Quy trình nghiên cứu của khóa luận

Một phần của tài liệu 059 các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động môi giới chứng khoán của công ty cổ phần chứng khoán dầu khí (PSI),Khoá luận tốt nghiệp (Trang 33 - 39)

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp b. Phân tích định lượng

Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua bảng câu hỏi đóng với các nhân viên và thực tập sinh đang làm việc tại PSI để kiểm định mô hình lý thuyết. Bảng khảo sát trong giai đoạn nghiên cứu chính thức là kết quả sau khi đã điều chỉnh ở nghiên cứu sơ bộ, loại bỏ bớt các câu hỏi mang yếu tố nhạy cảm với công ty đồng thời chỉnh sửa cách diễn đạt sao cho ngắn gọn, dễ hiểu. Nội dung bảng khảo sát chính thức được trình bày chi tiết trong Phụ lục 3. Bảng khảo sát gồm 04 phần. Phần 1 là các câu hỏi liên quan đến thông tin cá nhân của nhân viên PSI. Phần 2 là đánh giá của nhân viên về các yếu tố chủ quan tác động đến hiệu quả hoạt động MGCK của PSI. Phần 3 là đánh giá của nhân viên về các yếu tố khách quan tác

động đến hiệu quả hoạt động MGCK của PSI và phần 4 là đánh giá chung về hiệu quả HĐMG tại PSI. Toàn bộ dữ liệu hồi đáp được xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS. Các tiêu chí trong bảng khảo sát được mã hóa chi tiết trình bày tại Phụ lục 1.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phươngpháp khảo sát

Nghiên cứu của khóa luận sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện (phi xác suất), với cỡ mẫu càng lớn thì càng có ý nghĩa cao hơn. Theo Hair & cộng sự (1998), trong phân tích EFA, cần 05 quan sát cho 01 biến đo lường và cỡ mẫu cơ bản không nên ít hơn 100. Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), số lượng quan sát ít nhất phải gấp từ 04 đến 05 lần số biến phân tích. Nghiên cứu của khóa luận có 40 biến, vậy số mẫu cần ít nhất là 160. Đe mô hình có mức tin cậy cao hơn cần thu thập từ 200 mẫu trở lên.

Sau khi nghiên cứu sơ bộ, bảng khảo sát được điều chỉnh và đưa vào tiến hành nghiên cứu chính thức. Bảng khảo sát điện tử được gửi đến cho CBNV tại các chi nhánh của PSI để thu thập số liệu, phần còn lại được tổng hợp qua việc trực tiếp phát phiếu khảo sát tại PSI chi nhánh Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội - nơi tác giả hiện đang thực tập. Phiếu khảo sát được thu hồi tại chỗ, việc trả lời bảng hỏi hoàn toàn dựa trên tinh thần tự nguyện và cộng tác. Thời gian thu thập dữ liệu chính thức diễn ra từ tháng 03 đến tháng 04 năm 2019.

2.3.2. Thang đo

Thang đo hiệu quả hoạt động MGCK của PSI bao gồm 12 thành phần được đo lường bằng 40 biến quan sát. Loại thang đo sử dụng trong bảng khảo sát là thang Likert 5 bậc (Likert R.A,1932), gồm 05 mức độ mô tả thái độ của đối tượng khảo sát với vấn đề được nhắc tới. Likert là một trong những thang đo đáng tin cậy nhất để đo lường ý kiến, nhận thức và hành vi; đồng thời giúp khảo sát tiến hành dễ dàng hơn vì người tham gia không cần phải đưa ra ý kiến riêng mà có thể chọn ý kiến trung lập.

05 mức độ của thang đo trong phần 2 và phần 3 của khảo sát được thể hiện trong hình 2.1.:

Hinh 2.1. Mức độ đánh giá của thang Likert

O O

Hoàn toàn . λ. 1 , . λ, , .- ’ r Hoàn toàn ... .1_______, Khongdongy Khongykien Dongy -A______,

không dong ý “ “ ' “ - “ - dong V

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

2.3.3. Phươngpháp xử lỷ số liệu

Toàn bộ kết quả hồi đáp được tổng hợp trong tệp dữ liệu Excel “Phản hồi biểu mẫu” và được tiến hành làm sạch, lọc bỏ những bản hồi đáp không đạt yêu cầu. Dữ liệu sạch sau đó được phân tích và đưa vào kiểm định qua 04 bước như sau:

Đánh giá độ tin cậy của thang đo qua hệ số tin cậy Cronbach ’s Alpha.

Các biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ hơn 0.3 được xem là biến rác, có thể tạo ra các yếu tố giả sẽ bị loại do không có nhiều đóng góp cho sự mô tả của khái niệm cần đo. Tiêu chuẩn chọn thang đo thông thường có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0.6, và Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán càng cao (Nunally & Burnstein, 1994; dẫn theo Nguyễn Drnh Thọ & Nguyễn Thi Mai Trang, 2009). Một số trường hợp biến có hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 0.3 nhưng hệ số Cronbach's Alpha if items deleted (Cronbach’s Alpha nếu bị loại biến) lại lớn hơn Cronbach's Alpha hiện tại cũng sẽ bị loại.

