Phụnữ dân tộc Mông trong các hoạt động sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu vai trò của phụ nữ dân tộc mông trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã huổi một, huyện sông mã, tỉnh sơn la​ (Trang 58)

Ngày nay, tham gia vào các hoạt động tạo thu nhập kinh tế cho gia đình không còn chỉ riêng trách nhiệm của nam giới, trách nhiệm này đã có thêm vai trò của phụ nữa. Đặc biệt, tại khu vực nông thôn, người phụ nữ ngoài công việc nội trợ trong gia đình còn cùng người chồng, nam giới tham gia vào công việc đồng áng, các hoạt động sản xuất nhằm tăng thêm nguồn thu nhập.

4.2.2.1. Phụ nữ dân tộc Mông trong hoạt động trồng trọt và chăn nuôi

Trong 40 hộ được điều tra thì các hộ chủ yếu là sản xuất nông nghiệp (67,5%), trên địa bàn xã, ngoài trồng lúa thì các hộ còn trồng rau màu, trồng ngô, trồng lạc,…Luân canh cây trồng giúp các hộ có thêm thu nhập nhưng đồng thời với đó là sự vất vả của cả vợ và chồng. Quá trình phân công lao động trong hoạt động trồng trọt ở các hộ điều tra được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.10. Phân công lao động trong hoạt động sản xuất nông nghiệp tính đến tháng 5 năm 2019

ĐVT; % (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2019)

Hoạt động Hộ giàu-khá (n=10) Hộ trung bình (n=12) Hộ nghèo (n=18)

Vợ Chồng Cả hai Vợ Chồng Cả hai Vợ Chồng Cả hai

Trồng trọt

Chọn giống (quyết định trồng cây gì …) 10 20 70 16,72 36,12 47,16 8,25 47,21 44,54

Làm đất (cày bừa…) 10 30 60 11,23 34,56 54,21 7,25 48,27 44,48

Trồng cây - 55 45 12,32 41,24 46,44 8,69 39,46 51,85

Mua vật tư (phân bón…) 30 10 60 35,56 35,74 28,70 36,46 32,74 30,80

Chăm sóc (bón phân, làm cỏ…) 40 20 40 45,37 13,76 40.13 65,23 8,76 26,01

Thu hoạch 20 10 70 51,28 12,43 36,29 31,76 16,38 51,86

Bảo quản sau thu hoạch (phơi, sấy…) 50 10 40 64,70 12,53 22,77 77,23 - 22,77

Tìm thị trường tiêu thụ 20 50 30 6,18 74,52 19,30 16,48 14,53 68,99

Bán NS (quyết định thời điểm bán …) 10 30 60 3.42 53,16 43,42 8,79 61,63 29,58

Chăn nuôi

Chọn giống(quyết định nuôi con gì …) 40 10 50 12,36 30,41 57,23 8,62 38,56 5282

Làm chuồng - 40 60 - 57,63 42,37 0 75,92 24,08

Mua vật tư (cám tăng trọng…) 30 20 50 27,54 27,63 64,83 17,34 42,35 40,31

Chăm sóc 60 10 30 11,76 19,29 68,95 51,84 22,34 25,82

Qua bảng 4.10, cho thấy phân công lao động trong sản xuất nông nghiệp tại các hộ nghiên cứu trên địa bàn xã Huổi Một như sau: Qua điều tra 3 nhóm hộ thì hộ khá là nhóm có sự chia sẻ trong các công việc đồng áng cao nhất. Các công việc trong hoạt động trồng trọt, người được điều tra trả lời rằng đó là công việc của cả hai là rất cao, tức là họ đã có sự bàn bạc trong việc quyết định các hoạt động sản xuất, chăn nuôi của hộ gia đình.

