Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở một số địa phương và bà

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Tuyên Quang (Trang 29 - 35)

1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ cấu kinh tế ngành và chuyển dịch cơ

1.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở một số địa phương và bà

học kinh nghiệm cho tỉnh Tuyên Quang

1.2.3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc

Trong giai đoạn 2005 – 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh Vĩnh Phúc đạt 17,4%/năm, trong đó: Công nghiệp – xây dựng tăng 20%, dịch vụ tăng 19,5%; nông – lâm – thủy sản tăng 5,6%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông – lâm – thủy sản. Năm 2010 giá trị công nghiệp – xây dựng chiếm 56%; dịch vụ chiếm 30%, nông – lâm nghiệp – thủy sản chiếm 14%. GDP bình quân đầu người năm 2013 đạt 31 triệu đồng, tương đương 1630 USD, gấp 3,45 lần so với năm 2005. Đạt được những kết quả trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên, toàn tỉnh đã tập trung phát triển kinh tế về các lĩnh vực như sau:

Trong lĩnh vực nông nghiệp được đặc biệt quan tâm: Xây dựng, ban hành nhiều cơ chế, chính sách mỡi hỗ trợ nông dân, huy động các nguồn lực đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế trong 5 năm từ 2006-2010 giảm từ 16,7% xuống còn 13,7%.

Trong lĩnh vực công nghiệp đã khẳng định vai trò nền tảng của nền kinh tế: Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp – xây dựng bình quân đạt 20%/năm, riêng công nghiệp tăng 20,6%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp 5 năm 2006-2010 đạt trên 154 nghìn tỷ đồng (tính theo giá cố định 1994), gấp hơn 3 lần giai đoạn 2001-2005. Nhiều khu, cụm công nghiệp mới được hình thành. Một số ngành công nghiệp chủ lực (ô tô, xe máy, gạch ốp lát…), công nghiệp có lợi thế so sánh phát triển nhanh, bước đầu phát triển một sô ngành công nghiệp công nghệ cao. Các ngành công nghiệp phụ trợ bước đầu phát triển. Tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống được quan tâm quy hoạch, đầu tư khôi phục, phát triển.

Trong lĩnh vực dịch vụ phát triển mạnh, nhiều ngành có mức tăng trưởng khá. Đã hình thành một số loại hình dịch vụ chất lượng cao, từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống. Hoạt động thương mại, dịch vụ vận tải, du lịch bưu chính viễn thông, ngân hàng phát triển mạnh.

Để đạt được những kết quả trên, tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tập trung vào các giải pháp huy động vốn để chi cho đầu tư, phát triển và đảm bảo an sinh xã hội; đẩy mạnh xuất khẩu; tập trung và có những giải pháp hữu hiệu để thu hút đầu tư; đẩy nhanh và làm tốt công tác quy hoạch các khu, cụm công nghiệp.

Mặt khác, tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao, nhưng tính bền vững chưa cao; chất lượng tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm, nhất là sản phẩm công nghiệp và sản phẩm của các doanh nghiệp địa phương còn thấp. Sản phẩm chưa đa dạng, trong đó sản phẩm chủ lực còn ít. Cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu sản phẩm còn chưa hợp lý, ảnh hưởng đến tính ổn định, bền vững của nền kinh tế. Tỷ trọng sản

phẩm có hàm lượng công nghệ cao còn thấp. Thu hút đầu tư còn chậm so với tiềm năng. Tiểu thủ công nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển còn chậm và chưa được quan tâm đúng mức. Phát triển dịch vụ, du lịch chưa tương xứng với tiềm năng, trong đó du lịch chưa trở thành kinh tế ngành mũi nhọn; thiếu nhiều cơ sở dịch vụ có chất lượng cao; hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật còn thiếu, chưa đồng bộ và còn nhiều bất cập.

1.2.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Thái Nguyên

Ngành công nghiệp được chú trọng phát triển dựa trên thế mạnh về nguồn tài nguyên khoáng sản rất đa dạng, phong phú. Sự phong phú về tài nguyên khoáng sản trong đó gồm nhiều loại có ý nghĩa trong cả nước như sắt, than (đặc biệt là than mỡ) đã tạo cho Thái Nguyên một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng.

Ngành công nghiệp tỉnh có những chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng nhanh qua các năm, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng trong GDP của tỉnh sau khi giảm từ 33,23% (năm 1996) xuống 30,4% (năm 2000) đã tăng nhanh trong các giai đoạn sau, lên 34,6% (năm 2001), 38,6% (năm 2005) và 41,8% (năm 2011). Nhiều khu công nghiệp tập trung và cụm công nghiệp vừa và nhỏ được đầu tư xây dựng ở các địa phương; nhiều dự án sản xuất công nghiệp đã và đang được triển khai, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh.

