Nguồn vay vốn của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu vai trò của phụ nữ dân tộc mông trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã huổi một, huyện sông mã, tỉnh sơn la​ (Trang 61)

Nguồn vay Số lượng vay (hộ) CC (%)

Ngân hàng 35 87,5

Hội phụ nữ 12 30,0

Hội nông dân 9 22,5

Quỹ xóa đói giảm nghèo 15 37,5

Nguồn khác (họ hàng, bạn bè,..) 29 72,5

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra,2019)

hộ vay từ nhiều nguồn khác nhau như vừa vay từ Hội nông dân, vừa vay từ nguồn khác (họ hàng, bạn bè,…). Tỷ lệ vay ngân hàng là lớn nhất (35 hộ) 87,5%. Do vay ngân hàng có thể vay với số vốn lớn. Những hộ này đều lấy đất đai làm tài sản thế chấp để vay vốn. Nên khi vay ngân hàng cần có sự đồng ý của chủ hộ (thường là người chồng) thì mới có thể vay vốn. Nên việc tiếp cận vốn của chị em còn gặp nhiều khó khăn.

Còn vay ở Hội Phụ nữ, Hội nông dân,…không cần tài sản thế chấp nhưng được vay vốn với số vốn nhỏ hơn và phải theo từng đợt. Ngoài ra, nhiều hộ cũng vay mượn từ họ hàng, bạn bè. Đây là nguồn tín dụng không chính thống, hầu hết đều dựa vào sự quen biết và tin tưởng nhau.

Đa số các hộ vay vốn với mục đích chủ yếu là để làm vốn sản xuất kinh doanh, chủ yếu là dùng để chăn nuôi. Một số hộ khác dùng để mua công cụ sản xuất và vay tiền cho con đi học xa nhà. Đây đều là những mục đích chính đáng, giúp phát triển kinh tế hộ gia đình, vươn lên làm giàu để có được một cuộc sống tốt hơn.

Như vậy, việc tiếp cận nguồn vốn của chị em còn gặp nhiều khó khăn làm cản trở khả năng tiếp cận nguồn lực. Từ đó, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Bảng 4.13. Tình hình quản lý vốn vay của hộ điều tra

Người thực hiện Hộ giàu- khá (n=10) Hộ trung bình (n=12) Hộ nghèo (n=18) Tỷ lệ vay vốn 30,00 58,30 66,67 Quản lý Chồng 31,42 35,22 32,54 Vợ 14,28 25,56 15,66 Cả hai 54,30 39,22 51,80 2.Quyết định sử dụng vốn vay Chồng 45,85 17,62 32,28 Vợ 00 27,26 15,66 Cả hai 54,15 55,12 52,06 3.Đứng tên vay vốn Chồng 100,00 - - Vợ - - - Cả hai - - -

4.Trả lãi tiền vay

Chồng 26,47 34,62 62,36

Vợ 26,47 25,75 18,82

Cả hai 47,06 39,63 18,82

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Trong vai trò kiểm soát nguồn lực tài chính được thể hiện ở bảng trên cho thấy vai trò khác nhau của người phụ nữ trong các nhóm hộ khác nhau. Tỷ lệ vay vốn ở các nhóm hộ cũng rất khác nhau, tỷ lệ vay vốn ở nhóm hộ khá là 30,00%, nhóm hộ trung bình là 58,30% và nhóm hộ nghèo là 66,67%.

Qua bảng 4.13. ta thấy quyền quản lý vốn vay trong các nhóm hộ rất khác nhau. Ở nhóm hộ khá thì cả hai vợ chồng cùng quản lý vốn chiếm tỷ lệ cao. Ở hộ trung bình và hộ nghèo, tỷ lệ này thấp hơn. Sự chênh lệch giữa vai trò của chồng và vợ trong quản lý vốn trong gia đình còn quá lớn, trong chi tiêu hàng ngày thì người

vợ là người quản lý chi tiêu. Nhưng các quyết định lớn trong gia đình thì lại do người đàn ông quyết định. Trong vai trò quyết định sử dụng sự khác biệt càng được thể hiện rõ hơn giữa nam giới và nữ giới. Trong gia đình người đàn ông vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong việc quyết định sử dụng đồng vốn. Ở nhóm hộ nghèo có tới 33,28%, nhóm hộ trung bình là 17,62% nhóm hộ khá là 45,85%. Trong nhóm hộ khá thì người phụ nữ tham gia và vai trò quyết định sử dụng vốn vay ít hơn hai nhóm hộ còn lại. Thể hiện nhận thức về vai trò của người phụ nữ trong việc kiểm soát nguồn lực tài chính trong nông hộ của nhóm hộ khá cao hơn. Người đứng tên vay vốn phần lớn là người đàn ông trong gia đình. Nhưng người đi trả lãi thì chủ yếu là người vợ. Tỷ lệ người phụ nữ đảm nhiệm vai trò này trong các nhóm hộ là rất cao. Sự đối lập giữa tỷ lệ phụ nữ có quyền quyết định sử dụng vốn vay và tỷ lệ phụ nữ đi trả lãi hàng tháng cho thấy sự bất công bằng trong vai trò kiểm soát nguồn lực tài chính của nông hộ.

