C. Chính sách chú trọng phát triển công nghiệp phần mềm
B. Chính sách sản xuất và xuất khẩu gạo
Hiện nay, trên thế giới thì gạo là lương thực chủ yếu và quan trọng hơn tất cả các loại khác, chiếm 70% lượng lương thực tiêu thụ toàn cầu. Ấn Độ là nước sản xuất gạo lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Mặc dù sản xuất ra khoảng hơn 20% tổng sản lượng gạo toàn cầu, song Ấn Độ không thể đạt
vị thế cao trong xuất khẩu. Lí do là bởi lượng gạo sản xuất ra phải đáp ứng nhu cầu tiêu thụ rất lớn của dân số trong nước.
Chính phủ đang nghiên cứu thực hiện những biện pháp mạnh mẽ nhằm khuyến khích phát triển sản xuất và xuất khẩu gạo, khai thác tối đa thế mạnh nông nghiệp, tạo nguồn thu ngoại tệ ổn định, đó là:
Tăng diện tích canh tác lúa gạo phục vụ trong nước và xuất khẩu.
Áp dụng các biện pháp để tăng sản lượng, năng suất như phổ biến máy móc nông nghiệp hiện đại, bổ túc cho nông dân kiến thức gieo trồng. Khuyến khích tư nhân tham gia xuất khẩu gạo bằng cách đơn giản hóa thủ tục xuất khẩu; tạo điều kiện về phương tiện vận chuyển, giá cả, tín dụng lãi thấp…
Khuyến khích đầu tư nước ngoài vào trồng lúa ở những vùng đất hoang - những khu vực cần nhiều vốn đầu tư mà Nhà nước chưa đủ điều kiện khai phá. Từ đó, tăng lượng gạo cho tiêu dùng và xuất khẩu, giảm lượng ngoại tệ nhập khẩu nông sản, tạo thêm việc làm.
Cải thiện hạ tầng, phương tiện vận tải tại những vùng trồng lúa xuất khẩu để giảm chi phí vận chuyển cho những nhà xuất khẩu gạo.
2.1.2.3. Chính sách phát triển du lịch và tự do hóa ngành dịch vụA. Chính sách phát triển du lịch A. Chính sách phát triển du lịch
Có thể nói rằng, Ấn Độ hiện nay là đất nước có ngành du lịch phát triển vào bậc nhất Châu Á. Thuận lợi lớn của Ấn Độ đối với khách du lịch là truyền thống mến khách từ lâu đời và mạng lưới giao thông nội bộ rộng lớn. Song những khó khăn mà Ấn Độ gặp phải là khả năng đáp ứng lượng khách du lịch ngày càng tăng.
Số lượng khách sạn ở Ấn Độ không nhiều và hầu hết khách sạn ở Ấn Độ đều thuộc các tập đoàn quốc tế có tiếng nên giá thuê phòng rất cao. Do đó, thông qua các chính sách ưu đãi về tài chính và thuế, Chính phủ chủ trương
khuyến khích tư nhân đầu tư xây dựng và trực tiếp điều hành các khách sạn hạng trung.
Hình 2.1: Doanh thu du lịch của Ấn Độ giai đoạn 1990-2000
Nguồn: [57]
Để phục vụ cho phát triển du lịch, Ấn Độ cũng thực hiện cải tiến ngành hàng không, cho phép các hãng hàng không tư nhân được hoạt động trên những tuyến bay nội địa. Chính phủ cũng chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng song song với bảo vệ cảnh quan và môi trường tự nhiên; có chính sách đào tạo bài bản đội ngũ hướng dẫn viên du lịch trong quá trình tiếp xúc và phục vụ du khách. Nhưng cơ sở hạ tầng yếu kém là tác nhân cản trở quá trình xây dựng Ấn Độ trở thành một điểm đến hấp dẫn du khách. Do đó, nâng cấp và khuyếch trương quảng cáo du lịch sẽ giúp Ấn Độ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách. Để đầu tư cho du lịch không chỉ có nguồn huy động từ trong nước mà Chính phủ còn rất hoan nghênh và ưu đãi các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực xây dựng hạ tầng, xây dựng khách sạn, làm đường xá…tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh giao thông phục vụ du khách.