■ Tư vấn tài chính
■ Lãi từ các
■ Lưu ký chứng khoán
■ Lãi từ các khoản cho vay và
phải thu
Nguồn: Báo cáo tài chỉnh PSI giai đoạn 2015 - 2019
Trong năm 2017, tư vấn tài chính đem lại cho PSI 9,927 triệu đồng, tương đương 11.19% tổng doanh thu. Con số này tăng lên 16.40% vào năm 2018 (tương đương mức tăng 5.21%), tuy nhiên lại giảm 6.55% về mức 9.85% tỷ trọng tổng doanh thu vào năm 2019.
Hoạt động lưu ký chứng khoán nhìn chung không có nhiều thay đổi, dao động trong khoảng 6 - 10% qua các năm do PVN đã lưu ký một số mã cổ phiếu tại PSI và PSI vẫn nhận được khoản thu từ phí chuyển nhượng các mã cổ phiếu chưa niêm yết, trả hộ cổ tức các đơn vị.
Nguon thu từ lãi các TSTC là khoản có biến động lớn nhất trong tất cả các nghiệp vụ. Năm 2015, tỷ trọng của nguồn thu này chỉ chiếm 3.23%. Số liệu có xu hướng tăng dần với mức tăng trung bình 2.79% trong 03 năm tiếp theo. Bước sang năm 2019, con số này đột ngột tăng mạnh từ 11.61% lên 34.63%, tương đương với mức tăng 23.02% - gần gấp 03 lần so với năm trước. Điều này được lý giải do trong năm 2019, khoản chênh lệch đánh giá lại các cổ phiếu niêm yết gồm PPY, VAP, PAI và PWA của công ty tăng mạnh.
Lãi từ các khoản cho vay và phải thu của PSI duy trì ổn định, trung bình chiếm 31.74% tỷ trọng, đạt mức cao nhất trong năm 2018 với 34.56%.
Hoạt động MGCK là một trong những nguồn thu ổn định của công ty, tăng dần từ 16.36% tỷ trọng (2015) lên 28.94% (2017) với mức tăng trung bình 03 năm đạt 6.29%. Tuy nhiên trong 02 năm tiếp theo, tỷ trọng MGCK lại giảm dần với mức giảm trung bình là 8.54% do vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các CTCK mới nổi khác. Đến năm 2019 MGCK chỉ còn chiếm 11.86% tổng doanh thu toàn doanh nghiệp.
Như vậy, doanh thu của PSI đến từ nhiều hoạt động như: MGCK, tư vấn đầu tư chứng khoán, tư vấn tài chính, lưu ký chứng khoán,... nhưng nguồn thu đóng vai trò quan trọng và cũng là nguồn thu lớn của PSI là các khoản đến từ hoạt động cho vay, lãi từ các TSTC và nghiệp vụ MGCK.
3.2. Hiệu quả hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Chứng khoánDầu khí (PSI) Dầu khí (PSI)
3.2.1. Phân tích định lượng
a. So lượng tài khoản
Tính đến tháng 12/2019, tuy là Công ty Chứng khoán ra đời tương đối muộn tại Việt Nam và gặp phải khá nhiều khó khăn trong việc tạo dựng thương hiệu cũng như mở rộng quy mô hoạt động của mình, song số lượng tài khoản giao dịch của PSI vẫn tăng lên đáng kể qua các năm. Cụ thể, số tài khoản đăng kí tại công ty vào tháng 03/2010 là 10,397 tài khoản, đến hết năm 2019 đã tăng lên 26,000 (tăng gấp 2.5 lần). Mặc dù vậy, so với toàn bộ TTCK nói chung cũng như các CTCK khác nói riêng, mức độ tăng trưởng này là khá thấp. Theo thống kê của UBCKNN, tính đến hết năm 2019 toàn thị trường có 2,374,890 tài khoản, tăng trưởng đạt 8.82%. Cũng trong năm 2019, số liệu cho thấy các công ty nắm giữ thị phần tài khoản giao dịch chứng khoán trong top đầu có mức tăng trung bình lên tới 20 nghìn tài khoản, tương đương tăng trưởng đạt trung bình trên 21%. Ngược lại PSI chỉ tăng 16 nghìn tài khoản trong vòng 09 năm, thị phần trên thị trường cũng khá thấp cho thấy công ty vẫn chưa hoạt động hiệu quả trong mảng môi giới.
