Định hƣớng phát triển công nghệ phần mềm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách kinh tế ở ấn độ và bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 124 - 129)

C. Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập

3.3.2. Định hƣớng phát triển công nghệ phần mềm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc

Đối với Việt Nam - một đất nước đang phát triển và đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, công nghiệp hóa đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa là một quá trình phức tạp, đòi hỏi phát huy sức mạnh của cả dân tộc, tăng cường năng lực của Nhà nước đi đôi với mở rộng cho nhân dân, các nhà đầu tư và các lực lượng thị trường cùng tham gia [37]. Phải xác định rõ Việt Nam đang ở giai đoạn nào để có thể lựa chọn ngành công nghiệp phù hợp, không nên đi quá nhanh khi chưa chuẩn bị đầy đủ các tiềm lực cho phát triển lâu dài. Những kinh nghiệm phát triển công nghệ phần mềm của Ấn Độ đối với Việt Nam thực sự đáng quan tâm. Việt Nam có thể chú trọng vào phát triển công nghiệp phần mềm bởi nó không yêu cầu nhiều vật liệu thô và không gây hại cho môi trường. Hơn nữa, đây là một trong những ngành mũi nhọn của thế kỷ XXI, phù hợp với xu hướng chung của thế giới là phát triển kinh tế tri thức. Trong chiến lược phát triển công nghệ phần mềm của Việt Nam, vai trò của Nhà nước thực sự mang tính chất quyết định.

Đánh giá về khả năng của công nghệ phần mềm Việt Nam, các chuyên gia nước ngoài đều đề cập đến những hạn chế chủ yếu như sau:

1. Khả năng sử dụng tiếng Anh chưa tốt;

2. Vấn đề vi phạm bản quyền của các công ty Việt Nam;

3. Chất lượng gia công phầm mềm chưa đảm bảo;

4. Thiếu hụt về hạ tầng thông tin;

5. Kinh nghiệm tiếp xúc với thị trường nước ngoài;

6. Hoạt động thực thi chính sách vòng vèo, phức tạp và không đồng bộ.

Trong những năm qua, nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển công nghệ thông tin đặc biệt là công nghệ phần mềm, Đảng và Nhà nước đã sớm có những chính sách ứng dụng và phát triển lĩnh vực quan trọng này. Chính phủ ban hành Nghị Quyết 49/CP ngày 4/8/1993 về “Phát triển

công nghệ thông tin ở Việt Nam trong những năm 90”; Nghị Quyết 07/2000/NQ-CP ngày 5/6/2000 về “Xây dựng và phát triển công nghệ phần mềm giai đoạn 2000-2005”; Quyết Định của Thủ Tướng Chính phủ số 128/2000/QĐ-TTg ngày 20/11/2000 về “Một số chính sách và biện pháp khuyến khích đầu tư và phát triển công nghiệp phần mềm”…để thúc đẩy và ứng dụng công nghệ thông tin, bắt kịp xu thế chung của thế giới.

Như vậy, qua những kinh nghiệm của Ấn Độ cho thấy, việc thúc đẩy mọi hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin để xây dựng một ngành công nghiệp phần mềm sản xuất ra các sản phẩm phần mềm theo quy trình kỹ thuật và đảm bảo chất lượng đã trở nên thực sự cần thiết đối với Việt Nam. Muốn vậy, đòi hỏi Việt Nam phải chuẩn bị sẵn sàng và chu đáo theo những định hướng sau:

Thứ nhất: Chú trọng và đẩy mạnh việc bồi dưỡng đào tạo và phát

triển nguồn nhân lực công nghệ phần mềm chất lượng cao. Đến năm 2000,

toàn quốc đã có 20.000 các bộ tin học được đào tạo căn bản. Hiện có 15 trường có đào tạo căn bản về tin học, mỗi năm có khoảng 3.500 người được đào tạo. Cả nước có 3 viện nghiên cứu chuyên ngành, có 43 cơ sở đào tạo về công nghệ thông tin, trong đó có 7 trường đại học có khoa điện tử - tin học. Chính phủ nên có chính sách thu hút nhân tài tập trung vào nghiên cứu khoa học công nghệ. Mục tiêu phát triển đội ngũ kỹ sư công nghệ thông tin không những giỏi về chuyên môn mà còn phải có khả năng sử dụng tốt tiếng Anh, nhanh nhạy và linh hoạt trong công việc để có thể cho ra đời những sản phẩm phần mềm chất lượng tốt nhất, đáp ứng những đòi hòi khắt khe và xu thế phát triển nhanh chóng của ngành công nghệ này. Ngoài ra, có thể hình thành một số trung tâm trọng yếu có năng lực nội sinh về khoa học công nghệ, tạo một lực phát triển đột phá gắn trực tiếp với thị trường, thực hiện thương mại hóa công nghệ, ươm tạo các doanh nghiệp sản xuất công nghệ phần mềm. Chính

phủ cũng cần tạo điều kiện để các Việt Kiều là những nhà khoa học, chuyên gia trong các lĩnh vực sản xuất và nghiên cứu phần mềm đang hoạt động ở các nước phát triển có thể về đóng góp cho đất nước.

Thứ hai: Thu hút khu vực tư nhân vào hoạt động nghiên cứu và

triển khai (R&D) nhằm tăng cường năng lực khoa học công nghệ quốc gia.

