Hoạt động xuất nhập khẩu và hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách kinh tế ở ấn độ và bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 107 - 109)

C. Phát triển quan hệ Ấn Độ Việt Nam

CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI NỀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM

3.1.4. Hoạt động xuất nhập khẩu và hội nhập kinh tế quốc tế

Chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của Việt Nam đã tạo điều kiện cho đất nước phát huy những lợi thế so sánh vốn có về tài nguyên và lao động, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn phục vụ tăng trưởng kinh tế.

Năm Tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu (Đv: %/năm)

1985-1995 24,2

1996-2000 14,7

2001-2003 12,3

Nguồn: [2, tr.56]

Có thể nói, tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế, ngoại thương Việt Nam đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu luôn đạt trên 10%/năm (bảng 3.5). Trong giai đoạn 1989 đến 2003, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng hơn 10 lần, từ 4,152 tỷ USD năm 1989 lên 44,676 tỷ USD năm 2003 với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt gần 19%/năm. Trong đó, xuất khẩu tăng từ 1,946 tỷ USD năm 1989 lên 20,716 tỷ USD năm 2003, đạt tốc độ tăng trưởng trung bình trên 19%/năm; nhập khẩu tăng từ 2,206 tỷ USD năm 1989 lên 23,96 tỷ USD năm 2003 [25].

Cơ cấu xuất nhập khẩu thay đổi theo hướng tích cực, phù hợp với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam và xu thế của thương mại quốc tế. Cơ cấu xuất khẩu chuyển dịch mạnh mẽ, tỷ trọng xuất khẩu hàng nông sản và tài nguyên khoáng sản quốc gia có xu hướng giảm, còn tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến có xu hướng tăng. Tỷ trọng xuất khẩu của hàng hóa đã qua chế biến trong tổng xuất khẩu tăng từ 8% năm 1991 lên 28% năm 1996, 40% năm 2000 lên khoảng 43% năm 2003. Trong khi đó tỷ trọng xuất khẩu hàng chưa qua chế biến giảm từ 72% năm 1996 xuống còn 27% năm 2003. Cơ cấu nhập khẩu được cải cách theo hướng phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Kim ngạch nhập khẩu nguyên nhiên liệu và máy móc thiết bị tăng; nhập khẩu hàng tiêu dùng giảm. Kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị năm 1996 chiếm 27% tổng kim ngạch nhập khẩu, đến 2003 tăng lên 35%. Kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng

giảm từ 13,3% năm 1996 xuống còn 5,9% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2002 [25].

Chính sách “đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ quốc tế” được đề ra từ Đại hội VII (1991) đã đem lại sự hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng cho Việt Nam. Nếu như trước năm 1990, Việt Nam mới có quan hệ thương mại với khoảng 30 nước và vùng lãnh thổ, chủ yếu là Liên Xô cũ và các nước XHCN ở Đông Âu. Đến nay, Việt Nam đã quan hệ với khoảng 200 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Cơ cấu thị trường cũng có sự chuyển dịch mạnh mẽ; từ thị trường truyền thống là Đông Âu, Châu Á sang những thị trường đầy tiềm năng nhưng khó tính là Châu Âu, Hoa Kỳ. Với những thành công trong mở rộng hội nhập quốc tế, Việt Nam đã tận dụng được cơ hội giúp đỡ từ bên ngoài để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách kinh tế ở ấn độ và bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)