Chính sách phát triển công nghiệp chế tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách kinh tế ở ấn độ và bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 52 - 55)

C. Kinh tế đối ngoạ

B. Chính sách phát triển công nghiệp chế tạo

Một trong những kết quả khả quan của chính sách tự do hóa và mở cửa nền kinh tế mà Ấn Độ tiến hành năm 1991 là sự phát triển ngành công nghiệp chế tạo. Tăng trưởng của ngành công nghiệp chế tạo tăng dần lên trong những năm gần đây. Trong năm 2001-2002 tăng 2,9%; đến 2002-2003 tăng 6%; năm 2003-2004 tăng 7,4%. Chỉ từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2004-2005 đã đạt mức tăng trưởng là 9% [52]. Sau một thời gian dài phục vụ thị trường nội địa, Ấn Độ hiện đang nỗ lực giới thiệu các sản phẩm của mình ra nước ngoài, giành vị trí cạnh tranh trên trường quốc tế. Quốc gia này hiện không chỉ xuất khẩu ra thế giới những sản phẩm truyền thống như gạo, gia vị, hàng thủ công mỹ nghệ mà là đủ loại sản phẩm như xe hơi, sản phẩm điện tử, phần mềm máy tính, đồng hồ, rượu, dược phẩm, thực phẩm ăn liền và hàng dệt may.

Bảng 2.2: Tỷ lệ tăng trƣởng hàng năm của sản xuất công nghiệp Ấn Độ trong một số ngành công nghiệp cơ bản

Năm cơ sở:1993-94

Giai đoạn và đáKhai thác mỏ (Đv: %) Chế tạo (Đv: %) (Đv: %)Điện Toàn ngành(Đv: %)

1994-1995 9,8 9,1 8,5 9,1 1995-1996 9,7 14,1 8,1 13,0 1996-1997 -1,9 7,3 4,0 6,1 1997-1998 6,9 6,7 6,6 6,7 1998-1999 - 0,8 4,4 6,5 4,1 1999-2000 1,0 7,1 7,3 6,7 2000-2001 2,8 5,3 4,0 5,0 2001-2002 1,2 2,9 3,1 2,7 2002-2003 5,8 6,0 3,2 5,7 2003-2004 5,2 7,4 5,1 7,0 2004-2005 (Từ tháng 4-12) 4,8 9,0 6,4 8,4 Nguồn: [52, tr.140]

Công nghiệp điện tử: Sau cải cách kinh tế 1991, Ấn Độ đã trở thành

trì các sản phẩm phần cứng điện tử, thông tin viễn thông và dịch vụ liên quan. Với một nền tảng sản xuất công nghiệp điện tử khá phát triển, đây là ngành mũi nhọn và giữ ngọn cờ đầu trong các ngành công nghiệp của Ấn Độ.

Việc tự do hóa nền kinh tế đã tạo một động lực mạnh mẽ cho hoạt động sản xuất hàng điện tử. Có thể nhận thấy sự tăng trưởng rất nhanh của ngành công nghiệp này. Trong năm tài chính 1998-1999, giá trị sản xuất hàng điện tử của Ấn Độ đạt 411.400 triệu rupi, tương đương với gần 9 tỷ USD. Trong năm tài chính 2003-2004, con số này là 1.446.400 triệu Rupi, khoảng hơn 30 tỷ USD [52].

Ngành công nghiệp sản xuất ô tô: Những công ty sản xuất xe hơi

Ấn Độ bắt đầu nhập cuộc khi nhận thấy nhu cầu về ô tô ngày càng tăng, đặc biệt là những loại ô tô giá cả phải chăng…Các công ty Ấn Độ rất linh hoạt khi không nhằm vào các loại xe hơi đắt tiền, tránh đối đầu với các công ty ô tô khổng lồ. Ngành công nghiệp sản xuất ô tô của nước này đã đạt sự phát triển vượt bậc. Trong năm 1998-1999, Ấn Độ mới chỉ sản xuất được 4.223.469 chiếc; đến năm 2003-2004, đã sản xuất được 7.229.443 chiếc, so với năm 1998-1999 tăng 71,1% [52].

Khi mới tiến hành công cuộc cải cách, tức là trong những năm 1990, dù là thị trường lớn thứ 4 ở Châu Á nhưng Ấn Độ chỉ có 3 công ty ô tô và mỗi năm chỉ xuất khẩu được 20.000 chiếc. Cho đến nay, đã có gần 10 công ty sản xuất xe hơi nước ngoài đặt cơ sở ở Ấn Độ; đó là General Motor, Toyota, LandRover, Suzuki, Hyundai, Daimler Chrysler, Fiat, Ford…Về tốc độ xuất khẩu ô tô, nếu như trong năm 2000-2001, Ấn Độ mới chỉ xuất khẩu 168.283 chiếc; đến 2001-2002 đã xuất 184.680 chiếc, tăng 9,7% so với năm trước; năm 2002-2003 xuất 307.308 chiếc, tăng 66,4%; trong năm 2003-2004 xuất 479.350 chiếc, tăng 56% [52, tr.143]. Thị trường truyền thống của Ấn Độ là SriLanka, Bangladesh; các thị trường mới nổi là Đông Nam Á, Châu Âu và

Châu Phi. Năm 2003-2004, chỉ riêng Bỉ và Nam Phi đã mua của Ấn Độ 270.000 chiếc xe; thậm chí Trung Quốc cũng nhập khẩu từ Ấn Độ 44.000 chiếc ô tô [30].

