Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu vai trò của phụ nữ dân tộc mông trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã huổi một, huyện sông mã, tỉnh sơn la​ (Trang 34)

3.4.1. Phương pháp điều tra chọn mẫu

* Chọn điểm nghiên cứu

Huổi Một là xã của huyện Sông Mã. Địa hình của xã dốc,chủ yếu là đồi núi, các bản cách xa nhau phụ thuộc vào nguồn nước tự nhiên. Căn cứ vào địa hình, điều kiện phát triển KTXH của địa phươngtôi tiến hành lựa chọn ra 3 bản mà có số người dân tộc Mông sinh sống nhiều nhất: bản Hợp tiến, bản Khua họ và bản Noong ke, để nghiên cứu.

- Bản Hợp Tiến: cách trung tâm xã 3km, có 28 hộ là người DT Mông sinh

sống, địa hình núi cao và dốc, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn,trình độ học vấn còn thấp, nên người dân nơi đây chủ yếutrồng các loại cây lâu nămnhãn, xoài,... Có QL 4G chạy qua địa bàn nó còn mang một ý nghĩa rất quan trọng trong việc thúc đẩy nền KTXH của xã phát triển.

sinh sống, có địa hình cao và dốc bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao và thung lũng dốc tụ người dân nơi đây chủ yếu sống bằng ngành nông nghiệp như: ngô, lúa, sắn và các loại cây lâu năm như: nhãn, xoài. Do có đường QL 4G chạy qua nên đời sống KTXH của nhân dân từng bước đi vào ổn định và có phần được cải thiện.

- Bản Noong Ke: cách trung tâm xã 15km, có 45 hộ dân người DT Mông đang sinh sống, do có địa hình cao và dốc và vào mùa mưa giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn nên cuộc sống người dân nơi đây chưa được cải thiện, người trông các loại cây như: ngô, lúa,sắn..., các loại cây lâu năm như: xoài, nhãn, mận, chanh leo.

* Chọn hộ nghiên cứu

Sau khi lựa chọn vùng nghiên cứu, tiến hành chọn ngẫu nhiên ra 40 hộ nghiên cứutừ danh sách các hộ gia đình, đảm bảo đủ các hộ thuộc 3 nhóm giàu-khá, trung bình, nghèo.

Kết quả chọn mẫu:

Bảng 3.1. Kết quả chọn mẫu theo số liệu điều tra năm 2019

Các bản Tổng số hộ (hộ)

Phân theo mức sống

Giàu-khá Trung bình Nghèo

Hợp Tiến 11 3 3 5 Khua Họ 12 3 4 5 Noong Ke 17 4 5 8 Xã Huổi Một 40 10 12 18

(Nguồn: Số liệu thu thập của phiếu điều tra, 2019)

Điều tra trình độ nhận thức của người dân trên địa bàn xã Huổi Một về vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế, mẫu nghiên cứu là 40 hộ, sử dụng phương pháp phân tầng theo các tiêu chí:

+Là người dân tộc Mông, có hộ khẩu trên địa bàn xã Huổi Một. + Nam giới thuộc nhóm tuổi từ 18 đến dưới 50 tuổi và trên 50 tuổi. + Nữ giới thuộc nhóm tuổi từ 18 đến dưới 50 tuổi và trên 50 tuổi.

3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu

* Thu thập số liệu thứ cấp

Các thông tin thứ cấp được thu thập từ internet, sách báo, các báo cáo đã được tổng hợp của xã.

Các thông tin thứ cấp cần thu tập và các nguồn cung cấp thông tin cụ thể như sau:

Bảng 3.2. Thông tin cần thu thập và nguồn cung cấp thông tin

Thông tin cần thu thập Nguồn cung cấp Phương pháp thu thập

Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của đề tài.

Các nghiên cứu, bài báo, giáo trình, Internet,…

Tra cứu tài liệu, chọn lọc thông tin.

Vị trí địa lý, tình hình sử dụng đất đai

Địa chính xã Thu thập từ các số liệu của Ban Địa chính xã Tình hình phát triển KTXH,

dân cư và nguồn lao động.

UBND xã Thu thập từ các báo cáo

của UBND xã.

(Nguồn: Số liệu thu thập của số liệu điều tra, 2019) * Thu thập số liệu sơ cấp

* Nguồn số liệu: Trên cơ sở các mẫu điều tra 40 hộ đã chọn, thu thập thông tin

bằng cách tiến hành phỏng vấn trực tiếp.