Ngành nông - lâm - thuỷ sản mặc dù vẫn tăng trưởng đều đặn qua các năm nhưng tỷ trọng của ngành trong GDP của tỉnh có sự suy giảm. Các sản phẩm do nền kinh tế tỉnh tạo ra ngày càng hướng vào đáp ứng nhu cầu của thị trường (cả tiêu dùng trong nội bộ tỉnh và xuất khẩu). Một số ngành, sản phẩm mũi nhọn có sự phát triển tương đối nhanh, vững chắc, quy mô ngày càng

tăng. sản xuất nông, lâm nghiệp của tỉnh chuyển biến mạnh và vững chắc. Từ chỗ còn thiếu lương thực, đến nay tỉnh đã bảo đảm được an ninh lương thực trên địa bàn, sản lượng lương thực năm 2011 đạt gần 45 vạn tấn; hình thành các vùng sản xuất chuyên canh cây chè - cây công nghiệp mũi nhọn gắn với công nghiệp chế biến. Hiện nay, tỉnh đang tích cực chỉ đạo và đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.

Ngành dịch vụ tỉnh cũng tăng trưởng mạnh, tỷ trọng ngành dịch vụ trong tổng GDP cải thiện đáng kể, từ năm 2005 chiếm 34,8% đến năm 2011 chiếm 37% GDP của tỉnh.

Nội bộ từng ngành kinh tế của tỉnh Thái Nguyên cũng có sự chuyển dịch tương đối phù hợp với đường lối phát triển của tỉnh:

Trong ngành công nghiệp, các phân ngành mà tỉnh có lợi thế phát triển như: Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp chế biến lương thực thực thực phẩm, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Công nghệ sử dụng trong các ngành công nghiệp chế biến ngày càng được hiện đại.

Ngành nông nghiệp là ngành thể hiện rõ nét nhất xu hướng chuyển dịch từ nền kinh tế tự cấp tự túc sang nền kinh tế hàng hoá. Trong cơ cấu nội bộ ngành, tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng lên trong khi tỷ trọng ngành trồng trọt giảm dần qua các năm. Sản xuất lương thực đáp ứng được mục tiêu bảo đảm an ninh lương thực, đồng thời hình thành và phát triển được những vùng lúa đặc sản hàng hoá. Diện tích trồng lúa trong tỉnh giảm đi nhưng sản lượng lúa vẫn liên tục tăng do năng suất tăng lên. Diện tích trồng rau, đậu tăng nhanh. Các sản phẩm chăn nuôi ngày càng hướng vào đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.

Ngành dịch vụ cũng có sự chuyển dịch rõ nét về cơ cấu. Các phân ngành dịch vụ chủ chốt như: Giáo dục - đào tạo, thương mại, vận tải kho bãi - thông tin liên lạc luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị sản xuất của ngành.

1.2.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Tuyên Quang

Thông qua việc tìm hiểu những nét cơ bản trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Vĩnh Phúc và Thái Nguyên – hai tỉnh có nhiều nét tương đồng với tỉnh Tuyên Quang về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, có thể rút ra một số kinh nghiệm quý báu cho chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Tuyên Quang như sau:

Thứ nhất, để chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có hiệu quả cần phải dựa trên cơ sở các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương, phải phát huy cao độ những lợi thế của vùng so với cả nước và so với các vùng khác, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phải xác định các bước đi trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phù hợp với những điều kiện của mình. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu công nghiệp và dịch vụ; coi trọng việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Thứ hai, để chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nhanh, có hiệu quả, cần phải đẩy mạnh sản xuất hàng hóa. Phải chuyển nhanh nền kinh tế tự nhiên sang nền kinh tế hàng hóa. Đa dạng hóa các hình thức sản xuất, kinh doanh. Khuyến khích ứng dụng những thành tựu khoa học – công nghệ vào sản xuất.

Thứ ba, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tương xứng với tốc độ phát triển của nền kinh tế, phục vụ hiệu quả cho phát triển các ngành kinh tế và hội nhập kinh tế. Huy động tổng lực các nguồn vốn đầu tư, có chính sách thu hút các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Cần hoàn thiện

dần hệ thống chính sách, tạo môi trường và điều kiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Mở rộng giao lưu kinh tế với các địa phương trong vùng, trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Tuyên Quang (Trang 29 - 35)