Ngành công nghiệp dệt may: Bên cạnh việc phát triển các ngành

công nghiệp dựa trên lợi thế về công nghệ và lao động có chất xám như công nghệ thông tin, các ngành công nghiệp tập trung lợi thế về tài nguyên và lao động phổ thông cũng được Chính phủ chú trọng, điển hình là ngành dệt may. Ngành công nghiệp này đã thực sự khởi sắc và phát triển mạnh từ sau cải cách kinh tế năm 1991 theo chiến lược định hướng vào xuất khẩu.

Bảng 2.3: Doanh thu xuất khẩu hàng dệt may

Giai đoạn Doanh thu (Đv: triệu USD )

1970-1971 3,9 1980-1981 6,96 1997-1998 3.776 2001-2002 10.764 2002-2003 12.412 2003-2004 13.159 Nguồn: [52]

Có thể thấy, doanh thu xuất khẩu may mặc của Ấn Độ đã gia tăng kể từ thập niên 70, song có được bước phát triển vượt bậc chỉ từ sau khi Ấn Độ thực hiện cải cách kinh tế. Trong năm 1970-1971, ngành may mặc mới chỉ đạt 3,9 triệu USD; năm 1980-1981, đạt 6,96 triệu USD. Năm 1997-1998, là giai đoạn sau cải cách, doanh thu xuất khẩu hàng dệt may đạt 3.776 triệu USD. Đến 2003-2004, con số này là 13,159 tỷ USD. Như vậy, so với năm 1970- 1971, doanh thu đã tăng lên rất nhiều.

Có được con số tăng trưởng xuất khẩu đều đặn như trên xuất phát bởi những nguyên nhân sau: +)Thứ nhất, do mức lương khá thấp ở Ấn Độ. Đây là một yếu tố quan trọng của lợi thế so sánh trong công nghiệp dệt may.

tạo ra nguồn nguyên liệu vô cùng phong phú phục vụ cho ngành may. +)Thứ ba, sự nhanh nhạy trong hoạt động nghiên cứu và thay đổi sản phẩm đã bắt nhịp với xu hướng thời trang thế giới. Bởi khi có sự cạnh tranh quốc tế, những thành tựu xuất khẩu sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, hạn chế về số lượng theo quota đã trở thành rào cản thương mại rất lớn với ngành dệt may. Bên cạnh đó, sự xuất hiện và phát triển của các tổ chức khu vực như NAFTA, EU cũng ảnh hưởng xấu đến hoạt động xuất khẩu của các nước không phải là thành viên như Ấn Độ. Trước tình hình đó, một số nhà xuất khẩu lớn bắt đầu chú trọng vào thị trường nội địa, bởi dễ quản lý về thương mại do nhu cầu không bấp bênh như xuất khẩu.

Hàng may mặc của Ấn Độ hiện đang có mặt trên khắp thế giới, được đánh giá cao tại các thị trường lớn như Châu Âu, Mỹ, Australia…Ấn Độ đang nhằm vào thị trường dệt và quần áo may sẵn Mỹ. Trong năm 2003, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Ấn Độ vào Mỹ tăng 46,9%, đạt 458 triệu USD, trong khi tổng giá trị xuất khẩu của nước này vào Mỹ chỉ đạt 1,13 tỷ USD. Theo kết quả một cuộc điều tra gần đây, 24% người tiêu dùng Mỹ thích sản phẩm dệt may của Ấn Độ hơn của Trung Quốc [17]. Hiện nay, dệt may đang là ngành xuất khẩu chiến lược của Ấn Độ, đem lại nhiều ngoại tệ và chiếm tới 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này. Chính phủ hy vọng sẽ nâng kim ngạch xuất khẩu dệt may của đất nước mình lên 15 tỷ USD vào năm 2007; đạt 30 tỷ USD vào năm 2012 [24]. Có thể nói, chính sách tự do hóa nhập khẩu và hỗ trợ xuất khẩu của thời kỳ cải cách đã góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất Ấn Độ về mẫu mã, công nghệ, năng suất trước các đối thủ Châu Á hùng mạnh như Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia, Hàn Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách kinh tế ở ấn độ và bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)