Thu thập thông tin sơ cấp là các thông tin được thu thập trực tiếp thông qua các cuộc điều tra, phóng vấn các cán bộ, người lao động. Thu thập các thông tin này giúp cho ta thấy được nguyên nhân của những tồn tại, và những các ứng phó của địa phương giúp ta phân tích rõ từ đó đề xuất kiến nghị và có những biện pháp kịp thời.

* Phương pháp phỏng vấn vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi: Thu thập các số liệu bằng hệ thống các câu hỏi đã được soạn thảo trước.

- Câu hỏi được soạn thảo bao gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở

- Nội dung các câu hỏi phục vụ cho đề tài nghiên cứu được thiết kế theo các nhóm thông tin sau:

1. Nhóm thông tin chung về hộ gia đình

2. Nhóm thông tin về ngành nghề phân loại hộ và vốn vay của hộ 3. Nhóm thông tin về vai trò phụ nữ trong hoạt động sản xuất

4. Nhóm thông tin về vai trò phụ nữ trong hoạt động cộng đồng 5. Nhóm thông tin về tiếp nguồn tiếp cận thông tin của phụ nữ

6. Nhóm thông tin về vai trò phụ nữ trong hoạt động khác: Tái sản xuất, khinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

7. Nhóm thông tin về một số ý kiến đóng góp nhằm nâng cao vị thế và vai trò của phụ nữ.

3.4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

- Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: số liệu được tổng hợp và phân tích trên bảng tính Excel, sau đó được thống kê và phân tích theo phương pháp so sánh.

- Phương pháp so sánh: các số liệu được so sánh qua các năm, các nhóm hộ giàu, khá, trung bình, nghèo để thấy được sự khác nhau về thực trạng vai trò của người phụ nữ qua các năm cũng như trong từng nhóm hộ. Từ đó có thể đưa ra những nhận xét.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1.Vị trí địa lí

- Huổi Một là một xã vùng III, nằm ở phía Tây huyện Sông Mã, cách trung tâm huyện 10 km. Xã có tổng diện tích tự nhên là 13.698,31 ha, gồm 24 bản, có vị trí giáp ranh như sau:

- Phía Đông giáp xã Chiềng Khoong;

- Phía Tây giáp xã Nậm Mằn, huyện Sông Mã và huyện Sốp Cộp; - Phía Nam giáp xã Mường Cai, huyện Sông Mã và huyện Sốp Cộp; - Phía Bắc giáp xã Nậm Mằn và xã Nà Nghịu;

- Tuy là xã vùng III nhưng xã Huổi Một có một thế mạnh do có đường QL 4G đi qua, chạy qua địa bàn xã với chiều dài 23 km.

- Xã Huổi Một có địa hình cao và dốc bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao và thung lũng dốc tụ. Độ cao trung bình 900 m so với mặt nước biển, điểm cao nhất là đỉnh Pu Hua với 1.737,7 m, điểm thấp nhất 378,1 m. Xã có các dạng địa hình như sau:

- Địa hình núi cao và dốc: Có độ cao từ 800-1700 m so với mực nước biển dạng địa hình này phân bố ở phía Nam của xã giáp huyện sốp cộp và chia cắt mạnh bởi các con suối và khe sâu.

- Địa hình núi trung bình: Có độ cao trung bình từ 400-700 m so với mực nước biển, địa hình phổ biến là núi trung bình xen kẽ là các phiêng bãi nhỏ hẹp, dạng địa hình này phân bố ở các bản dọc tuyến đường QL 4G [13].

4.1.1.2.Điều kiện khí hậu và tài nguyên

* Đặc điểm khí hậu, thời tiết

- Khí hậu xã mang đặc điểm chung của vùng núi Tây Bắc chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông khô lạnh ít mưa. Có hai mùa rõ rệt trong năm:

- Mùa mưa: Nóng ẩm mưa nhiều bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 6,7,8 với lượng mưa chiếm khoảng 87% tổng lượng mưa cả

năm. Trong thời kỳ này độ ẩm cải thiệt thuận lợi cây trồng phát triển và sinh trưởng tuy nhiên do độ che phủ thấp, địa hình dốc nên gây ra hiện tượng sói mòn, rửa trôi, lũ quét… gây thiệt hại đến sản xuất, tài sản và đời sống của nhân dân.

- Mùa khô: Kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, lượng mưa vào mùa khô chỉ chiếm một lượng nhỏ 13% tổng lượng mưa cả năm.

Vào mùa khô lượng bốc hơi nước lớn nên thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã.

- Theo số liệu của trạm khí tượng thủy văn huyện Sông Mã các yếu tố thời tiết được tổng hợp như sau:

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm là 21, nhiệt độ cao nhất là 34, thấp nhất là 10.