Ở nhóm hộ khá, nhiều khâu trong hoạt động sản xuất, người phụ nữ cũng tham gia nhiều hơn so với hai nhóm hộ còn lại. Như khâu chọn giống, 40% do người phụ nữ quyết đinh, 10% do người chồng và 50 % có sự bàn bạc của cả hai. Tỷ lệ này ở nhóm hộ trung bình và hộ nghèo có thấp hơn và thấp nhất là ở hộ nghèo, sự bàn bạc trong gia đình không cao, chỉ chiếm 38,56%. Quyết định trồng cây gì, nuôi con gì vẫn chủ yếu thuộc về người đàn ông. Trong một số hoạt động khác như làm đất, làm chuồng, người đàn ông vẫn đảm nhiệm chính, và tỷ lệ này cũng có xu hướng giảm khi nghiên cứu hai nhóm hộ trung bình và nghèo.Đặc biệt là ở nhóm hộ nghèo, sự tham gia của phụ nữ trong hai hoạt động trên so với người đàn ông trong gia đình tuy có thấp hơn, nhưng vẫn là cao hơn khi so sánh với sự tham gia của phụ nữ ở hai nhóm hộ kia. Hoạt động này ở hộ khá cũng có sự thuê ngoài nhiều hơn. Do đây là nhóm hộ có điều kiện kinh tế tốt hơn. Các hoạt động mua vật tư, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, tìm thị trường, thì lại chủ yếu là công việc của phụ nữ.

Tuy nhiên ở cả 3 nhóm hộ đều có sự chia sẻ công việc trong các hoạt động này, sự chia sẻ cao nhất ở nhóm hộ khá và thấp nhất ở nhóm hộ nghèo. ở nhóm hộ khá việc bán sản phẩm do gia đình tạo ra chủ yếu là công việc của phụ nữ. Ngược lại ở nhóm hộ nghèo thì công việc này chủ yếu là do người đàn ông quyết định.

Qua bảng phân công lao động 4.10 có thể thấy, sự tham gia của người phụ nữ vào các hoạt động sản xuất chiếm tỷ lệ rất cao, họ đã khẳng định vai trò quan trọng của mình trong các hoạt động sản xuất, tạo thu nhập. Và sự san sẻ công việc đồng áng được thể hiện rõ ở nhóm hộ giàu-khá và trung bình. Nhóm hộ nghèo hầu hết các công việc nặng vẫn đặt lên vai người phụ nữ. Họ phải đảm đương quá nhiều mà ít có sự chia sẻ từ phía người đàn ông trong gia đình.

4.2.2.2. Phụ nữ dân tộc Mông trong hoạt động dịch vụ, buôn bán:

Trong 40 hộ điều tra có 22 hộ tham gia hoạt động dich vụ, buôn bán. Chủ yếu là hoạt động buôn bán, dịch vụ nhỏ lẻ. Cả 22 hộ này đều thuộc nhóm hộ khá – trung bình, không có hộ nghèo. Quá trình phân công lao động trong hoạt động này được

tổng hợp tại trong bảng sau:

Bảng 4.11. Phân công lao động trong hoạt động buôn bán, dịch vụ của các hộ điều tra

(ĐVT: %)

Các hoạt động Người đảm nhiệm

Nữ Nam Cả hai Thuê

Quản lý thu, chi, thanh toán 70 30 - -

Vận chuyển, bốc dỡ, áp tải hàng 6,25 85,50 8,25

Trực tiếp phục vụ hay bán hàng 26 13,50 60,50 -

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra,2019)

Việc tiếp cận nguồn vốn cũng là một yếu tố quan trọng trong sản xuất. Đa phần các hộ đều vay từ Ngân hàng, một bộ phận vay từ các tổ chức, đoàn thể ở xã như Hội phụ nữ, Hội nông dân, quỹ xóa đói giảm nghèo,…Khi vay ở các tổ chức đoàn thể thì không cần có tài sản thế chấp nhưng vay ở ngân hàng lại khác. Để vay vốn ở ngân hàng, gia đình phải có tà sản thế chấp, mà các hộ chỉ có đất đai là tài sản giá trị nhất. Nhiều khi người chồng không quan tâm đến chuyện làm ăn, mọi việc trong nhà đều do người vợ quyết định và thực hiện nhưng chồng lại là chủ hộ. Điều này làm hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn của phụ nữ, từ đó mà có thể ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh. Số liệu trong bảng 4.12 sẽ cho ta thấy nguồn vốn vay của các hộ điều tra:

Bảng 4.12. Nguồn vay vốn của các hộ điều tra

Nguồn vay Số lượng vay (hộ) CC (%)

Ngân hàng 35 87,5

Hội phụ nữ 12 30,0

Hội nông dân 9 22,5

Quỹ xóa đói giảm nghèo 15 37,5

Nguồn khác (họ hàng, bạn bè,..) 29 72,5

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra,2019)

hộ vay từ nhiều nguồn khác nhau như vừa vay từ Hội nông dân, vừa vay từ nguồn khác (họ hàng, bạn bè,…). Tỷ lệ vay ngân hàng là lớn nhất (35 hộ) 87,5%. Do vay ngân hàng có thể vay với số vốn lớn. Những hộ này đều lấy đất đai làm tài sản thế chấp để vay vốn. Nên khi vay ngân hàng cần có sự đồng ý của chủ hộ (thường là người chồng) thì mới có thể vay vốn. Nên việc tiếp cận vốn của chị em còn gặp nhiều khó khăn.

Còn vay ở Hội Phụ nữ, Hội nông dân,…không cần tài sản thế chấp nhưng được vay vốn với số vốn nhỏ hơn và phải theo từng đợt. Ngoài ra, nhiều hộ cũng vay mượn từ họ hàng, bạn bè. Đây là nguồn tín dụng không chính thống, hầu hết đều dựa vào sự quen biết và tin tưởng nhau.

Đa số các hộ vay vốn với mục đích chủ yếu là để làm vốn sản xuất kinh doanh, chủ yếu là dùng để chăn nuôi. Một số hộ khác dùng để mua công cụ sản xuất và vay tiền cho con đi học xa nhà. Đây đều là những mục đích chính đáng, giúp phát triển kinh tế hộ gia đình, vươn lên làm giàu để có được một cuộc sống tốt hơn.

Như vậy, việc tiếp cận nguồn vốn của chị em còn gặp nhiều khó khăn làm cản trở khả năng tiếp cận nguồn lực. Từ đó, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Bảng 4.13. Tình hình quản lý vốn vay của hộ điều tra

Người thực hiện Hộ giàu- khá (n=10) Hộ trung bình (n=12) Hộ nghèo (n=18) Tỷ lệ vay vốn 30,00 58,30 66,67 Quản lý Chồng 31,42 35,22 32,54 Vợ 14,28 25,56 15,66 Cả hai 54,30 39,22 51,80 2.Quyết định sử dụng vốn vay Chồng 45,85 17,62 32,28 Vợ 00 27,26 15,66 Cả hai 54,15 55,12 52,06 3.Đứng tên vay vốn Chồng 100,00 - - Vợ - - - Cả hai - - -

4.Trả lãi tiền vay

Chồng 26,47 34,62 62,36

Vợ 26,47 25,75 18,82

Cả hai 47,06 39,63 18,82

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Trong vai trò kiểm soát nguồn lực tài chính được thể hiện ở bảng trên cho thấy vai trò khác nhau của người phụ nữ trong các nhóm hộ khác nhau. Tỷ lệ vay vốn ở các nhóm hộ cũng rất khác nhau, tỷ lệ vay vốn ở nhóm hộ khá là 30,00%, nhóm hộ trung bình là 58,30% và nhóm hộ nghèo là 66,67%.