Kiểm định giá trị phân biệt các khái niệm của thang đo qua phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA).

Phân tích EFA được sử dụng để thu nhỏ các dữ liệu từ một tập hợp n biến quan sát được gom lại thành k biến quan sát nhỏ hơn, gọi là biến đại diện để xác định nhân tố ảnh hưởng. Phương pháp trích được sử dụng là Principal Components Analysis cùng với phép xoay Varimax. Thang đo đạt yêu cầu phải đáp ứng đủ các điều kiện:

- Hệ số tải nhân tố (Factor loading) > 0.5 để đảm bảo EFA có ý nghĩa thực tiễn.

Loại biến Tên đầy đủ Kí hiệu Biến phụ

thuộc Hiệu quả hoạt động MGCK HQHD

Bien độc lập Nhận thức của lãnh đạo công ty về hoạt động

môi giới NTLD

Trình độ của nhân viên môi giới TDNV

Tiem lực tài chính của công ty TLTC

- Hệ sô KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) năm trong khoảng [0.5;1] đảm bảo phân tích có tính thích hợp.

- Kiem định Bartlett có ý nghĩa thông kê (Sig. < 0.05) đảm bảo các biến quan sát có môi quan hệ tương quan với nhau trong tổng thể.

- Phần trăm phương sai trích (Percentage of variance) > 50% đảm bảo phân tích nhân tô giải thích được hơn 50% sự biến thiên của mô hình.

Kiểm định tương quan Pearson.

Kiem định Pearson nhằm mục đích kiểm tra môi tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, phát hiện sớm vấn đề về đa cộng tuyến trong trường hợp các biến độc lập có tương quan mạnh với nhau. Kiem định Pearson yêu cầu sig có giá trị nhỏ hơn 0.05 để hệ sô tương quan r có ý nghĩa. r có giá trị dao động trong khoảng từ -1 đến 1, r càng tiến về hai điểm nút thì tương quan càng chặt chẽ. Ngược lại, r = 0 nghĩa là không có môi tương quan tuyến tính.

Kiểm định mô hình lỷ thuyết theo phương pháp hồi quy đa biến.

Trong điều kiện thời gian và cỡ mẫu hạn chế, bài nghiên cứu chỉ có thể khảo sát phương trình hồi quy tuyến tính đa biến, tức quan hệ giữa biến phụ thuộc (Y) và các biến độc lập (Xn) theo phương trình:

Y= β0+ β1x1 + β2x2 + β3X3+... +βnxn

ni. ÍH«- β = 0

Giả đinh: ⅛ β ≠ 0 Trong đó:

Biến phụ thuộc (Y) là hiệu quả hoạt động MGCK của PSI.

Các biến độc lập X1, X2, X3, ... Xn là các nhân tô ảnh hưởng được cụ thể hóa trong bảng 2.1.

Sự phát triển của thị trường chứng khoán TTCK

Môi trường pháp lý MTPL

Thu nhập, kiến thức và thói quen đầu tư của

công chúng TNKT

Sự cạnh tranh của các công ty chứng khoán

PH ẢT TRI ÉN SA N PH

CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Giới thiệu về CTCP Chứng khoán Dầu khí (PSI)

3.1.1. Quá trình thành lập

PSI là công ty Chứng khoán duy nhất thuộc Tập đoàn Dau khí Việt Nam (PVN), được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép hoạt động vào ngày 19/12/2006 và chính thức đi vào hoạt động ngày 07/02/2007 với Hội sở chính tại Hà Nội và 01 Chi nhánh tại thành phố Ho Chí Minh. Số vốn điều lệ ban đầu của công ty là 150 tỷ đồng.

Năm 2009, PSI mở rộng phạm vi hoạt động ra các tỉnh thành, thành lập 02 chi nhánh mới tại Vũng Tàu và Đà Nằng, đồng thời áp dụng hệ thống giao dịch trực tuyến hiện đại của TongYang - Hàn Quốc. Đến năm 2011, công ty tăng vốn điều lệ lên 598,413 tỷ đồng. Trải qua 12 năm hoạt động, PSI đã đạt được một số thành tựu nhất định như “Top 5 công ty chứng khoán tiêu biểu trong nghiệp vụ Tư vấn niêm yết và đấu giá năm 2015” do Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HỒ Chí Minh (HOSE) bình chọn, “Giải thưởng Top 50 Báo cáo thường niên tốt nhất năm 2015”,...

3.1.2. Bộ máy tỗ ch ức

Bộ máy tổ chức của PSI được phân làm 03 cấp quản trị chính, sau đó tiếp tục phân nhỏ thành từng phòng chức năng đảm nhận những nhiệm vụ chuyên biệt

Một phần của tài liệu 059 các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động môi giới chứng khoán của công ty cổ phần chứng khoán dầu khí (PSI),Khoá luận tốt nghiệp (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w