Những yếu tố thuộc về bản thân phụnữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu vai trò của phụ nữ dân tộc mông trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã huổi một, huyện sông mã, tỉnh sơn la​ (Trang 69)

4.3.2.1.Về vấn đề sức khoẻ

Sức khoẻ là một tài sản hết sức quan trọng đối với con người, đối với phụ nữ thì sức khoẻ lại càng quan trọng, vì nó không chỉ làm tăng khả năng lao động của phụ nữ mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống của họ và các thành viên trong gia đình. Những bà mẹ khoẻ mạnh sẽ sinh ra những đứa con khoẻ mạnh. Vì thế, quan tâm và cải thiện sức khoẻ cho phụ nữ là một phương tiện cho phát triển kinh tế và phát triển con người. Mặc dù những năm qua, Việt Nam đã đạt được những kết quả khả quan trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề đặt ra về sức khoẻ của phụ nữ nông thôn.

-Về sức khỏe, thể chất

Sức khoẻ của phụ nữ nông thôn chịu ảnh hưởng của một số yếu tố sau đây:

gian làm việc của phụ nữ dài hơn và căng thẳng hơn. Bên cạnh đó, phụ nữ nông thôn thường lao động vất vả trong thời gian mang thai, thậm chí vẫn lao động nặng trong những tháng cần phải chú ý giữ gìn để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Môi trường ô nhiễm: Với phụ nữ, ảnh hưởng của môi trường ô nhiễm càng

nhiều vì thời gian phụ nữ lao động hàng ngày trên ruộng đồng nhiều hơn nam giới nên dễ bị nhiễm độc bởi các hoá chất. Ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam có nhiều hồ, ao tù, đây là nguồn nước chủ yếu của người dân ở nông thôn (tắm, giặt giũ,...) đồng thời cũng tạo điều kiện cho muỗi và ký sinh trùng sinh sôi nảy nở.

Lấy chồng sớm, sinh đẻ nhiều: Có một điều dễ nhận thấy là ở Việt Nam còn

có hiện tượng tảo hôn. Những năm gần đây, ở các vùng nông thôn hiện tượng tảo hôn, lấy chồng sớm có xu hướng gia tăng bởi nhiều nguyên nhân văn hoá- xã hội, trong đó có nguyên nhân muốn xây dựng gia đình để tách hộ nhận ruộng khoán, nếu kết hôn muộn sẽ không có cơ hội nhận ruộng vì chính sách giao ruộng dài hạn (15 đến 20 năm). Lấy chồng sớm dẫn đến hệ quả là bên cạnh việc chưa được chuẩn bị tốt cả về thể chất, tâm lý để làm dâu, làm vợ, làm mẹ lẫn kiến thức nuôi dạy con,... Sự thiếu hiểu biết về DS -KHHGĐ nên dẫn đến mang thai và sinh nở, nạo hút thai nhiều.

Dinh dưỡng không đảm bảo: Suy dinh dưỡng, thiếu máu cũng là hiện tượng

phổ biến, một nghiên cứu quy mô như ở Việt Nam kiểm tra lượng Hemoglobin ở phụ nữ có thai cho thấy: 49% phụ nữ nông thôn có lượng Hemoglobin dưới tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới. Suy dinh dưỡng ở phụ nữ không chỉ làm tăng tỷ lệ đẻ khó, tai biến thai sản có thể dẫn đến tử vong mẹ mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ con cái

Sức khoẻ về tinh thần:

Đời sống văn hoá nghèo nàn sự đơn điệu trong đời sống văn hoá, thiếu nơi vui chơi giải trí, hội họp sinh hoạt, thiếu thông tin thời sự chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật và kinh tế và hiện tượng dễ thấy ở nhiều vùng nông thôn hiện nay. Đời sống văn hoá ở nông thôn nghèo nàn là một lý do thúc đẩy thanh niên rời bỏ nông thôn. Do vậy, xoá bỏ sự nghèo nàn trong đời sống văn hoá ở nông thôn là một yêu cầu bức thiết của sự công nghiệp hoá nông thôn, làm điều đó cũng chính là đẩy mạnh việc truyền bá kiến thức khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới, đồng thời nâng cao nhận thức của người dân nông thôn về pháp luật, lối sống văn hoá. Hơn nữa, còn ngăn chặn

và loại bỏ những các tật xấu như: mê tín, cờ bạc, số đề, bói toán.

