Sô lƣợng các trang trại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn năm 2012 2015

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng tổ chức chăn nuôi lợn rừng tại trang trại nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa thuộc công ty CP khai khoáng miền núi (Trang 32 - 35)

Năm 2012 2013 2014 2015

Số trang trại 514,8 520,7 545,8 568,2

Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2015

Năn 2013 có trang trại có quy mô 16 nghìn con gà/lứa; 10 nghìn con gà đẻ trứng; 4.000 con lợn thịt; 150 con lợn nái[14]… Theo số liệu báo cáo của cục thống kê Thái Nguyên, tổng số trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2013 là 445 trang trại[17]. Các TTCN tập trung chủ yếu ở các địa phƣơng nhƣ: Phú Bình, Phổ Yên, Đồng Hỷ, Phú Lƣơng, T.X Sông Công. Tính đến 2015, toàn tỉnh có 548 TTCN, trong đó có 173 TTCN theo mô hình gia công cho công ty và 375 TTCN theo mô hình gia đình; tăng 103 trang trại so với năm 2013. Bình quân mỗi trang trại có 107 con lợn và 2,5 nghìn con gia cầm [14][18].

Bảng 2.5. Sô lƣợng các trang trại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn năm 2012 - 2015 năm 2012 - 2015

Năm 2012 2013 2014 2015

Số trang trại 416 445 548 548

Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2015

Các trang trại sử dụng từ 2 đến 3 lao động thƣờng xuyên, chủ yếu là ngƣời trong gia đình và lao động địa phƣơng. Kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh phát triển, góp phần đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, dần đƣa sản xuất nông nghiệp từ sản xuất nhỏ, tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô lớn hơn và gắn với thị trƣờng tiêu thụ, mở ra hƣớng làm giàu mới cho nông dân[14].

Theo thống kê hầu hết các trang trại chăn nuôi lợn năm 2015trên địa bàn tỉnh nuôi lợn nái hậu bị cho các công ty CP, Dafaco… Chăn nuôi lợn của trang trại đa số là giống lợn ngoại siêu thịt, có giá thành chất lƣợng con giống, sản lƣợng thịt

mang lại giá trị kinh tế cao hơn giống lợn của địa phƣơng. Trang trại chăn nuôi gà cũng giữ ổn định và phát triển hơn các trang trại chăn nuôi lợn. Các trang trại gà không chỉ nuôi gà thịt mà nuôi gà đẻ trứng. Một số trang trại nuôi gà đẻ trứng, nuôi gà hƣớng thịt, gà bố mẹ cho các công ty chăn nuôi với số lƣợng đàn đạt từ 4.000- 6.000 con/lứa. Các trang trại gà phong phú về hình thức nuôi và chủng loại cho thấy, gà cũng là hƣớng quan tâm phát triển của các trang trại và nhu cầu của thị trƣờng… Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu đƣợc tiêu thụ tại thị trƣờng trong tỉnh, Hà Nội và một số tỉnh khác[14].

Vấn đề giá cả thị trƣờng là mối lo của các tất cả các chủ trang trại trên địa bàn.Trong khoảng vài năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh không để xảy ra dịch bệnh, nhƣng ngƣời chăn nuôi vẫn lo ngại bởi giá vật tƣ nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất ngày càng tăng cao trong khi giá sản phẩm xuất bán lại thấp, gây khó khăn trong việc đầu tƣ phát triển kinh doanh của các trang trại. Cùng với đó là tình trạng thiếu vốn khá phổ biến, nguồn vốn vay còn nhiều khó khăn nên các chủ trang trại chƣa đủ sức đầu tƣ theo chiều sâu[14].

Mặc dù còn khó khăn song các trang trại trên địa bàn cũng đã góp phần không nhỏ trong việc làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Ƣớc tính tổng doanh thu loại hình kinh tế trang trại năm 2014 là 1.300,4 tỷ đồng (giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của tỉnh đạt 3.463 tỷ đồng); doanh thu bình quân của mỗi trang trại là 2,4 tỷ đồng. Nhóm trang trại có giá trị sản lƣợng hàng hóa bình quân cao từ 3-4 tỷ đồng chủ yếu là các trang trại chăn nuôi gia công[14].