4.2.3. Phụ nữ dân tộc Mông đối với vai trò tái sản xuất

Gia đình hạnh phúc, mọi người trong gia đình phát triển toàn diện là điều mà ai cũng mơ ước. Để làm được điều đó thì ngoài công việc tạo thu nhập cho gia đình thì chăm lo, yêu thương các thành viên trong gia đình cũng là điều rất cần thiết. Mỗi một gia đình lại có những cách riêng để xậy dựng gia đình hạnh phúc. Hiện nay, nhiều gia đình rất tiến bộ, người chồng đã giúp người vợ trong việc nội trợ và dạy con học bài chứ không cho rằng đó là việc của vợ nữa. Do đó mà nhiều người vợ đã có thời gian hơn cho bản thân mình. Tuy nhiên không phải gia đình nào cũng được như vậy. Nhiều người chồng vẫn coi đó là việc đương nhiên của phụ nữ. Kèm theo đó là nhiều người vợ cũng coi việc nội trợ, chăm sóc gia đình là thiên chức của mình, cho nên mình làm là đương nhiên. Do những suy nghĩ đó mà họ ít có thời gian lo cho bản thân mình.

Bảng 4.14. Phân công lao động trong hoạt động nội trợ và chăm sóc con cái

(ĐVT: %)

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra,2019)

Hoạt động Hộ giàu-khá (n=10) Hộ trung bình (n=12) Hộ nghèo (n=18)

Vợ Chồng Cả hai Vợ Chồng Cả hai Vợ Chồng Cả hai

Hoạt động tái sản xuất

Làm việc nhà 60 10 30 57,32 12.32 30,36 45,15 32,76 22,09

chăm sóc con cái 30 20 50 45,72 7,63 46,65 32,67 8,96 58,37

xây dựng sửa chữa 10 60 30 6,51 75,47 18,02 0,00 75,92 24,08

Hoạt động cộng đồng

Đi tập huấn 20 30 50 28,41 36,72 34,87 22,03 39,46 38,51

Họp phụ huynh 40 20 40 28,41 36,72 34,87 22,03 68,23 9,74

Đi họp thôn 30 40 30 28,41 31,12 40,47 43,14 37,46 19,40

Sự phân công trong các hoạt động khác ngoài sản xuất nông nghiệp được thể hiện qua bảng 4.14. Sự phân công trong các hoạt động tái sản xuất được thể hiện rất rõ rệt qua bảng trên. Tỷ lệ phụ nữ làm việc nhà, chăm sóc con cái là rất cao. Rõ nét nhất là ở nhóm hộ nghèo. Tỷ lệ phụ nữ đảm nhận các công việc trên là rất cao và ít có sự chia sẻ của người chồng. Tuy nhiên ở nhóm hộ khá và trung bình số người được điều tra lựa chọn đó là công việc của cả hai cũng rất cao. Điều này cho thấy nhận thức của những người đàn ông trong gia đình ở hai nhóm hộ này khá cao, họ không còn quá phân biệt công việc đó là của phụ nữ, mà đã coi đó là trách nhiệm của cả hai. Còn trong xây dựng, sửa chữa thì người đàn ông vẫn đảm nhiệm chính, sự phân công này vẫn còn rất rõ rệt.

Trong hoạt động cộng đồng, thôn xóm sự phân công công việc trong gia đình thể hiện rõ ở hộ nghèo. Đi tập huấn, họp thôn vẫn là công việc của đàn ông, đi họp phụ huynh, lao động công ích thì tỷ lệ nữ tham gia lại rất cao. Thể hiện sự bất bình đẳng trong phân công tham gia hoạt động cộng đồng. Qua sự phân công này, có thể thấy người mẹ, người phụ nữ trong gia đình vẫn là người quan tâm, sát sao hơn với việc học của con, còn chức năng tham gia các hoạt động nâng cao kiến thức phục vụ phát triển kinh tế của gia đình thì vẫn thuộc về người đàn ông.