Qua bảng 4.13. ta thấy quyền quản lý vốn vay trong các nhóm hộ rất khác nhau. Ở nhóm hộ khá thì cả hai vợ chồng cùng quản lý vốn chiếm tỷ lệ cao. Ở hộ trung bình và hộ nghèo, tỷ lệ này thấp hơn. Sự chênh lệch giữa vai trò của chồng và vợ trong quản lý vốn trong gia đình còn quá lớn, trong chi tiêu hàng ngày thì người

vợ là người quản lý chi tiêu. Nhưng các quyết định lớn trong gia đình thì lại do người đàn ông quyết định. Trong vai trò quyết định sử dụng sự khác biệt càng được thể hiện rõ hơn giữa nam giới và nữ giới. Trong gia đình người đàn ông vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong việc quyết định sử dụng đồng vốn. Ở nhóm hộ nghèo có tới 33,28%, nhóm hộ trung bình là 17,62% nhóm hộ khá là 45,85%. Trong nhóm hộ khá thì người phụ nữ tham gia và vai trò quyết định sử dụng vốn vay ít hơn hai nhóm hộ còn lại. Thể hiện nhận thức về vai trò của người phụ nữ trong việc kiểm soát nguồn lực tài chính trong nông hộ của nhóm hộ khá cao hơn. Người đứng tên vay vốn phần lớn là người đàn ông trong gia đình. Nhưng người đi trả lãi thì chủ yếu là người vợ. Tỷ lệ người phụ nữ đảm nhiệm vai trò này trong các nhóm hộ là rất cao. Sự đối lập giữa tỷ lệ phụ nữ có quyền quyết định sử dụng vốn vay và tỷ lệ phụ nữ đi trả lãi hàng tháng cho thấy sự bất công bằng trong vai trò kiểm soát nguồn lực tài chính của nông hộ.

4.2.3. Phụ nữ dân tộc Mông đối với vai trò tái sản xuất

Gia đình hạnh phúc, mọi người trong gia đình phát triển toàn diện là điều mà ai cũng mơ ước. Để làm được điều đó thì ngoài công việc tạo thu nhập cho gia đình thì chăm lo, yêu thương các thành viên trong gia đình cũng là điều rất cần thiết. Mỗi một gia đình lại có những cách riêng để xậy dựng gia đình hạnh phúc. Hiện nay, nhiều gia đình rất tiến bộ, người chồng đã giúp người vợ trong việc nội trợ và dạy con học bài chứ không cho rằng đó là việc của vợ nữa. Do đó mà nhiều người vợ đã có thời gian hơn cho bản thân mình. Tuy nhiên không phải gia đình nào cũng được như vậy. Nhiều người chồng vẫn coi đó là việc đương nhiên của phụ nữ. Kèm theo đó là nhiều người vợ cũng coi việc nội trợ, chăm sóc gia đình là thiên chức của mình, cho nên mình làm là đương nhiên. Do những suy nghĩ đó mà họ ít có thời gian lo cho bản thân mình.

Bảng 4.14. Phân công lao động trong hoạt động nội trợ và chăm sóc con cái

(ĐVT: %)

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra,2019)

Hoạt động Hộ giàu-khá (n=10) Hộ trung bình (n=12) Hộ nghèo (n=18)

Vợ Chồng Cả hai Vợ Chồng Cả hai Vợ Chồng Cả hai

Hoạt động tái sản xuất

Làm việc nhà 60 10 30 57,32 12.32 30,36 45,15 32,76 22,09

chăm sóc con cái 30 20 50 45,72 7,63 46,65 32,67 8,96 58,37

xây dựng sửa chữa 10 60 30 6,51 75,47 18,02 0,00 75,92 24,08

Hoạt động cộng đồng

Đi tập huấn 20 30 50 28,41 36,72 34,87 22,03 39,46 38,51

Họp phụ huynh 40 20 40 28,41 36,72 34,87 22,03 68,23 9,74

Đi họp thôn 30 40 30 28,41 31,12 40,47 43,14 37,46 19,40

Sự phân công trong các hoạt động khác ngoài sản xuất nông nghiệp được thể hiện qua bảng 4.14. Sự phân công trong các hoạt động tái sản xuất được thể hiện rất rõ rệt qua bảng trên. Tỷ lệ phụ nữ làm việc nhà, chăm sóc con cái là rất cao. Rõ nét nhất là ở nhóm hộ nghèo. Tỷ lệ phụ nữ đảm nhận các công việc trên là rất cao và ít có sự chia sẻ của người chồng. Tuy nhiên ở nhóm hộ khá và trung bình số người được điều tra lựa chọn đó là công việc của cả hai cũng rất cao. Điều này cho thấy nhận thức của những người đàn ông trong gia đình ở hai nhóm hộ này khá cao, họ không còn quá phân biệt công việc đó là của phụ nữ, mà đã coi đó là trách nhiệm của cả hai. Còn trong xây dựng, sửa chữa thì người đàn ông vẫn đảm nhiệm chính, sự phân công này vẫn còn rất rõ rệt.

