CHƯƠNG 2: TIẾN TRÌNH CẢI CÁCH KINH TẾ Ở ẤN ĐỘ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách kinh tế ở ấn độ và bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 46 - 49)

C. Kinh tế đối ngoạ

CHƯƠNG 2: TIẾN TRÌNH CẢI CÁCH KINH TẾ Ở ẤN ĐỘ

Ở ẤN ĐỘ

2.1. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TIẾN TRÌNH CẢI CÁCH KINH TẾ Ở ẤN ĐỘ

2.1.1. Cải cách chế độ sở hữu và phƣơng thức điều tiết nền kinh tế 2.1.1.1 Về công cuộc cải cách kinh tế Ấn Độ 2.1.1.1 Về công cuộc cải cách kinh tế Ấn Độ

Tháng 7 năm 1991, Chính phủ quyết định thực hiện mạnh mẽ chính sách cải cách kinh tế. Có thể nói, đây là một bước chuyển rất lớn trong đường lối phát triển kinh tế xã hội nói chung và chiến lược công nghiệp hóa nói riêng của Ấn Độ. Công cuộc cải cách nền kinh tế từ năm 1991 nhằm ổn định và tự do hóa nền kinh tế với những mục tiêu chính như sau:

Lấy lại cân bằng vĩ mô, kiểm soát lạm phát, giảm thâm hụt ngân sách Chính phủ.

Tăng hiệu quả khu vực kinh tế quốc doanh thông qua việc cấu trúc lại khu vực này.

Giảm bớt hạn chế đối với các xí nghiệp tư nhân, khuyến khích đầu tư nước ngoài.

Tự do hóa thị trường tài chính, giảm thuế quan, thúc đẩy xuất nhập khẩu.

Trong giai đoạn đầu kể từ 1991 đến 1999, Ấn Độ đã thực hiện cải cách toàn diện và đồng bộ trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế bao gồm thương mại, đầu tư, tài chính, ngân hàng, công nghiệp, nông nghiệp…theo hướng tự do hóa thương mại, mở rộng kinh tế tư nhân, tạo động lực cạnh tranh và thị trường hóa nền kinh tế. Theo đó, nỗ lực loại bỏ những cản trở cho sự tăng trưởng kinh tế, đồng thời tập trung hơn nữa vào quản lý kinh tế vĩ mô. Điều quan trọng đặt ra là phải tăng cường sự quan tâm, hỗ trợ của Chính phủ vào

những lĩnh vực cần thiết; đồng thời, giảm thiểu sự can thiệp của Nhà nước vào những lĩnh vực mà tư nhân có thể đảm đương hiệu quả hơn.

Trong giai đoạn tiếp theo từ 1999 đến nay, Ấn Độ tiến hành cải cách kinh tế trong nước đi đôi với mở cửa nền kinh tế nhằm tăng cường sức cạnh tranh của hàng hóa Ấn Độ, với những mục tiêu cụ thể: +)Tăng cường tự do hóa trong nông nghiệp, giảm thâm hụt ngân sách, tiếp tục giảm lãi suất ngân hàng hơn nữa để khuyến khích đầu tư. +)Tăng cường vai trò của Ấn Độ trong kinh tế quốc tế thông qua đẩy mạnh xuất khẩu. +)Thúc đẩy các ngành dựa trên lao động trí tuệ đồng thời củng cố và hiện đại hóa các ngành truyền thống như dệt, da, chế biến nông phẩm và các ngành sản xuất nhỏ. +)Đẩy mạnh cơ sở hạ tầng, tập trung vào năng lượng, đường xá, cảng, viễn thông, đường sắt và hàng không. Đặc biệt, Chính phủ chú trọng cải cách kinh tế gắn với cải cách xã hội, phát triển nguồn nhân lực thông qua các chương trình giáo dục, y tế, giải quyết việc làm, hỗ trợ người nghèo…Cải cách tập trung toàn diện trên các lĩnh vực như kinh tế đối ngoại, ngân sách, tài chính, cơ sở hạ tầng, nông nghiệp và công nghiệp. Phương châm của Chính phủ là lãnh đạo, xây dựng chính sách điều tiết khu vực tư nhân, mang lại sự sôi động và hiệu quả cho môi trường cạnh tranh.

2.1.1.2. Chính sách Tƣ nhân hóa

Từ năm 1991, Ấn Độ bắt đầu triển khai một chương trình Tư nhân hóa. Mặc dù lúc đầu được gọi chệch đi thành “Thuyên giảm đầu tư” (Disinvestment) để tránh những bất ổn xã hội, nhưng thực chất thì chương trình này diễn ra rất mạnh mẽ.