Biểu đồ 3.2. cho thấy, VNDS tính đến cuối năm 2019 là CTCK có thị phần tài khoản lớn nhất trên TTCK khi chiếm tới 10.39% tỷ trọng, tương đương gần 250
nghìn tài khoản, gấp 10 lần so với PSI. Đứng thứ hai là VCSC chiếm 8% thị phần với gần 190 nghìn tài khoản. Theo sau là các CTCK lớn như SSI, BSC, FPTS và MBS chiếm trung bình 6% thị phần với khoảng 150 nghìn tài khoản giao dịch, gấp gần 6 lần PSI. Trong khi đó, số lượng tài khoản tại PSI chỉ đạt 26,000, tương đương 1.09% thị phần, ít hơn cả CTCK mới nổi như KIS với 1.13%.
Biểu đồ 3.2. Thị phần tài khoản giao dịch chứng khoán trên TTCK năm 2019
10.39% 8.00% 44.29% 6.99% 6.05% 1.09% 5.93% 1.13% 4.80% ■2.33% ■3.02% 5.98%
■VNDS -VCSC -SSI -BSC -FPTS -MBS -HSC -BVSC -SHS -KIS -PSI -Các CTCK khác
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC và BCTN của các CTCK năm 2019
Xét về mặt cấu trúc, cuối năm 2019 UBCKNN đã thống kê TTCK có 2,342,679 tài khoản thuộc về các cá nhân và tổ chức trong nước, 32,215 tài khoản thuộc về cá nhân và tổ chức nước ngoài. Tỷ lệ tài khoản của NĐT nước ngoài/trong nước trên toàn thị trường là 1.38%. Tại PSI, tỷ lệ này chỉ đạt 0.8%, tương đương khoảng 210 tài khoản của NĐT nước ngoài và 25,790 tài khoản của NĐT trong nước. Điều này được lý giải do TTCK Việt Nam còn khá nhỏ, chưa phát triển nên chưa thu hút được nhiều NĐT nước ngoài quan tâm. Đồng thời, PSI hiện không tập trung vào phát triển đối tượng khách hàng nước ngoài mà chỉ đẩy mạnh tìm kiếm, mở rộng những đối tượng là NĐT trong nước. Do vậy công ty chưa có những chính sách hỗ trợ hay chiến lược cụ thể để hướng tới phân khúc khách hàng này.
b. Giá trị doanh số giao dịch
Bieu đồ 3.3. cho thấy doanh số giao dịch chứng khoán của PSI có sự biến động nhẹ qua các năm từ 2015 đến 2019. Con số này tăng đều đặn trong giai đoạn
2015 - 2018 với số liệu đạt 8,283 tỷ đồng và 13,549 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 5,266 tỷ đồng (63.58% tăng trưởng).
Biểu đồ 3.3. Doanh số giao dịch chứng khoán tại PSI giai đoạn 2015 - 2019
ĐVT: Triệu VNĐ 16,000,000 14,000,000 12,000,000 10,000,000 8,000,000 6,000,000 4,000,000 2,000,000 0
Giá trị doanh so giao dịch
—o— Tỷ lệ tăng trưởng 8,283,056 9,048,082 12,646,503 13,549,429 11,551,969
9.24% 39.77% 7.14% -14.74%
Giá trị doanh sô' giao dịch —o—Tỷ lệ tăng trưởng
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của PSI qua các năm 2015 - 2019
Bình quân doanh số giao dịch của PSI trong 04 năm 2015 - 2018 đạt 10,881 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh số giao dịch đã giảm mạnh khoảng 14.74% xuống còn 11,552 tỷ đồng tính đến cuối năm 2019. Lý giải cho vấn đề này, một phần vì 2019 được coi là năm khó khăn của cả nền kinh tế với bối cảnh thị trường không thuận lợi do xung đột thương mại Mỹ - Trung leo thang căng thẳng. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư chuyển sang đầu tư các tài sản an toàn hơn thay vì đầu tư chứng khoán, thận trọng hơn trong việc ra các quyết định giao dịch dẫn tới thanh khoản thị trường sụt giảm, làm ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ TTCK. Đây được xem như tình hình khó khăn chung của toàn ngành, PSI là CTCK nhỏ cũng không thể tránh khỏi việc bị ảnh hưởng nặng nề.