+ Mùa đông: Nhiệt độ trung bình từ 16 - 20, thấp nhất vào tháng 12, tháng 1 từ 10 - 12.

+ Số nắng trung bình mùa hè từ 6-7 giờ/ngày, mùa đông từ 4-5 giờ/ngày. Tổng giờ nắng trung bình năm 1.641 giờ/ngày.

* Thủy văn.

- Huổi Một có một hệ thống thủy văn phân bố khắp trên địa bàn xã bao gồm các con sông, suối lớn như :

- Dòng Sông Mã chảy qua địa bàn xã với chiều dài là 1,5 km.

Suối Nậm Công chạy qua địa bàn xã với chiều dài 17km, chảy qua các bản Nậm Pù A, Co Kiểng, Bằng Búng, Nà Hạ, Hợp Tiến, Pá Công.

Suối Nậm Mằn chảy qua địa bàn xã với chiều dài khoảng 6 km, chảy qua bản Nà Nghèo với Pá Mằn.

Suối Nậm Pù Chảy qua các bản Nong Ke, Nậm Pù B ngoài ra còn nhiều các con suối vừa và nhỏ khác như: suối Pa Tết, suối Co Kiểng, Huổi Pản, Phá Thóng…[12] * Các nguồn tài nguyên

Tài nguyên đất:

Theo kết quả tổng hợp từ bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Sơn La tỷ lệ 1/100.000, trên địa bàn xã Huổi Một có loại đất chính như sau:

tích tự nhiên, tầng đất dày trung bình, độ phì kém, thường bạc màu không thích hợp cho sản xuất nông nghiệp.

+ Loại đất feralitmùnvàng trên đá a xít ( FHq) có diện tích khoảng 3.537 ha, chiếm 26% diện tích tự nhiên, đất có tầng và độ phù cao, tỉ lệ mùn lớn thích hợp cho cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả.

+ Đất đỏ trên đá mác ma trung tính và bazic (Fk) diện tích khoảng 2.199 ha, chiếm 16 % diện tích tự nhiên. Đây là loại đất giầu mùn, trung tính hoặc kiềm, kết cấu tốt, đất này khá phù hợp cho cây lương thực.

+ Loại đất feralit trên đá cát (FHq) có diện tích khoảng 1,787 ha, chiếm 13% diện tích tự nhiên, có tầng đất dầy và độ phì cao, tỉ lệ mùn lớn, thích hợp cho các loại cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày.

Tài nguyên rừng:

+ Là xã có diện tích đất lâm nghiệp lớn với 8.334,0 ha chiếm tới 80,53% diện tích đất nông nghiệp, chiếm 60,64% tổng diện tích đất tự nhiên (DTTN), độ che phủ của rừng đạt tới 60,64% có điều kiện để xây dựng hệ thống rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng kinh tế. Tài nguyên rừng khá phong phú với nhiều loại cây quý hiếm như: Trò chỉ, Nghiến, Lát,… các loại tre và dược liệu. Động vật có các loài gấu, lợn rừng, hoãng, các loài bò sát như trăn rắn và hàng nghìn loài côn trùng tạo nên một quần thể sinh học khá đa dạng. Tuy nhiên do việc phá rừng làm nương rẫy đã làm cho tài nguyên rừng và tài nguyên sinh vật xã nghèo đi, chất lượng rừng bị giảm[14].

Tài nguyên nước:

+ Nguồn nước phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong xã được lấy từ hai nguồn sau:

+ Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt của xã phong phú với các con suối lớn như Nậm Công, Nậm Mằn và các con suối nhỏ phân bố khắp địa bàn xã là nguồn cung cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã và các xã lân cận như Chiềng Khoong, Nà Nghịu. Việc khai thác nguồn nước mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã chủ yếu là đập dâng trên suối Nậm Công để cung cấp nước tưới cho các cánh đòng bản Pản, bản Pá Công, bản Kéo.

đầy đủ. Song trong thực tế cho thấy nguồn nước ngầm rất hạn chế. Vì vậy để đảm bảo có đủ nước phục vụ cho đời sống nhân dân cần quan tâm sử dụng các biện pháp trữ nước mặt kết hợp với các biện pháp khoanh nuôi bảo vệ và trồng rừng ở các đầu nguồn để giữ nước[13].

