Phân công lao động trong hoạt động buôn bán, dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu vai trò của phụ nữ dân tộc mông trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã huổi một, huyện sông mã, tỉnh sơn la​ (Trang 61 - 63)

của các hộ điều tra

(ĐVT: %)

Các hoạt động Người đảm nhiệm

Nữ Nam Cả hai Thuê

Quản lý thu, chi, thanh toán 70 30 - -

Vận chuyển, bốc dỡ, áp tải hàng 6,25 85,50 8,25

Trực tiếp phục vụ hay bán hàng 26 13,50 60,50 -

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra,2019)

Việc tiếp cận nguồn vốn cũng là một yếu tố quan trọng trong sản xuất. Đa phần các hộ đều vay từ Ngân hàng, một bộ phận vay từ các tổ chức, đoàn thể ở xã như Hội phụ nữ, Hội nông dân, quỹ xóa đói giảm nghèo,…Khi vay ở các tổ chức đoàn thể thì không cần có tài sản thế chấp nhưng vay ở ngân hàng lại khác. Để vay vốn ở ngân hàng, gia đình phải có tà sản thế chấp, mà các hộ chỉ có đất đai là tài sản giá trị nhất. Nhiều khi người chồng không quan tâm đến chuyện làm ăn, mọi việc trong nhà đều do người vợ quyết định và thực hiện nhưng chồng lại là chủ hộ. Điều này làm hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn của phụ nữ, từ đó mà có thể ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh. Số liệu trong bảng 4.12 sẽ cho ta thấy nguồn vốn vay của các hộ điều tra:

Bảng 4.12. Nguồn vay vốn của các hộ điều tra

Nguồn vay Số lượng vay (hộ) CC (%)

Ngân hàng 35 87,5

Hội phụ nữ 12 30,0

Hội nông dân 9 22,5

Quỹ xóa đói giảm nghèo 15 37,5

Nguồn khác (họ hàng, bạn bè,..) 29 72,5

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra,2019)

hộ vay từ nhiều nguồn khác nhau như vừa vay từ Hội nông dân, vừa vay từ nguồn khác (họ hàng, bạn bè,…). Tỷ lệ vay ngân hàng là lớn nhất (35 hộ) 87,5%. Do vay ngân hàng có thể vay với số vốn lớn. Những hộ này đều lấy đất đai làm tài sản thế chấp để vay vốn. Nên khi vay ngân hàng cần có sự đồng ý của chủ hộ (thường là người chồng) thì mới có thể vay vốn. Nên việc tiếp cận vốn của chị em còn gặp nhiều khó khăn.

Còn vay ở Hội Phụ nữ, Hội nông dân,…không cần tài sản thế chấp nhưng được vay vốn với số vốn nhỏ hơn và phải theo từng đợt. Ngoài ra, nhiều hộ cũng vay mượn từ họ hàng, bạn bè. Đây là nguồn tín dụng không chính thống, hầu hết đều dựa vào sự quen biết và tin tưởng nhau.

Đa số các hộ vay vốn với mục đích chủ yếu là để làm vốn sản xuất kinh doanh, chủ yếu là dùng để chăn nuôi. Một số hộ khác dùng để mua công cụ sản xuất và vay tiền cho con đi học xa nhà. Đây đều là những mục đích chính đáng, giúp phát triển kinh tế hộ gia đình, vươn lên làm giàu để có được một cuộc sống tốt hơn.

Như vậy, việc tiếp cận nguồn vốn của chị em còn gặp nhiều khó khăn làm cản trở khả năng tiếp cận nguồn lực. Từ đó, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu vai trò của phụ nữ dân tộc mông trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã huổi một, huyện sông mã, tỉnh sơn la​ (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)