4.3.2.2.Về vấn đề ra quyết định

Tìm hiểu vấn đề ai là người có tiếng nói quyết định đối với những vấn đề quan trọng của gia đình như mua sắm tài sản đắt tiền, xây dựng nhà cửa, những khoản chi lớn liên quan đến thành quả lao động của gia đình ta thấy có nhiều bất cập. Phụ nữ được tham gia ý kiến và bàn bạc chung với tư cách là người giữ tiền của gia đình “tay

hòm chìa khoá” trong những quyết định quan trọng nhưng trên thực tế họ không có

quyền quyết định việc chi tiêu.

4.3.2.3. Nhận thức của chị em về vai trò của bản thân

Quan niệm xã hội cùng với những yếu tố khách quan khác làm cho phụ nữ không thể hiện được tài năng, vai trò của họ cũng không được nâng cao. Tuy nhiên, không hẳn do những yếu tố khách quan đó mà còn do chính bản thân phụ nữ. Có nhiều phụ nữ vẫn cho rằng làm những công việc nhà đó là thiên chức của người vợ, người mẹ. Họ cam chịu, hi sinh bản thân, mong muốn cho chồng, cho con được vui vẻ, thành đạt, hạnh phúc, họ cảm thấy như thế là quá đủ với họ. Vậy nên, họ không muốn thể hiện mình, từ đó mà vị trí, vai trò của họ không được nâng cao.

4.4. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ dân tộc Mông trong phát triển kinh tế hộ gia đình

4.4.2. Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Huổi Một

4.4.1.1. Đề xuất các giải pháp

a, Về phía xã hội

- Thứ nhất: cải cách thể chế để tạo lập quyền và cơ hội bình đẳng cho phụ nữ và nam giới. Cải cách pháp lý sẽ tăng cường bình đẳng giới rõ nét nhất qua: Luật hôn nhân gia đình, luật chống bạo hành, bạo lực, quyền về đất đai, luật lao động, quyền chính trị.

- Thứ hai: Đẩy nhanh phát triển kinh tế nhằm khuyến khích tham gia và phân bố nguồn lực công bằng hơn. Phát triển kinh tế có xu hướng làm tăng năng suất lao động và tạo nhiều cơ hội việc làm cho phụ nữ, thu nhập cao hơn, và mức sống tốt hơn. Đầu tư có trọng điểm vào cơ sở hạ tầng và giảm bớt chi phí cá nhân cho phụ nữ

khi thực hiện vai trò của họ trong gia đình sẽ có thể giúp họ có thêm thời gian để tham gia vào các hoạt động khác, dù là để tạo thu nhập hay làm công tác xã hội.

- Thứ ba: Thực hiện những biện pháp thiết thực nhằm khắc phục sự phân biệt giới trong việc làm chủ các nguồn lực và tiếng nói chính trị. Nhà nước nên thiết lập một môi trường thể chế bảo đảm khả năng tiếp cận công bằng đến các nguồn lực và dịch vụ công cộng cho cả nam và nữ. Tăng cường tiếng nói của phụ nữ (sử dụng sáng kiến, ý tưởng) trong quá trình hoạch định chính sách.

Ngoài ra có thể:

- Mở rộng các quan hệ hợp tác giao lưu, vừa phù hợp với xu hướng thời đại, vừa chia sẻ, trao đổi được kinh nghiệm quốc tế trong việc giài quyết các vấn đề về giới, đồng thời lại mở ra nhiều cơ hội học tập, làm việc cho phụ nữ. Tạo điều kiện trao đổi cởi mở các ý tưởng với phụ nữ, nâng cao tính minh bạch trong hoạch định chính sách.

- Triển khai giáo dục vấn đề về giới, BĐG và phát triển phổ biến trong xã hội - Phát huy vai trò của tổ chức Hội phụ nữ, nhất là ở cơ sở.

Các chiến lược này không chỉ có thể vận dụng vào quản lý xã hội ở cấp vĩ mô mà cón có thể vận dụng cụ thể vào hoạt động quản lý ở từng cơ sở.

b, Trong việc thực hiện các chính sách, kế hoạch, chương trình dự án phát triển của địa phương cần đặc biệt quan tâm đến vai trò, sự tham gia của phụ nữ

- Khuyến khích thành lập ở nông thôn những tổ làm nghề thủ công, nghề truyền thống... điều này có thể tạo ra cơ hội cho cả phụ nữ và nam giới hạn chế thời gian lao động nông nhàn, tăng thu nhập nhờ đó họ có thể tăng sự giúp đỡ của người chồng trong sản xuất hay các công việc gia đình. Hạn chế việc người chồng đi làm thuê xa nhà đồng thời phụ nữ cũng có những khoản thu nhập bằng tiền mặt của riêng họ. Bên cạnh đó, qua sinh hoạt tại nhóm, tổ sản xuất, người phụ nữ nông thôn có thể mở rộng quan hệ giao tiếp, nâng cao nhận thức của họ về những vấn đề xã hội cũng như những kiến thức về nuôi dạy con trong gia đình.