Trong hoạt động cộng đồng, thôn xóm sự phân công công việc trong gia đình thể hiện rõ ở hộ nghèo. Đi tập huấn, họp thôn vẫn là công việc của đàn ông, đi họp phụ huynh, lao động công ích thì tỷ lệ nữ tham gia lại rất cao. Thể hiện sự bất bình đẳng trong phân công tham gia hoạt động cộng đồng. Qua sự phân công này, có thể thấy người mẹ, người phụ nữ trong gia đình vẫn là người quan tâm, sát sao hơn với việc học của con, còn chức năng tham gia các hoạt động nâng cao kiến thức phục vụ phát triển kinh tế của gia đình thì vẫn thuộc về người đàn ông.

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ dân tộc Mông trong phát triển kinh tế hộ gia đình

4.3.1. Những yếu tố khách quan

4.3.1.1. Quan niệm xã hội

Quan niệm xã hội vẫn còn là một rào cản lớn đối với phụ nữ trong quá trình thể hiện vai trò của mình. Xã hội ngày càng phát triển, đồng thời với đó là những quan niệm không phù hợp sẽ bị đẩy lùi. Tuy nhiên vẫn còn nhiều quan niệm về vấn đề bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ vẫn còn tồn tại, và phụ nữ luôn là người chịu thiệt. Nhiều người đàn ông vẫn còn cho rằng việc nội trợ , chăm con, giặt giũ là của đàn bà. Còn mình thì làm những việc to lớn bên ngoài xã hội. Chính những suy nghĩ, quan niệm đó đã làm cho phụ nữ mất đi cơ hội được thể hiện mình và ngày càng phụ thuộc hơn vào người chồng.

Bất bình đẳng vẫn còn tồn tại khi mà nhiều gia đình vẫn muốn có con trai để“nối dõi tông đường”. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến con cái trong gia đình

mà còn ảnh hưởng lớn tới xã hội. Mặc dù pháp luật đã quy định BĐG giữa nam và nữ nhưng nhiều gia đình vẫn rất coi trọng chuyện có con trai hay không. Quan niệm “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” vẫn đang còn phổ biến. Đặc biệt, trong phân chia tài sản, con trai luôn được nhiều hơn vì cha mẹ vẫn hay quan niệm rằng con gái là con nhà người ta, con trai mới là người chăm sóc cho mình khi về già. Do đó mà việc phân biệt con trai và con gái vẫn là điều đáng lo ngại.

4.3.1.2. Khả năng tiếp cận thông tin

Nhiều nam giới chưa nhận thức được vai trò to lớn của người vợ trong gia đình, vẫn cứ cho rằng những công việc như nấu cơm, quét nhà, rửa bát,…là việc của phụ nữ đương nhiên phải làm. Người vợ vừa làm việc tạo thu nhập, vừa chăm lo việc nhà nên ít có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi giải trí.

Do thời gian nghỉ ngơi ít ỏi nên phụ nữ ít được cập nhật thông tin về thị trường, xã hội,…,ít biết đến những kỹ thuật tiến bộ, ít có điều kiện tiếp cận các kênh thông tin. Mặc dù số phụ nữ xem ti vi đã tăng lên nhưng họ chủ yếu là xem phim, các kênh giải trí chứ những kênh truyền hình phổ biến kiến thức, KHKT…họ lại ít xem. Điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu vai trò của phụ nữ dân tộc mông trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã huổi một, huyện sông mã, tỉnh sơn la​ (Trang 58)