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ dân tộc Mông trong phát triển kinh tế hộ gia đình

4.3.1. Những yếu tố khách quan

4.3.1.1. Quan niệm xã hội

Quan niệm xã hội vẫn còn là một rào cản lớn đối với phụ nữ trong quá trình thể hiện vai trò của mình. Xã hội ngày càng phát triển, đồng thời với đó là những quan niệm không phù hợp sẽ bị đẩy lùi. Tuy nhiên vẫn còn nhiều quan niệm về vấn đề bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ vẫn còn tồn tại, và phụ nữ luôn là người chịu thiệt. Nhiều người đàn ông vẫn còn cho rằng việc nội trợ , chăm con, giặt giũ là của đàn bà. Còn mình thì làm những việc to lớn bên ngoài xã hội. Chính những suy nghĩ, quan niệm đó đã làm cho phụ nữ mất đi cơ hội được thể hiện mình và ngày càng phụ thuộc hơn vào người chồng.

Bất bình đẳng vẫn còn tồn tại khi mà nhiều gia đình vẫn muốn có con trai để“nối dõi tông đường”. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến con cái trong gia đình

mà còn ảnh hưởng lớn tới xã hội. Mặc dù pháp luật đã quy định BĐG giữa nam và nữ nhưng nhiều gia đình vẫn rất coi trọng chuyện có con trai hay không. Quan niệm “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” vẫn đang còn phổ biến. Đặc biệt, trong phân chia tài sản, con trai luôn được nhiều hơn vì cha mẹ vẫn hay quan niệm rằng con gái là con nhà người ta, con trai mới là người chăm sóc cho mình khi về già. Do đó mà việc phân biệt con trai và con gái vẫn là điều đáng lo ngại.

4.3.1.2. Khả năng tiếp cận thông tin

Nhiều nam giới chưa nhận thức được vai trò to lớn của người vợ trong gia đình, vẫn cứ cho rằng những công việc như nấu cơm, quét nhà, rửa bát,…là việc của phụ nữ đương nhiên phải làm. Người vợ vừa làm việc tạo thu nhập, vừa chăm lo việc nhà nên ít có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi giải trí.

Do thời gian nghỉ ngơi ít ỏi nên phụ nữ ít được cập nhật thông tin về thị trường, xã hội,…,ít biết đến những kỹ thuật tiến bộ, ít có điều kiện tiếp cận các kênh thông tin. Mặc dù số phụ nữ xem ti vi đã tăng lên nhưng họ chủ yếu là xem phim, các kênh giải trí chứ những kênh truyền hình phổ biến kiến thức, KHKT…họ lại ít xem. Điều đó làm cho phụ nữ hạn chế trong việc tiếp cận thông tin để nâng cao trình độ. Từ đó mà phụ nữ không thể phát huy hết khả năng của mình trong sản xuất và đời sống.

4.3.1.3. Sự giúp đỡ của chồng trong công việc gia đình

Phụ nữ là người đảm nhiệm chính trong những công việc gia đình như nội trợ, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con cái,…Đó tưởng chừng là những công việc đơn giản nhưng lại tốn nhiều thời gian và công sức. Người vợ không chỉ làm nội trợ mà còn làm những công việc tạo thu nhập cho gia đình, cho nên để giải quyết hài hòa giữa công việc và gia đình là hết sức quan trọng. Thế và, để phụ nữ làm tốt được điều đó thì cần phải có sự động viên, an ủi của người chồng và đặc biệt là sự giúp đỡ của chồng trong những công việc gia đình. Những người chồng yêu thương, quan tâm tới gia đình sẽ biết cách nào là tốt nhất để làm nên hạnh phúc gia đình vì họ hiểu được những tần tảo, vất vả của người vợ, họ biết được người vợ có vai trò quan trọng như thế nào trong gia đình. Vì vậy mà khi đi đi làm về, thay vì chơi thể thao, đọc báo, giải trí thì họ có thể cùng vợ chuẩn bị bữa tối. Đó là hành động đơn giản nhưng lại mang đến niềm vui lớn cho người vợ và nền tảng cho gia đình hạnh phúc.

tương đối ít. Vì vậy, mà phụ nữ càng thêm vất vả, nhiều khi họ không cân bằng được giữa công việc và gia đình, từ đó mà hiệu quả công việc không cao, thậm chí là ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ.

