kiểm kê tài sản nhà trường và có kế hoạch bảo vệ, xây dựng, tu sửa trường lớp học trong thời gian nghỉ hè.

* Y tế:

- Trạm y tế xã gồm 5 giường bệnh với 7 cán bộ y tế gồm: 01 bác sĩ, 01 y sỹ, 3 điều dưỡng, 2 nữ hộ sinh. Trong những năm qua trạm y tế đã làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân phòng chống dịch bệnh. Phát triển và điều trị kịp thời các trường hợp mắc bệnh không để xẩy ra dịch bệnh trên địa bàn xã. Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được đẩy mạnh. Trong năm 2014 đã khám chữa bệnh cho3.367 lượt người, điều trị nội trú, ngoại trú cho 2.316 lượt. Bệnh nhân chuyển lên tuyến huyện 1.019 lượt người. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm 24% từ năm 2010 đến nay. Tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng đạt 87%. Tỷ lệ tăng dân số giảm còn 1,4%.

- Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được quan tâm chỉ đạo không có dịch bệnh xảy ra. Thực hiện tốt việc khám chữa bệnh cho nhân dân, các đối tượng thuộc Quyết định số: 139/QĐ-CP của Thủ Tướng Chính phủ và trẻ em dưới 6 tuổi. Y tế bản đã vận động nhân dân vệ làng bản, ăn chín, uống sôi, ngủ mắc màn và cách phòng trừ dịch bệnh. Sáu tháng đầu năm đã khám chữa bệnh được 417 bệnh nhân; tiêm chủng đầy đủ được 29 cháu;tiêm phòng uốn ván được 23 người, trẻ em được uống VitaminA 845 trẻ, trẻ được uống thuốc tẩy giun 845 trẻ.

- Thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình sử dụng các biện pháp trách thai 23 người đăng ký mới 6 tháng đầu năm. Tổng sinh 6 tháng đầu năm 39 người trong đó nam 25, nữ 14 tỷ lệ giới tính nam 1,7/1 nữ. Sinh con thư 3 - 4 có 4 cặp vợ chồng chiếm 10,2%.

Hệ thống công tác khuyến nông – khuyến lâm được củng cố, hoạt động có hiệu quả. Thường xuyên phối hợ với các tổ chức đoàn thể trong việc áp dựng KHKT vào sản xuất, chủ động thông báo và đăng ký những loại giống ngô, lúa, phân bón,… đáp ứng đủ và kịp thời vụ cho nhân dân.

4.1.2.6. An ninh trật tự:

Thực hiện Kế hoạch số 136-KH/HU, Quyết định số 357-QĐ/HU ngày 22/12/2017 của huyện ủy Sông Mã và Kế hoạch số 02-KH/TTr-VD ngày 02/3/2018 của Ban dân vận huyện ủy Sông Mã về việc triển khai cuộc vận động toàn dân tham gia chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự tại xã Huổi Một đã tổ chức hội nghị triển khai 24/24 bản, số người dân đại diện hộ gia đình tham dự hội nghị 1.369/1.381 người đạt tỷ lệ 99,1% có một số hộ vắng có lý do; những dự hội nghị đã ký bản kết không vi phạm pháp luật và ghi phiếu phát giác, tố giác tội phạm đạt 100%.

Tình hình an ninh chính trị trật tự an toàn xã trên địa bàn xã được đảm bảo, lực lượng chức năng tăng cường các hoạt động bám nắm địa bàn, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm, các tệ nạn xã hội, nắm chắc các đối tượng tiền án, tiền sự, các đối tượng đến tạm trú, tạm vắng.