- Trong quá trình thực hiện các trương trình, dự án nhu cầu của lao động nữ và nam cần được xem xét trong quá trình lựa chọn, khảo sát, thiết kế, thẩm định và triển khai các dự án, các chương trình phát triển nông thôn. Tiến hành nghiên cứu

đánh giá tác động của các dự án với phụ nữ như: nước sinh hoạt, thuỷ lợi, cầu đường, trạm y tế, thông tin liên lạc, trường học và chợ.

c, Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào hoạt động cộng đồng

Vận động và tạo điều kiện cho mọi chị em phụ nữ được thường xuyên tham gia sinh hoạt, hội họp từ các đoàn thể như: phụ nữ, thanh niên, hội nông dân, để họ được học tập, có điều kiện tiếp cận với sách, báo, các phương tiện truyền thông... Hình thành các câu lạc bộ văn hoá, thể thao tại các xóm, có kế hoạch sinh hoạt theo định kỳ một tháng 1 lần tại các nhà văn hoá xóm. Nhằm nâng cao trình độ về mọi mặt của phụ nữ, tạo môi trường cho họ phát huy và khẳng định vai trò của mình đối với gia đình và xã hội. Đồng thời giúp nâng cao nhận thức, giảm thiểu được tính tự ti, rụt rè, ngại va chạm của một bộ phận phụnữ.

d, Tăng cường khả năng tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình

- Đất đai:

Thực hiện tốt quy định của Luật đất đai năm 2003 và các nghị định sửa đổi bổ sung. Về nguyên tắc, nhà nước quy định việc đứng tên sử dụng đất là cả hai vợ chồng nhưng trong thực tế người đứng tên chính lại là nam giới. Do vậy, cần phải kiểm soát các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều được ghi tên cả vợ và chồng nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhiều người phụ nữ.

- Tín dụng:

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, vốn cho phát triển kinh tế là một vấn đề rất quan trọng, nhu cầu vay vốn trong các hộ gia đình để đầu tư vào sản xuất là rất lớn. Qua thực tế cho thấy vốn vay của nông dân ở địa phương gặp nhiều khó khăn, lượng vốn người dân được phép vay thấp không đủ để đầu tư mở rộng sản xuất. Lượng vốn vay này chỉ giải quyết một phần khó khăn trước mắt. Vì vậy Ngân hàng cần đơn giản hoá thủ tục, điều kiện vay, tăng thời lượng vay và chấp nhận các mục tiêu sử dụng vốn vay đa dạng hơn. Đặc biệt cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ ngân hàng với cán bộ khuyến nông, khuyến lâm để hỗ trợ tập huấn về kỹ thuật và thông tin về thị trường cũng như kỹ năng lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho tất cả các hộ vay vốn. Các hộ gia đình, nhất là phụ nữ, cần được thông tin một cách

cụ thể về các hình thức tín dụng mà họ có thể nhận được. Dữ liệu về các khoản cho vay của ngân hàng.

e, Nâng cao trình độ cho phụ nữ dân tộc Mông

- Quan tâm bồi dưỡng, nâng cao trình độ, tạo điều kiện phát huy năng lực của đội ngũ cán bộ nữ đang làm công tác chính quyền, đoàn thể từ các thôn đến cấp xã. Đồng thời bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ trong tương lai có đủ năng lực, trình độ tham gia công tác chính quyền, đoàn thể nhằm nâng cao vị thế của phụ nữ trong hoạt động xã hội địa phương.

- Trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh công tác khuyến nông, tạo điều kiện để phụ nữ được tiếp cận nhiều hơn với kiến thức và công nghệ mới. Giúp đỡ phụ nữ được tiếp cận với vốn, công cụ sản xuất mới… Áp dụng kiến thức mới vào trồng trọt, chăn nuôi đạt năng suất hiệu quả và thu nhập cao.