Mặc dù doanh số giao dịch chứng khoán tại PSI có mức tăng trưởng hàng năm tương đối cao (đạt trung bình 10.54% một năm), song con số này so với các CTCK khác cũng như với toàn ngành còn khá thấp. Cụ thể, biểu đồ 3.4. cho thấy
(triệu VNĐ)
giá trị giao dịch của hai CTCK đứng đầu ngành là SSI và VNDS lần lượt đạt 669,618 tỷ đồng và 654,746 tỷ đồng, gấp 58 lần so với PSI.
Biểu đồ 3.4. Giá trị doanh số giao dịch của một số CTCK năm 2019
ĐVT: Triệu VNĐ
800,000,000
Nguồn: BCTC các CTCK năm 2019
Các CTCK nhóm giữa như BSC, MBS hay BVSC cũng đạt doanh số giao dịch tương đối cao với số liệu lần lượt là 237,018 tỷ đồng, 181,071 tỷ đồng và 126,842 tỷ đồng, trung bình cao hơn PSI 16 lần. Ngay cả KIS, một CTCK ra đời sau PSI một năm, trong khoảng thời gian 03 năm trở lại đây đã có những sự phát triển vượt bậc, kết quả 2019 đạt mức doanh số 19,029 tỷ đồng, cao hơn PSI 7,477 tỷ đồng, tương đương 64.73%. Lý giải cho vấn đề này, có thể thấy ban lãnh đạo công ty chưa có nhiều phương án đầu tư thích đáng cho nghiệp vụ MGCK cũng như chưa tìm kiếm được NVMG có trình độ cao. Kết quả cho thấy mặc dù đã hoạt động trong thời gian khá dài nhưng PSI vẫn chưa có đóng góp đáng kể và cũng chưa có nhiều chỗ đứng trên TTCK.
c. Phỉ môi giới
Bieu phí dịch vụ chứng khoán tính đến hết quý I năm 2020 của một số CTCK hàng đầu trên TTCK Việt Nam cho thấy đang dao động ở mức 0.15% - 0.3% (Bảng 3.3.) tùy theo tổng giá trị giao dịch trong ngày của NĐT. Mức phí cao nhất hiện nay thuộc về HSC, ACBS và SHS với tỷ lệ từ 0.15% - 0.35% cho các giá trị giao dịch từ 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng. Mức phí thấp nhất thuộc về MAS và FPTS với tỷ lệ 0.15% cho mọi giá trị giao dịch. Như vậy, so với mặt bằng chung, phí môi giới của PSI khá cao khi nam ở mức 0.15% - 0.35%. Không những vậy, các mốc điều kiện tại PSI cũng yêu cầu giá trị giao dịch cao hơn so với các CTCK khác để hưởng mức phí thấp.