4.3.1.4. Chủ trương, chính sách của Đảng

Xã hội ngày càng phát triển, vấn đề bình đẳng giới ngày càng được quan tâm. Nước ta cũng đã có nhiều chính sách, chương trình nhằm đạt được bình đẳng giới nhưng trên thực tế thì vấn đề này còn gặp nhiều khó khăn khi mà nhiều người còn có những quan niệm mang nặng tính bất bình đẳng giới. Tuy nhiên, vẫn còn có những chính sách chưa thiết thực với chị em phụ nữ, cụ thể:

* Chính sách dân số: KHHGĐ đã được tuyên truyền rộng rãi đến các gia đình

trong xã. Tuy nhiên, đối tượng chính mà chương trình này hướng tới lại là phụ nữ. Trong khi việc quyết định sinh con lại phụ thuộc vào cả hai vợ chồng, nhiều khi lại phụ thuộc vào người chồng nhiều hơn vì có người muốn có con nối dõi. Do đó mà đối tượng hướng tới của chương trình này đã có sự chênh lệch, vì vậy có thể hiệu quả chưa cao.

* Chính sách tín dụng: Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, vốn cho

phát triển kinh tế là một vấn đề rất quan trọng, nhu cầu vay vốn trong các hộ gia đình để đầu tư vào sản xuất là rất lớn. Qua thực tế cho thấy vốn vay của nông dân ở địa phương gặp nhiều khó khăn, lượng vốn người dân được phép vay thấp không đủ để đầu tư mở rộng sản xuất. Lượng vốn vay này chỉ giải quyết một phần khó khăn trước mắt. Vì vậy Ngân hàng cần đơn giản hoá thủ tục, điều kiện vay, tăng thời lượng vay và chấp nhận các mục tiêu sử dụng vốn vay đa dạng hơn. Đặc biệt cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ ngân hàng với cán bộ khuyến nông, khuyến lâm để hỗ trợ tập huấn về kỹ thuật và thông tin về thị trường cũng như kỹ năng lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho tất cả các hộ vay vốn. Các hộ gia đình, nhất là phụ nữ, cần được thông tin một cách cụ thể về các hình thức tín dụng mà họ có thể nhận được. Dữ liệu về các khoản cho vay của ngân hàng.

4.3.1.5. Trình độ học vấn, chuyên môn, khoa học kỹ thuật của người phụ nữ

Trong thời đại công nghệ phát triển vượt bậc như hiện nay thì việc ứng dụng những công nghệ đó vào sản xuất và đời sống được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, để áp dụng những công nghệ đó vào sản xuất cũng như trong đời sống thì cần có trình độ nhất định, Trên thực tế, việc áp dụng những kỹ thuật mới thường do nam giới quyết định vì họ có trình độ cao hơn, được cập nhật tin tức thường xuyên hơn, hiểu biết rộng rãi hơn. Nhiều phụ nữ do trình độ hạn chế nên tự ti, không dám nói ra suy nghĩ của mình. Đặc biệt, nhiều người còn hay mặc cảm, xấu hổ nên không dám thể hiện khả năng của bản thân, không phát huy được tài năng của mình. Do đó mà sự đóng góp của họ cũng bị hạn chế. Vì vậy, xã cần có những chương trình hỗ trợ chị em nâng cao trình độ để chị em tự tin hơn trong gia đình và ngoài xã hội.

4.3.1.6. Vấn đề tham gia các hoạt động cộng đồng

Phụ nữ ít có thời gian giành cho các hoạt động xã hội, hoặc cho việc học tập kinh nghiệm từ người khác. Đặc biệt phụ nữ các dân tộc thiểu số rất ít có cơ hội tham gia các lớp học văn hoá buổi tối thậm chí các lớp học đó đã có sẵn và thích hợp với họ. Đó là những yếu tố hạn chế khả năng tham gia của phụ nữ vào việc ra quyết định trong cộng đồng và ở cấp quốc gia.

4.3.2. Những yếu tố thuộc về bản thân phụ nữ 4.3.2.1.Về vấn đề sức khoẻ 4.3.2.1.Về vấn đề sức khoẻ

Sức khoẻ là một tài sản hết sức quan trọng đối với con người, đối với phụ nữ thì sức khoẻ lại càng quan trọng, vì nó không chỉ làm tăng khả năng lao động của phụ nữ mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống của họ và các thành viên trong gia đình. Những bà mẹ khoẻ mạnh sẽ sinh ra những đứa con khoẻ mạnh. Vì thế, quan tâm và cải thiện sức khoẻ cho phụ nữ là một phương tiện cho phát triển kinh tế và phát triển con người. Mặc dù những năm qua, Việt Nam đã đạt được những kết quả khả quan trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề đặt ra về sức khoẻ của phụ nữ nông thôn.

-Về sức khỏe, thể chất

Sức khoẻ của phụ nữ nông thôn chịu ảnh hưởng của một số yếu tố sau đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu vai trò của phụ nữ dân tộc mông trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã huổi một, huyện sông mã, tỉnh sơn la​ (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)