Nhƣ vậy, kinh tế trang trại đang ngày càng trở nên phổ biến rộng khắp mọi vùng kinh tế của đất nƣớc từ đồng bằng, trung du, miền núi đến ven biển và ngày càng chứng tỏ là loại hình tổ chức kinh tế có hiệu quả trong nông nghiệp, nông thôn. Kinh tế trang trại khá đa dạng về quy mô, loại hình sản xuất, cơ cấu ngành, thành phần của chủ trang trại,... nhƣng điều đã đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trƣờng sinh thái rõ rệt nhờ phát huy tốt nội lực, khai thác mọi nguồn tiền năng và cở hội để phát triển. Kinh tế trang trại đã biến những vùng đất hoang, khô cằn hoặc

ngập úng quanh năm thành những vùng kinh tế trù phú, đầu tƣ cao, tạo việc làm, tăng của cải vật chất cho mình, cộng đồng và xã hội.

Tuy nhiên, bênh cạnh những thành quả đạt đƣợc, thực tế phát triển kinh tế trang trại tại Việt Nam đang đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi Nhà nƣớc, các cấp, các ngành, các chủ trang trại phải quan tâm giải quyết những mặt yếu kém của vấn đề này. Đó là vấn đề việc làm ở nông thôn do tích tụ ruộng đất, tranh chấp đất đai, phá rừng nguyên sinh, rừng ngập mặn làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng sinh thái bền vững và lợi ích của các đối tƣợng trong xã hội trƣớc mắt và tƣơng lai.

2.4. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Tức Tranh

2.4.1. Điều kiện tự nhiên

Trại chăn nuôi lợn rừng của trang trại NC&PT động thực vật bản địa thuộc Công ty CP khai khoáng miền núi đƣợc xây dựng trên địa bàn xã Tức Tranh, huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên. Đây là xã thuộc phía đông của huyện Phú Lƣơng có các điều kiện tự nhiên nhƣ sau:

2.4.1.1. Vị trí địa lý [12].

Xã Tức Tranh thuộc huyện Phú Lƣơng là một xã trung du và miền núi của tỉnh Thái Nguyên, nằm ở phía đông của huyện cách trung tâm thành phố 30km, cách trung tâm huyện 9km, cách đƣờng quốc lộ 3 là 6 km, có trục đƣờng chính Giang Tiên – Phú Đô – Núi Phấn đi qua xã, với tổng diện tích là 2559,35 ha. Vị trí địa lí của xã nhƣ sau:

Phía Bắc giáp với Phú Đô và xã Yên Lạc Phía Đông giáp với xã Minh Lập và xã Phú Đô Phía Tây giáp với xã Yên Lạc và xã Phấn Mễ Phía Nam giáp với xã Vô Tranh

Xã Tức tranh bao gồm 24 xóm và chia thành 4 vùng:

Vùng phía Tây bao gồm 5 xóm: Tân Thái, Bãi Bằng, Khe Cốc, Minh Hợp, Đập Tràn.

Vùng Phía Đông bao gồm 7 xóm: Gốc Linh, Đan Khê, Thác Dài, Gốc Gạo, Ngoài Tranh, Đồng Lòng.

Vùng Nam bao gồm 7 xóm: Cây Thị, Khe xiêm, Sông Găng, Đồng Danh, Đồng Hút, Quyết Thắng, Quyết Tiến.

Vùng phía Bắc bao gồm 5 xóm: Gốc Cọ, Gốc Mít, Đồng Lƣờng, Đồng Tâm, Đồng Tiến.

2.4.1.2. Địa hình đất đai

Xã Tức Tranh có tổng diện tích là 2559,35 ha. Địa hình của xã tƣơng đối phức tạp, nhiều đồi núi hẹp và những cánh đồng xem kẽ; địa hình còn đƣợc chia cắt bởi các suối nhỏ, đất đai thƣờng xuyên bị rửa trôi.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng tổ chức chăn nuôi lợn rừng tại trang trại nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa thuộc công ty CP khai khoáng miền núi (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)