Đổi mới cơ chế, chính sách kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách kinh tế ở ấn độ và bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 102 - 104)

C. Phát triển quan hệ Ấn Độ Việt Nam

CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI NỀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM

3.1.2. Đổi mới cơ chế, chính sách kinh tế

Đại hội VI (1986) của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã phân tích sâu sắc những hạn chế của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, xác định hướng đi cơ bản trong quá trình đổi mới quản lý kinh tế đất nước.

Có thể nêu lên những đổi mới có tính chất đột phá về cơ chế, chính sách như sau: +)Chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, khẳng định sản xuất hàng hóa rất cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. +) oi thị trường là căn cứ của kế hoạch. Kế hoạch chủ yếu là định

hướng; còn thị trường trực tiếp hướng dẫn doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. +)Từng bước xoá bao cấp, tăng cường sự quản lý của Nhà nước đi đôi với thực hiện quyền tự chủ của doanh nghiệp. +)Mở rộng thị trường, giao lưu hàng hóa thông suốt trong cả nước, từng bước hội nhập kinh tế quốc tế. +)Thực hiện chế độ giá cả hàng hóa, tỷ giá hối đoái, lãi suất tín dụng hình thành theo cơ chế thị trường. +)Tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp hợp tác và cạnh tranh lành mạnh; giới hạn độc quyền Nhà nước trong một số ngành nhất định.

Bảng 3.2: Tốc độ tăng trƣởng GDP sau đổi mới kinh tế 1986

Năm Đơn vị tính Tốc độ tăng trƣởng

1986-1990 %/năm 3,9 1991-1995 8,2 1996-2000 7,5 2000 % 6,7 2001 6,8 2002 7,04 2003 7,3 2004 7,7 Nguồn: [12, 48]

Sau hơn 10 năm thực hiện đổi mới, Việt Nam đã đạt tốc độ tăng GDP liên tục. Nếu như trong giai đoạn đầu (1986-1990), GDP chỉ đạt mức tăng trưởng bình quân 3,9%/năm; thì trong 5 năm kế tiếp (1991-1995), tăng trưởng GDP bình quân là 8,2%/năm, vượt so với kế hoạch đề ra là 5,5-6,5%/năm, đạt loại cao trong số các nước đang phát triển. Trong giai đoạn 1996-2000 tốc độ tăng GDP của Việt Nam là 7,5%/năm, tuy có thấp hơn nửa đầu thập niên 90 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nhưng vẫn đạt loại cao trong khu vực [12].

Nhờ có chính sách “đổi mới”, Việt Nam đã chuyển mạnh từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường, tạo môi trường cạnh tranh và năng động hơn bao giờ hết. Kinh tế hàng hóa nhiều thành phần được khuyến khích

phát triển, tạo hiệu quả huy động các nguồn lực xã hội phục vụ tăng trưởng kinh tế, thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài và mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách kinh tế ở ấn độ và bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)