Tình hình quản lý vốn vay của hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu vai trò của phụ nữ dân tộc mông trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã huổi một, huyện sông mã, tỉnh sơn la​ (Trang 63 - 65)

Người thực hiện Hộ giàu- khá (n=10) Hộ trung bình (n=12) Hộ nghèo (n=18) Tỷ lệ vay vốn 30,00 58,30 66,67 Quản lý Chồng 31,42 35,22 32,54 Vợ 14,28 25,56 15,66 Cả hai 54,30 39,22 51,80 2.Quyết định sử dụng vốn vay Chồng 45,85 17,62 32,28 Vợ 00 27,26 15,66 Cả hai 54,15 55,12 52,06 3.Đứng tên vay vốn Chồng 100,00 - - Vợ - - - Cả hai - - -

4.Trả lãi tiền vay

Chồng 26,47 34,62 62,36

Vợ 26,47 25,75 18,82

Cả hai 47,06 39,63 18,82

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Trong vai trò kiểm soát nguồn lực tài chính được thể hiện ở bảng trên cho thấy vai trò khác nhau của người phụ nữ trong các nhóm hộ khác nhau. Tỷ lệ vay vốn ở các nhóm hộ cũng rất khác nhau, tỷ lệ vay vốn ở nhóm hộ khá là 30,00%, nhóm hộ trung bình là 58,30% và nhóm hộ nghèo là 66,67%.

Qua bảng 4.13. ta thấy quyền quản lý vốn vay trong các nhóm hộ rất khác nhau. Ở nhóm hộ khá thì cả hai vợ chồng cùng quản lý vốn chiếm tỷ lệ cao. Ở hộ trung bình và hộ nghèo, tỷ lệ này thấp hơn. Sự chênh lệch giữa vai trò của chồng và vợ trong quản lý vốn trong gia đình còn quá lớn, trong chi tiêu hàng ngày thì người

vợ là người quản lý chi tiêu. Nhưng các quyết định lớn trong gia đình thì lại do người đàn ông quyết định. Trong vai trò quyết định sử dụng sự khác biệt càng được thể hiện rõ hơn giữa nam giới và nữ giới. Trong gia đình người đàn ông vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong việc quyết định sử dụng đồng vốn. Ở nhóm hộ nghèo có tới 33,28%, nhóm hộ trung bình là 17,62% nhóm hộ khá là 45,85%. Trong nhóm hộ khá thì người phụ nữ tham gia và vai trò quyết định sử dụng vốn vay ít hơn hai nhóm hộ còn lại. Thể hiện nhận thức về vai trò của người phụ nữ trong việc kiểm soát nguồn lực tài chính trong nông hộ của nhóm hộ khá cao hơn. Người đứng tên vay vốn phần lớn là người đàn ông trong gia đình. Nhưng người đi trả lãi thì chủ yếu là người vợ. Tỷ lệ người phụ nữ đảm nhiệm vai trò này trong các nhóm hộ là rất cao. Sự đối lập giữa tỷ lệ phụ nữ có quyền quyết định sử dụng vốn vay và tỷ lệ phụ nữ đi trả lãi hàng tháng cho thấy sự bất công bằng trong vai trò kiểm soát nguồn lực tài chính của nông hộ.

4.2.3. Phụ nữ dân tộc Mông đối với vai trò tái sản xuất

Gia đình hạnh phúc, mọi người trong gia đình phát triển toàn diện là điều mà ai cũng mơ ước. Để làm được điều đó thì ngoài công việc tạo thu nhập cho gia đình thì chăm lo, yêu thương các thành viên trong gia đình cũng là điều rất cần thiết. Mỗi một gia đình lại có những cách riêng để xậy dựng gia đình hạnh phúc. Hiện nay, nhiều gia đình rất tiến bộ, người chồng đã giúp người vợ trong việc nội trợ và dạy con học bài chứ không cho rằng đó là việc của vợ nữa. Do đó mà nhiều người vợ đã có thời gian hơn cho bản thân mình. Tuy nhiên không phải gia đình nào cũng được như vậy. Nhiều người chồng vẫn coi đó là việc đương nhiên của phụ nữ. Kèm theo đó là nhiều người vợ cũng coi việc nội trợ, chăm sóc gia đình là thiên chức của mình, cho nên mình làm là đương nhiên. Do những suy nghĩ đó mà họ ít có thời gian lo cho bản thân mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu vai trò của phụ nữ dân tộc mông trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã huổi một, huyện sông mã, tỉnh sơn la​ (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)