VCBS 0.20% Không có SSI 0.25% Không có VNDS 0.35% <80 0.30% 80 - 250 0.25% 250 - 400 0.20% 400 - 800 0.15% > 800 HSC ACBS SHS 0.35% < 100 0.30% 100 - 300 0.25% 300 - 500 0.20% 500 - 1000 0.15% > 1000 KIS 0.30% < 100 0.25% 100 - 500 0.20% 500 - 1000 0.15% > 1000 PSI 0.35% < 100 0.30% 100 - 500 0.25% 500 - 800 0.20% 800 - 1000 0.15% > 1000
môi giới mua, bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm (áp dụng cho chứng khoán niêm yết và chứng khoán đăng ký giao dịch) là 0.5% giá trị giao dịch,
mà không còn quy định về mức sàn 0.15% như cũ. Điều này làm cho nhiều CTCK lập tức triển khai chương trình giảm phí giao dịch nhằm thu hút NĐT, điển hình là VPS mua bán chứng khoán thông qua biện pháp hoàn phí giao dịch, áp dụng mức phí “trọn gói” cho NĐT. Ngược lại, PSI vẫn giữ nguyên biểu phí cũ, không thực hiện chương trình ưu đãi nào làm ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng cạnh tranh cũng như hiệu quả MGCK của công ty.
d. Doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động môi giới
Bieu đồ 3.5. cho thấy doanh thu từ hoạt động MGCK của PSI có khá nhiều biến động qua các năm. Trong giai đoạn 2015 - 2017, doanh thu tăng dần với số liệu lần lượt là 14,631 triệu đồng và 25,667 triệu đồng, tương đương 75.43% tăng trưởng. 2017 cũng là năm hoạt động MGCK đem lại doanh thu cao nhất do HĐQT ban hành Quy chế môi giới phát triển khách hàng với các cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo động lực cho kinh doanh làm cho phí giao dịch tăng đột biến (trung bình 100 triệu đồng/ngày).
Biểu đồ 3.5. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận hoạt động MGCK của PSI giai đoạn 2015 - 2019
ĐVT: Triệu VNĐ
-15,000
Doanh thu MGCK Chi phí MGCK —Lợi nhuận MGCK
Tuy nhiên, từ năm 2017 trở đi doanh thu HĐMG bắt đầu sụt giảm mạnh, đặc biệt vào năm 2019 khi doanh thu chỉ đạt 14,511 triệu VNĐ, tương đương với mức giảm 42.46% do khó khăn chung của thị trường.
Xét trong mối quan hệ so sánh với các công ty khác trên TTCK, doanh thu MGCK PSI có sự thể hiện không mấy ấn tượng. Ve mặt tổng quan, tính đến cuối năm 2019 các công ty đang phát triển trên TTCK đều có doanh thu HĐMG trên 100 tỷ đồng (Biểu đồ 3.6.). Nhóm các CTCK dẫn đầu trong doanh thu MGCK gồm SSI, HSC và VNDS đóng vai trò là trụ cột ngành với số liệu lần lượt là 582 tỷ đồng; 478 tỷ đồng và 335 tỷ đồng, trung bình cao gấp 32 lần so với PSI. Hoạt động MGCK của CTCK nhóm giữa gồm MBS, BSC, BVSC và KIS cũng phát triển khá ổn định, đem lại doanh thu đạt trung bình khoảng 160 tỷ đồng một năm, cao gấp 11 lần PSI.
Biểu đồ 3.6. Doanh thu hoạt động MGCK của một số CTCK năm 2019
ĐVT: Triệu VNĐ
700,000
Nguồn: BCTC các CTCK năm 2019
Chi phí cho HĐMG của PSI trong khoảng thời gian 2015 - 2019 ổn định tuy nhiên khá cao so với khoản thu đem lại, trung bình 22,911 triệu đồng một năm. Do chi phí cao nhưng hoạt động không hiệu quả nên lợi nhuận trong hoạt động MGCK của PSI liên tục âm. Trong 02 năm đầu tiên 2015 và 2016, lợi nhuận âm gần 4,000 triệu đồng. Năm 2017 doanh thu MGCK PSI có phần khởi sắc, bù đắp được chi phí hoạt động, trở thành năm duy nhất đem lại lãi từ MGCK cho PSI với kết quả
đạt 2,343 triệu đồng. Hai năm cuối cùng trong giai đoạn nghiên cứu công ty tiếp tục có lợi nhuận âm, số liệu lần lượt là -700 triệu đồng và -10,984 triệu đồng. Mặc dù cùng nằm trong cuộc khủng hoảng năm 2019 nhưng các CTCK khác vẫn duy trì được mức sinh lời, như HĐMG của KIS đã đem lại cho CTCK này 35,000 triệu đồng lợi nhuận năm. Điều này cho thấy PSI hoạt động chưa tốt, cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc cải thiện hiệu quả nghiệp vụ MGCK của mình.
