Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Khái quát về trang trại NC&PT động thực vật bản địa
4.1.1. Sơ lược quá trình phát triển của trang trại NC&PT động thực vật bản địa
Trang trại NC&PT động thực vật bản địa đƣợc xây dựng trên địa bàn xóm Gốc Gạo, Xã Tức Tranh, huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên.
Sơ lược quá trình phát triển: năm 2006, trang trại xây dựng cơ sở vật chất ban đầu bao gồm nhà cửa, khu chăn nuôi lợn và khu chăn nuôi hƣơu nai và ngựa Bạch. Đến năm 2010, thành lập trang trại NC&PT động thực vật bản địa trên cơ sở diện tích đất 6 ha của Công ty CP Khai khoáng miền núi.Các năm tiếp theo mở rộng quy mô chăn nuôi nhƣ xây dựng thêm cơ sở vật chất, chuồng trại, phát triển thêm các loại gia súc gia cầm khác nhƣ dê, gà và trồng thêm cây ăn quả nhƣ cây bƣởi và ổi ngoài ra trồng thêm lê, mận, mít .
Quy hoạch sử dụng đất của trang trại NC&PT động thực vật bản địa, với tổng diện tích đất của trang trại là 6,7 ha, trong đó diện tích đƣợc quy hoạch nhƣ sau:
Diện tích dành cho xây dựng nhà ở và nhà kho: 0,1 ha. Diện tích trồng cây ăn quả: 2,00 ha.
Diện tích dành cho chăn nuôi lợn: 1ha. Diện tích trồng cỏ: 2,20 ha.
Diện tích dành cho chăn nuôi hƣơu nai: 0,10 ha. Diện tích dành cho chăn nuôi ngựa: 1,00 ha. Diện tích dành cho chăn nuôi gà: 0,30 ha
Các ngành sản xuất chính của trang trại bao gồm:
Ngành trồng trọt:
Trong trồng trọt, chi nghánh trồng một số cây ăn quả chủ yếu là bƣởi và ổi, ngoài ra còn trồng thêm lê, mận, mít và sản xuất các loại thức ăn xanh nhƣ cây chuối, cỏ voi,... để phục vụ chăn nuôi và cung cấp giống ra thị trƣờng.
Ngành chăn nuôi:
Chăn nuôi hƣơu: Đây là đối tƣợng đƣợc trang trại nuôi sớm ở trại, năm 2006trang trại nuôi 10 con hƣơu giống và đến thời điểm hiện nay đàn hƣơu đã lên tới khoảng 200 con, đàn hƣơu đƣợc nuôi nhốt hoàn toàn.
Chăn nuôi ngựa Bạch: Từ tháng 4 năm 2009 trang trại cho nhập 24 con ngựa Bạch về nuôi với mục đích sinh sản, tạo sản phẩm ngựa bạch và cao ngựa Bạch cung cấp cho thị trƣờng. Hiện nay trang trại có 42 con ngựa Bạch các loại.
Chăn nuôi lợn: Trang trạichăn lợn rừng với mục đích sinh sản và tạo ra sản phẩm chất lƣợng cao phục vụ cho thị trƣờng và phục vụ cho công tác nghiên cứu và bảo tồn nguồn gen này.
Chăn nuôi gà:Trang trại chủ yếu nuôi gà Cáy Củm, đƣợc chăm sóc và nuôi dƣỡng nhằm mục đích nghiên cứu bảo tồn và nhân giống bảo tồn nguồn gen.
Công tác thú y của trang trại chú ý công tác phòng bệnh bao gồm các nội dung:
Hạn chế không cho ngƣời ngoài vào trong khu vực chăn nuôi, công nhân đƣợc trang bị quần áo bảo hộ lao động.
Chuồng trại đƣợc quét dọn sạch sẽ, máng ăn đƣợc rửa sau khi cho ăn, cống rãnh đƣợc khơi thông.
Thƣờng xuyên phun thuốc sát trùng Haniodine 10% với tần suất 2lần/tuần. Khi xung quanh có dịch bệnh xảy ra thì phun thuốc sát trùng Haniodine 10%, Navet-iodine hoặc Benkocid với tần suất 2 ngày/lần.
Trang trại đã thực hiện nghiêm ngặt lịch tiêm phòng cho toàn bộ đàn lợn và đàn gà trong trạị.
Trong chăn nuôi ngựa và hƣơu chƣa chú trọng đến công tác tiêm phòng vắc xin do không có vắc xin. Nhờ tiến hành tốt công tác phòng bệnh cho đàn vật nuôi, cho nên trong quá trình sản xuất đã phòng ngừa tốt, không để xảy ra những dịch bệnh trong trại.
4.1.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý của trang trại NC&PT động thực bản địa.