- UBND xã cần chủ động phối hợp với phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông và các trung tâm đào tạo nghề nhằm xây dựng và phát triển các trung tâm dạy nghề tại địa phương để nữ giới có thể tham gia nhiều hơn, mở rộng các hình thức dạy nghề ngắn hạn, bồi dưỡng kiến thức về mọi lĩnh vực, nhất là quản lý kinh tế hộ cho phụ nữ, đặc biệt thu hút sự tham gia của nam giới vào các khóa học có lồng ghép giới. Cần hình thành được những nhóm hạt nhân bao gồm nông dân cả nam và nữ sản xuất giỏi, hiểu biết tốt về công nghệ mới và có những mối liên hệ chặt chẽ với chính quyền và các tổ chức hội đoàn thể.

f, Nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của phụ nữ

Để thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thì phát triển kinh tế hộ gia đình đóng vai trò không nhỏ, muốn vậy cần quan tâm đến vai trò của người phụ nữ bằng việc:

- Nâng cao kiến thức cho phụ nữ, đặc biệt kiến thức tổ chức cuộc sống gia đình, nuôi dạy con chăm sóc sức khỏe, nâng cao kiến thức về luật pháp, chính sách, kiến thức về bình đẳng giới, khuyến khích sự quan tâm của các thành viên trong gia đình chia sẻ các hoạt động lao động cũng như trong cuộc sống tinh thần, tình cảm.

- Tuyên truyền vận động trên các phương tiện và các hình thức sinh hoạt của địa phương về giới, về vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội phù hợp với từng

đối tượng. Trong công tác tuyên truyền, vận động về vấn đề bình đẳng Giới cần phải để cho nam giới tham gia, từ đó nam giới có các biện pháp thực hiện nhằm thúc đẩy quá trình bình đẳng giới, đồng thời giúp cho chị em phụ nữ tự nhìn nhận, đánh giá lại mình và có ý thức phấn đấu vươn lên.

g, Nâng cao chăm sóc sức khỏe và đời sống

Sức khỏe là vốn quý nhât của con người. Do đặc điểm tự nhiên mà phụ nữ có sức khỏe yếu hơn nam giới. Thực tế hiện nay là nhiều chị em vẫn chủ quan, chưa có ý thức tự bảo vệ sức khỏe của mình. Chăm sóc sức khỏe bản thân sau khi sinh cũng những biện pháp phòng tránh mắc bệnh phụ khoa là điều không phải ai cùng biết. Do đó mà công tác KHHGĐ, nâng cao chăm sóc sức khỏe và đời sống là một vấn đề cần được quan tâm. Để làm được điều đó, các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể và Hội phụ nữ cần tích cực hơn trong công tác vận động sinh đẻ có kế hoạch, tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức SKSS cho phụ nữ có thai, vận động phụ nữ có thai thường xuyên đi khám, tham gia tiêm phòng, khuyến khích chị em phụ nữ tham gia khám chữa bệnh định kỳ. Cùng với việc vận động chị em phụ nữ thì tuyên truyền những kiến thức cho cả nam giới cũng là việc hết sức cần thiết để đảm bảo chương trình đạt hiệu quả.

4.4.2.2. Giải pháp đối với bản thân người phụ nữ

Mỗi thời kỳ có những cơ hội và yêu cầu mang tính lịch sử, muốn có thể khẳng định và phát huy vai trò của mình, bản thân người phụ nữ trước hết phải ý thức được đầy đủ vai trò về giới của mình, mới có thể nắm bắt được những cơ hội, cùng với xã hội, hướng tới cách ứng xử bình đẳng giới. Muốn vậy, phụ nữ hiện đại cần nỗ lực nhiều mặt:

- Có tri thức, văn hoá. Chúng ta đang hướng tới phát triển nền kinh tế tri thức, phụ nữ khi có tri thức sẽ có bản lĩnh hơn và có nhiều cơ hội lựa chọn hơn trong cuộc sống. Chẳng hạn như khi công nghệ thông tin phát triển, nhiều công việc yêu cầu sử dụng máy tính tăng lên, đây sẽ là cơ hội tốt cho những phụ nữ biết sử dụng vi tính nhưng lại sẽ trở thành rào cản cho những người không biết sử dụng.

- Có ý thức cầu tiến, độc lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu vai trò của phụ nữ dân tộc mông trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã huổi một, huyện sông mã, tỉnh sơn la​ (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)