Tài nguyên khoáng sản:

Trên địa bàn xã chưa được điều tra khảo sát về nguồn tài nguyên khoáng sản. Song thực tế cho thấy xã chỉ có một số nguyên vật liệu phục vụ xây dựng thông thường như là: cát, sỏi, đá… Trữ lượng khai thác nhỏ chưa đáp ứng được nhu cầu cung cấp vật liệu cho xây dựng và làm đường giao thông, thủy lợi trên địa bàn[12].

Tài nguyên nhân văn:

Theo số liệu điều tra năm 2010 trên địa bàn xã có 5 dân tộc anh em cùng chung sống gồm các dân tộc: Kinh, Mông, Khơ Mú, Sinh Mun và dân tộc thái.

+ Cộng đồng dân tộc trong xã sống hòa thuận, đoàn kết, gắn bó với nhau từ rất lâu đời gắn liền với truyền thống văn hóa đặc sắc làm cho nền văn hóa của địa phương ngày trở nên đa dạng và phong phú. Các điệu múa, hát, các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, các nghề thủ công truyền thống như : rèn đúc công cụ, đan lát, rệt thổ cẩm… vẫn được lưu giữ.

+ Ngày nay kế thừa và phát huy truyền thống cần cù sang tạo, tự lực tự cường, Đảng bộ và nhân dân xã cùng nhau vượt khó, ra sức phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng đổi mới với mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ

Bảng 4.1: Tình hình phân bố và sử dụng đất xã Huổi Một giai đoạn 2016 - 2018 Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh % SL CC(%) SL CC(%) SL CC (%) 2017/2016 2018/2017 Bình quân Tồng diện tích tự nhiên 13.698,31 100,00 13.698,31 100,00 13.698,31 100,00 100,00 100,00 100,00 I Đất nông nghiệp 10.454,94 76,32 10.653,73 77,77 10924,08 79,74 101,90 102,54 100,63 1.Đất sản xuất NN 1937,8 18,53 2127,15 19,97 2547,9 23,32 109,77 119,78 109,12 - Đất trồng cây hàng năm 1654,51 15,82 1737,41 16,31 1937,38 14,14 105,01 111,51 106,19 - Đất trồng cây lâu năm 283,29 2,71 389,73 3,66 610.52 5,59 137,57 156,65 113,87 2.Đất lâm nghiệp 6579,34 62,93 6399,44 60,07 5828,28 53,35 97,26 91,07 93,64

II.Đất phi nông nghiệp

294,09 2,14 294,56 2,15 298,30 2,18 100,15 101,27 101,12

III.Đất chưa sử dụng 2949,28 21,53 2750,02 20,07 2466,93 18,00 93,24 89,71 96,21

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã qua 3 năm (2016-2018) không thay đổi tuy nhiên trong từng loại đất cụ thể lại có sự thay đổi như sau:

* Đất nông nghiệp:

-Diện tích đất nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất trong tổng diện tích đất của toàn xã. Qua 3 năm diện tích đất nông nghiệp tăng nhưng không đáng kể. Năm 2016 diện tích đất nông nghiệp đạt 10.454,94 ha chiếm 76,32%. Đến năm 2018 diện tích đạt 10.924,08 ha chiếm 79,74% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất trồng cây lâu năm có sự thay đổi. Diện tích năm 2016 là 283,29ha chiếm 2,71% tổng diện tích đất tự nhiên. Năm 2017 tăng lên đạt 389,73 ha chiếm 3,66% đến năm 2018 diện tích tăng lên đáng kể so với diện tích 2016 là 610,52 ha và chiếm 5,59% vì một số gia đình chuyển đổi mục đích sử dụng nên mỗi năm tăng khoảng 5,98%[13].

* Đất lâm nghiệp:

- Chiếm diện tích thứ 2 trong tổng diện tích đất tự nhiên, nhưng qua 3 năm đất lâm nghiệp có xu hướng giảm cụ thể như sau: Năm 2016 diện tích đất lâm nghiệp 6579,34 ha chiếm 62,93% tổng diện tích đất tự nhiên. Đến năm 2018 diện tích này giảm xuống là 5828,28 ha chiếm 53,35% diện tích đất tự nhiên[12].

* Đất phi nông nghiệp:

Đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng qua các năm nhưng tăng không đáng kể. Năm 2018 có diện tích 298,30 ha chiếm 2,18% tổng diện tích đất tự nhiên. Do diều kiện vật chất giao thông đi lại của xã chưa ổn định hàng năm vẫn phải mở rộng cơ sở hạ tầng, các trường tiểu học, mầm non và do sự gia tăng dân số của xã nên nhu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu vai trò của phụ nữ dân tộc mông trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã huổi một, huyện sông mã, tỉnh sơn la​ (Trang 34)