Cần tập trung khuyến khích hoạt động đổi mới của doanh nghiệp tư nhân bên cạnh việc tăng tính hiệu quả của các Viện Nghiên cứu Nhà nước. Nên chuyển từ sự phát triển công nghệ do khu vực Nhà nước dẫn dắt sang phát triển công nghệ do khu vực tư nhân điều hành. Ngoài ra, có thể có một số ưu đãi như miễn thuế thương mại hóa công nghệ mới, miễn thuế chi tiêu cho hoạt đông R&D, miễn thuế cho các cơ sở đào tạo nhân lực, miễn và giảm thuế cho các Viện Nghiên cứu Tư nhân, miễn thuế cho kỹ sư nước ngoài để thu hút nhân tài, bảo lãnh tín dụng cho các khoản vay phát triển công nghệ…Khác với các biện pháp ưu đãi tác động trực tiếp vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp như thuế, trợ cấp; các ưu đãi về đầu tư vào khoa học công nghệ không gây biến dạng giá cả làm sai lệch thị trường.

Thứ ba: Tập trung phát triển và đẩy mạnh tiến độ triển khai xây dựng các khu công nghệ cao, trong đó chú trọng trước hết là các khu công

nghệ phần mềm. Hiện cả nước có khoảng 35 công ty chuyên về phần mềm và

khoảng 35 công ty phát triển phần mềm. Việc xây dựng các khu công nghệ cao, trong đó chú trọng vào khu công nghệ phần mềm tại Hoà Lạc - Hà Nội và tại thành phố Hồ Chí Minh đã được các Nghị Quyết của Đảng khẳng định, đặt ra trách nhiệm cho mọi cấp, mọi ngành; tạo sự tin tưởng và phấn khởi trong nhân dân, đặc biệt là giới trí thức khoa học kỹ thuật và giới công thương [40]. Tiêu biểu là tại thành phố Hồ Chí Minh, một khu công nghệ phần mềm (IT Park) vừa được thành lập trong khuôn viên của Đại học Quốc Gia Hồ Chí Minh (ĐHQG HCM) ở khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức. Khu

công nghệ phần mềm ĐHQG HCM có chức năng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghệ phần mềm và công nghệ thông tin; phát triển các nghiên cứu, chuyển giao công nghệ thông tin tiên tiến và các công nghệ cao gắn với công nghệ thông tin; phát triển các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin, định hướng ưu tiên công nghệ phần mềm.

Gắn với việc phát triển các khu Công nghệ phần mềm, Chính phủ cần có chính sách ưu đãi đối với các công ty hoạt động trong các khu công nghệ này; chẳng hạn như hỗ trợ về cơ sở hạ tầng như cho thuê đất với giá rẻ, cung cấp đường truyền tốc độ cao, rút ngắn tối đa hoạt động hành chính cấp phép…Đó chính là những ưu đãi để thu hút các công ty tham gia hoạt động trong khu công nghệ phần mềm, bởi đây chính là cơ cấu tổ chức để qua đó Chính phủ hỗ trợ hiệu quả nhất ngành công nghiệp non trẻ này.

Thứ tư: Có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp khi đầu tư vào

hoạt động sản xuất phần mềm. Hiện Chính phủ đã có thông tư số

123/2004/TT-BTC ngày 22/12/2004 hướng dẫn thực hiện những ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp sản xuất phần mềm [29]. Theo đó, các doanh nghiệp phần mềm được ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong 15 năm kể từ khi mới thành lập và đưa vào kinh doanh; được miễn thuế thu nhập trong 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo. Hơn nữa, được miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu đối với nguyên vật liệu nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm mà trong nước chưa sản xuất được. Còn với các sản phẩm phần mềm xuất khẩu thì được miễn thuế xuất khẩu. Nếu các doanh nghiệp tham gia hoạt động trong các IT Park của Chính phủ thì cũng được hưởng các ưu đãi như trên.

Thứ năm: Chú trọng khai thác hiệu quả thị trường nội địa; từ đó

nghiên cứu và xúc tiến mở rộng thị trường nước ngoài. Doanh số dịch vụ

phát triển phần mềm năm 1997 đạt 28 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 2,5 triệu USD; năm 1999 đạt trên 40 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt khoảng 5 triệu USD. Năm 2000, doanh thu của công nghiệp phần mềm đạt 50 triệu USD; dự kiến năm 2005 có thể đạt khoảng 500 triệu USD [48]. Những con số trên cho thấy, trong tổng doanh thu của công nghiệp phần mềm thì mới chỉ có một phần nhỏ là xuất khẩu, còn lại là để phục vụ thị trường trong nước. Có thể nói rằng, nhu cầu của thị trường nội địa đối với các sản phẩm công nghệ thông tin là rất lớn. Nguyên nhân là bởi, bản thân yêu cầu phát triển nền kinh tế quốc dân đã và đang mở ra rất nhiều cơ hội cho thị trường nội địa trong việc ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin, do đó càng góp phần thúc đẩy công nghệ thông tin phát triển. Hơn nữa, trong những bước đi đầu tiên, thị trường nội địa chính là nơi tốt nhất để các chuyên gia công nghệ phần mềm rèn luyện và thử thách thông qua sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau. Để từ đó, đem những kinh nghiệm tích lũy được phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách kinh tế ở ấn độ và bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 124 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)