4.2.Thực trạng vai trò của phụ nữ dân tộc Mông trong phát triển kinh tế hộ gia đình xã Huổi Một

4.2.1.Thông tin chung về các hộ điều tra

4.2.1.1. Một số thông tin cơ bản của các nhóm hộ điều tra

Người phụ nữ nông thôn nói chung và phụ nữ dân tộc Mông nói riêng bao giờ cũng là trung tâm của các gia đình. Họ là một trong hai chủ thể chính tạo nên sức sống cả về vật chất và tinh thần của một gia đình. Thực trạng đời sống của một gia đình là sự thể hiện thực tại vai trò và địa vị của người phụ nữ. Hiện nay, cùng với sự đi lên của nền kinh tế, bộ mặt KTXH nông thôn cũng đang từng bước chuyển mình theo hướng tích cực trên mọi phương diện: kinh tế, văn hóa, xã hội, kể cả năng lực của người phụ nữ. Để có cái nhìn tổng quát về hộ gia đình và thực trạng vai trò của phụ nữ dân tộc Mông trong phát triển kinh tế hộ, em tiến hành điều tra 40 hộ dân tộc Mông để có được các thông tin cần thiết phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

Bảng 4.8. Thông tin chung về các nhóm hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT Tổng Chỉ tiêu ĐVT Tổng SL CC (%) Tổng số hộ điều tra Hộ 40 100 1.Giới tính chủ hộ Nam chủ hộ Hộ 37 92,5 Nữ chủ hộ Hộ 3 7,5 2.Loại hộ Nông nghiệp Hộ 27 67,5

Phi nông nghiệp Hộ 9 22,5

Hộ kiêm Hộ 4 10,0

3.Kinh tế của hộ

Khá - giàu Hộ 10 25,0

Trung bình Hộ 12 30,0

Nghèo Hộ 18 45,0

4.Số nhân khẩu Người 225 100

Số nhân khẩu bình quân/hộ Người/hộ 5,62 -

5.Số lao động Người 151 100 Số lao động bình quân/hộ LĐ/hộ 3,77 - 6. Trình độ học vấn của chủ hộ Không học Người 17 42,5 Tiểu học Người 9 22,5 THCS Người 7 17,5 THPT Người 3 7,5 TC -CĐ - ĐH Người 4 10,0

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2019)

Qua bảng 4.8, ta thấy: trong gia đình, phần lớn các chủ gia đình đều là nam giới (chiếm 92,5%), tỉ lệ phụ nữ làm chủ hộ thấp, chỉ chiếm 7,5%. Phụ nữ Mông có vai trò quan trọng trong gia đình nhưng với cương vị người chủ quyền quyết định công việc lại mờ nhạt, quyền hạn đó không vượt qua việc mua bán lương thực và các

nhu cầu cơ bản của các thành viên, công việc chăm sóc con cái trong gia đình. Các hộ có nữ giới làm chủ hộ hầu hết là do chồng mất hoặc không có chồng, qua đó cho thấy những hộ này, người phụ nữ thật vất vả và phải tự nuôi con một mình.

Tỷ lệ hộ phi nông nghiệp rất thấp, chiếm 22,5%, đa phần các hộ làm nông nghiệp, chiếm tỷ lệ cao nhất 67,5%, chỉ có một số ít là hộ kiêm.

Nhóm hộ khá-giàu chiếm tỷ lệ thấp 25%. Phần lớn, nhóm hộ khá -giàu thường rơi vào các hộ kiêm, hộ phi nông nghiệp, hộ thuần nông chiếm tỷ lệ thấp hơn. Hộ trung bình chiếm tỷ lệ (30%), chủ yếu là các hộ làm nông nghiệp. Những hộ này chủ yếu là các hộ đã biết chi tiêu một cách có kế hoạch, am hiểu và chăm chỉ làm ăn, ngoài thời gian nông nhàn, những hộ này chủ yếu có chồng làm thêm nghề hoặc dịch vụ giúp tăng thêm thu nhập cho gia đình, người vợ mạnh dạn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi.

Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 45%. Những hộ nghèo trong nhóm hộ điều tra, theo em do nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng nghèo, song chủ yếu vẫn là nguyên nhân chủ quan. Họ chi tiêu không có kế hoạch, không có sự tích lũy, cộng với ốm đau bệnh tật và sinh đẻ không có kế hoạch, thiếu đất, thiếu vốn sản xuất. Một số hộ không có chồng hoặc chồng không minh mẫn nên người vợ phải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu vai trò của phụ nữ dân tộc mông trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã huổi một, huyện sông mã, tỉnh sơn la​ (Trang 49)