Bao gồm 4 hoạt động chủ yếu như sau:

1. Giảm tỷ trọng vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp ngoài ngành chiến lược xuống tối đa còn 26%.

3. Đóng cửa các doanh nghiệp đang làm ăn kém hiệu quả. 4. Bảo vệ tối đa lợi ích của người lao động.

Mục đích cơ bản của chương trình Tư nhân hóa doanh nghiệp Nhà nước ở Ấn Độ nhằm:

Thứ nhất, chuyển phần lớn nguồn tài chính khan hiếm của Nhà nước từ các doanh nghiệp Nhà nước ngoài các ngành chiến lược sang đầu tư cho những ngành có tính ưu tiên xã hội cao hơn như giáo dục, y tế, phúc lợi, cơ sở hạ tầng xã hội và các hạ tầng thiết yếu khác.

Thứ hai, chấm dứt sự lãng phí do phải nuôi dưỡng các doanh nghiệp Nhà nước không phải chiến lược mà lại làm ăn kém hiệu quả.

Thứ ba, giảm khối lượng nợ trong các doanh nghiệp Nhà nước.

Thứ tư, tăng tính cạnh tranh và mạo hiểm của các doanh nghiệp, tạo điều kiện giải phóng các nguồn lực khan hiếm như tài chính, nhân công, thời gian, năng lượng…đang bị kẹt trong các doanh nghiệp Nhà nước. Để thực hiện những chính sách đã đề ra trong chương trình Tư nhân hóa, Chính phủ Ấn Độ đã thành lập Ủy ban Giảm đầu tư (Department of Disinvestment) để phụ trách tất cả các vấn đề liên quan đến tư nhân hóa và thực hiện các quyết định tư nhân hóa. Chính sách Tư nhân hóa này đã được áp dụng rộng rãi và thành công ở Ấn Độ; mở ra cho tư nhân những lĩnh vực mà trước đây chỉ khu vực quốc doanh nắm giữ như ngành công nghiệp nặng, ngân hàng, hàng không dân dụng, viễn thông, hàng hải, năng lượng…do đó đã có tác dụng giảm bớt những sai lệch, tăng tính cạnh tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ấn Độ cũng đã đưa ra một thời gian biểu trong quá trình giảm mức vốn của Nhà nước trong các ngân hàng quốc doanh xuống còn 33%, giúp các ngân hàng này có thể huy động thêm vốn trên thị trường.

Ngoài ra, đường lối chủ yếu của công tác tư nhân hóa ở Ấn Độ thời gian từ 2000 đến nay là hình thức Bán doanh nghiệp - là sự chuyển quyền sở

hữu và quyền quản lý cho tư nhân. Đây chính là một bước tiến lớn và có hiệu quả hơn nhiều so với đường lối thay đổi tỷ lệ vốn Nhà nước trước đây. Trong năm 2000/2001, Chính phủ đã thu về được 538 triệu USD từ quá trình tư nhân hóa các doanh nghiệp quốc doanh [55]. Toàn bộ khoản tài chính thu được từ hoạt động tư nhân hóa được sử dụng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu trong khu vực xã hội, tái cơ cấu lại các doanh nghiệp Nhà nước khác và trả nợ công.

2.1.2. Quá trình lựa chọn cơ cấu ngành

Cải cách kinh tế đem đến cho Ấn Độ sự chuyển dịch cơ cấu nhanh chóng từ ngành nông nghiệp truyền thống sang công nghiệp và dịch vụ.

Bảng 2.1: Sự thay đổi tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế

Năm 1990 2002 2003 Nông nghiệp (Đv: %) 31 23 24,8 Công nghiệp (Đv: %) 28 27 26,4 Dịch vụ (Đv: %) 41 50 48,8 Nguồn: [56]

Nếu trong năm 1990, tỷ trọng của nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong GDP của Ấn Độ tương ứng là 31%, 28%, 41%. Thì đến hết năm 2003, nông nghiệp chiếm 24,8%, công nghiệp chiếm 26,4% và dịch vụ chiếm 48,8% trong GDP.

Các ngành kinh tế chủ yếu ở Ấn Độ hiện nay là nông nghiệp, công nghệ thông tin và phần mềm, sản xuất điện, hàng hóa tiêu dùng, xi măng, sản xuất thép, cơ sở hạ tầng, viễn thông, bảo hiểm, kinh doanh ngân hàng và một số dịch vụ mới năng động khác. Chính phủ đã hoạch định các chính sách kinh tế quốc gia dựa trên định hướng phát triển chú trọng vào công nghiệp và dịch vụ. Dưới đây là những phân tích cụ thể từng ngành để thấy rõ điều đó.

2.1.2.1. Cải cách kinh tế dẫn đến sự phát triển vƣợt bậc trong công nghiệp và khoa học công nghệ nghiệp và khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách kinh tế ở ấn độ và bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)