e. Thị phần trong hoạt động môi giới
Thi phần môi giới của các CTCK trên sàn HOSE tính đến cuối năm 2019 cho thấy đứng đầu là SSI chiếm gần 14% toàn ngành chứng khoán, tiếp đến là HSC đạt 10.54%, VCSC với 8.19%. Các CTCK lớn còn lại chiếm thị phần trung bình từ 3 - 7% gồm MBS, MAS, VPS, BVSC, BOS và KIS. Trong khi đó, PSI chỉ chiếm 0.35% thị phần. (Biểu đồ 3.7.). Thực tế này cho thấy đây là mức rất thấp với toàn ngành, nói cách khác thị phần môi giới của PSI hiện còn quá nhỏ. So với những năm trước đó, thị phần PSI không những không có sự cải thiện mà còn giảm mạnh khi chỉ trong giai đoạn 2017 - 2019, con số này đã giảm từ 0.59% xuống còn 0.35%, tương đương với mức giảm 0.24%. Điều này một phần do PSI chưa thực sự tập trung vào việc phát triển HĐMG của công ty, đồng thời vấn đề cạnh tranh cũng đang ngày càng trở nên gay gắt khi thị trường xuất hiện thêm nhiều gương mặt mới nổi với nguồn vốn đầu tư lớn như MAS và KIS.
Biểu đồ 3.7. Thị phần môi giới trên sàn HOSE năm 2019
■SSI, 13.96% Khác, 37.01% ■VCSC, 8.19% PSI, 0.35% KIS, 3.08% BOS, 3.13% BVSC, 3.75% MBS, 4.77% ■VPS, 3.94% MAS, 4.47%
3.2.2. Phân tích định tỉnh
a. Mức độ tin cậy của khách hàng
Ve cơ bản, PSI đã thực hiện tương đối đầy đủ các bước trong nghiệp vụ, cung cấp thủ tục ban đầu để tạo tài khoản giao dịch đồng thời giải đáp các câu hỏi liên quan đến nghiệp vụ cho NĐT. Tuy nhiên, nhìn chung công ty vẫn còn nhiều hạn chế trong vấn đề nguồn vốn, nhân lực, công nghệ và mạng lưới hoạt động. Thời đại cách mạng công nghiệp yêu cầu các CTCK luôn phải tìm cách để bắt kịp xu thế công nghệ 4.0. Trong bối cảnh đó, điều kiện về hạ tầng công nghệ và cơ sở vật chất tại PSI vẫn còn khá nghèo nàn, lạc hậu. Đây là vấn đề rất lớn làm cho các hoạt động giao dịch chứng khoán, bảo mật thông tin khách hàng tại PSI không được nhanh chóng, hiệu quả. Bên cạnh đó, các báo cáo phân tích, khuyến nghị của công ty nhìn chung chưa có độ chính xác trong mối quan hệ so sánh với các CTCK lớn. Do vậy, PSI vẫn còn tương đối khó khăn trong việc tạo nên sự tin cậy của các NĐT.
b. Thông tin cung cấp cho khách hàng
Thông tin mà các CTCK cung cấp cho khách hàng cần được phân tích về cả hai khía cạnh khối lượng và chất lượng, qua đánh giá cho thấy PSI còn khá yếu trong cả hai khía cạnh này. Ve mặt khối lượng, hiện PSI đem đến cho NĐT 04 loại báo cáo phân tích, bao gồm: báo cáo nhận định thị trường theo ngày và theo tuần;