Kinh nghiệm phát triển công nghệ phần mềm hƣớng vào xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách kinh tế ở ấn độ và bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 113 - 116)

C. Phát triển quan hệ Ấn Độ Việt Nam

CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI NỀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM

3.2.2. Kinh nghiệm phát triển công nghệ phần mềm hƣớng vào xuất khẩu

Ấn Độ hiện tại đang gặt hái những nguồn lợi từ công nghệ thông tin và công nghệ phần mềm. Đây cũng chính là những ngành quan trọng của nền kinh tế thế giới tương lai. Giờ đây, công nghệ cao đã trở thành niềm tự hào của người dân Ấn Độ mặc dù đất nước này vẫn đang phải đối mặt với nhiều thử thách của nền kinh tế.

Bảng 3.7: Tốc độ tăng trƣởng tổng doanh thu và doanh thu xuất khẩu phần mềm của Ấn Độ

Năm Doanh thu Tổng doanh thu Doanh thu xuất khẩu

(Đv: triệu USD) năm trƣớc Tốc độ tăng so với (Đv: %) (Đv: triệu USD)Doanh thu năm trƣớc Tốc độ tăng so với (Đv: %)

1989-1990 197 - 100 -

1994-1995 835 - 485 -

1996-1997 1.755 43,4 1.085 47,8 1997-1998 2.700 53,8 1.750 61,3 1997-1998 2.700 53,8 1.750 61,3 1998-1999 3.900 44,4 2.650 51,4 1999-2000 5.700 46,2 4.000 50,9 2000-2001 8.260 44,9 6.300 57,5 2001-2002 10.309 24,8 7.943 26,1 2002-2003 12.948 25.6 10.032 26,3 2003-2004 15.418 19,1 12.500 24,6 Nguồn: [52]

Tốc độ tăng trưởng tổng doanh thu và doanh thu xuất khẩu phần mềm được tổng kết trong bảng trên đã cho thấy sự đi lên đáng khâm phục của công nghiệp sản xuất phần mềm ở Ấn Độ. Năm 1989-1990, doanh thu xuất khẩu phần mềm mới đạt 100 triệu USD; thì đến năm 2003-2004 đã tăng lên đến 12,5 tỷ USD. Trong công nghiệp phần mềm, khoảng hơn 70% tổng doanh thu là thu nhập từ xuất khẩu.

Nếu đặt thành tựu tăng trưởng công nghiệp phần mềm của Ấn Độ tương quan quốc tế thì thấy rằng, tổng doanh thu của công nghiệp phần mềm Ấn Độ chiếm khoảng gần 4% của 400 tỷ USD tổng doanh thu của toàn bộ công nghiệp phần mềm toàn cầu. Song vấn đề đặt ra là liệu công nghiệp phần mềm Ấn Độ có thể tiếp tục duy trì và phát triển mức tăng trưởng này hay không, khi mà đất nước này đang phải đối mặt với rất nhiều thử thách. Đó là hiện tượng “chảy máu chất xám” làm khan hiếm thêm nguồn nhân lực tài năng, đó là chi phí tiền lương để thu hút nhân tài ngày càng tăng, đó là sự xuất hiện ngày càng nhiều cuộc cạnh tranh mới…Mặc dù WB đã lưu ý với Ấn Độ về khả năng suy giảm xuất khẩu phần mềm do chiều hướng đi xuống của lĩnh vực công nghệ thông tin trên phạm vi toàn cầu, song Ấn Độ vẫn nghiên cứu để có những đối sách hữu hiệu; kết quả là vẫn duy trì được mức kỷ lục tăng trưởng của mình với mức thu nhập 12,5 tỷ USD năm 2003-2004.

Theo đánh giá của NASSCOM, lĩnh vực phần mềm và dịch vụ đang trở thành ngành kinh tế thu nhiều ngoại tệ nhất cho đất nước, vượt qua cả ngành dệt may xuất khẩu. Ngành công nghiệp phần mềm và dịch vụ lọt vào danh sách 10 ngành công nghiệp hàng đầu Ấn Độ. Chính phủ hy vọng ngành công nghiệp phần mềm sẽ đóng vai trò quan trọng và lâu dài để Ấn Độ tạo nên sự cân bằng với bên ngoài. Ước tính ngành này sẽ duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong các năm tiếp theo do không phải chịu những sức ép về nguồn cung cấp lao động có kỹ năng và những khác biệt về chi phí lao động.

Thậm chí, NASSCOM còn rất tự tin khi tuyên bố rằng Ấn Độ dự kiến sẽ thu nhập khoảng 50 tỷ USD từ hoạt động xuất khẩu phần mềm vào năm 2008. Đồng thời, NASSCOM còn hy vọng nâng tỷ trọng thu nhập xuất khẩu phần mềm từ mức chiếm 2% GDP lên 7,7% GDP vào năm 2008 [48].

Một kinh nghiệm chiến lược đáng lưu ý đó là cố gắng tạo dựng và khai thác triệt để ưu điểm của mình, xem đây là một thế mạnh khi làm việc với các đối tác. Với Ấn Độ, quốc gia này đã công khai cho cả thế giới biết đến 8 thế mạnh chính của công nghệ phần mềm của mình, đó là:

1) Chất lượng sản phẩm cao; 2) Giá cả hấp dẫn;

3) Công nghệ lập trình tiên tiến;

4) Khả năng cập nhật linh hoạt công nghệ mới;

5) Thiết kế phần mềm thuận lợi vì hạ tầng thông tin tốt; 6) Khả năng sử dụng tiếng Anh;

7) Khả năng tư duy toán học và tư duy logic;

8) Nhiều cơ sở nghiên cứu đào tạo chất lượng cao.

Như vậy, sở dĩ đạt được những thành tựu to lớn ấy là do ngay từ đầu, chiến lược của Ấn Độ đã đặt ngành công nghiệp phần mềm non trẻ này lên vị trí trung tâm, xem đó là một trong các ngành công nghệ cao cần nhiều sự hỗ

trợ và ưu đãi từ Nhà nước. Đây còn là ngành có giá trị xuất khẩu lớn giúp Ấn Độ cân bằng cán cân thương mại trên bình diện quốc tế.

Ngoài ra, với tiềm năng về chất lượng và kỹ thuật đẳng cấp cao, công nghiệp phần mềm đã đưa Ấn Độ lên một vị trí mang tầm cỡ quốc tế với tư cách như trung tâm liên kết các hoạt động công nghệ cao. Đó cũng là lợi ích chung cho các ngành kinh tế khác của Ấn Độ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách kinh tế ở ấn độ và bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)