Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.3. Thành tựu và hạn chế của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở
3.3.1. Những thành tựu
Trong giai đoạn từ năm 2005 đến nay, bên cạnh những thuận lợi cơ bản do kết quả của việc thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế, tỉnh Tuyên Quang cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, suy thoái kinh tế toàn cầu; thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.
Một số kết quả kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đã đạt được: Kinh tế tăng trưởng khá, liên tục trong nhiều năm. Cơ cấu kinh tế đã từng bước chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và
dịch vụ phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước; dự báo trong những năm tới cơ cấu kinh tế vẫn có hướng chuyển dịch theo hướng tích cực và tăng tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ do tiềm năng phát triển còn nhiều. Kết cấu hạ tầng được tăng cường trên mọi lĩnh vực, tạo tiền đề quan trọng cho phát triển trong thời gian tới; quản lý tài nguyên khá tốt, môi trường đảm bảo. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế và các lĩnh vực xã hội khác được củng cố và tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Ngành công nghiệp: Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp tăng trưởng khá, tạo ra được những tiền đề quan trọng để ngành phát triển mạnh trong những năm tiếp theo. Giai đoạn 2005-2014 do thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần trong ngành công nghiệp nên đã huy động được nhiều nguồn lực cho phát triển.
Tốc độ tăng trưởng của công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp khá cao và tăng đều hàng năm, do vậy đã đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Triển vọng phát triển sản xuất công nghiệp đã có hướng đi mới. Với các khu, cụm công nghiệp đã được triển khai xây dựng tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh như cụm công nghiệp Long Bình An, nhà máy giấy và bột giấy An Hòa lớn nhất khu vực Đông Nam Á, nhà máy thủy điện Tuyên Quang, nhà máy đường Sơn Dương, nhà máy Xi măng... thu hút hàng nghìn lao động đã góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, đồng thời thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển.
Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đã đáp ứng cơ bản về nhu cầu trước mắt của sản xuất và đời sống nhân dân, bộ mặt nông thôn được thay đổi từng ngày, nhất là hệ thống đường giao thông nông thôn.
Ngành nông nghiệp: là một tỉnh miền núi có trên 90% dân số ở nông thôn và sống bằng nghề nông là chính thì sản xuất nông nghiệp luôn giữ một vai trò quan trọng. Sản xuất nông nghiệp phát triển trước tiên để nuôi sống đồng bào trong tỉnh, góp phần làm ổn định xã hội và để phát triển sản xuất khác. Trong những năm qua ngành nông nghiệp, ngành chăn nuôi ngày càng phát triển và đang là ngành sản xuất chính. Đây là xu hướng phát triển phù hợp vì xu hướng đô thị hóa và trong điều kiện hiện nay, Đảng và Nhà nước đang thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Điều này cho phép Tuyên Quang phát triển ngành nông nghiệp đa dạng, phong phú, phù hợp với tiềm năng thế mạnh của một tỉnh nông nghiệp.
Giai đoạn 2005 - 2014 cơ cấu sản xuất trong ngành nông nghiệp có nhiều thay đổi. Trong nội bộ ngành nông nghiệp tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt thấp hơn nhiều so với chăn nuôi. Cơ cấu cũng có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi và giảm trồng trọt. Lâm nghiệp được quan tâm và ngày càng phát triển, nhất là trồng rừng, người dân đã bám rừng và sống được từ rừng, nhiều diện tích đất trống, đồi núi trọc, rừng nghèo kiệt đã được chuyển đổi sang rừng trồng cây nguyên liệu giấy đang mở ra tiềm năng lớn của ngành lâm nghiệp và ngành công nghiệp chế biến giấy và bột giấy; đồng thời đó cũng là tiềm năng lớn về du lịch và bảo vệ môi trường.
Ngành dịch vụ: Với những đặc thù về điều kiện tự nhiên, văn hóa, lịch sử, Tuyên Quang có nhiều tiềm năng phát triển du lịch góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Tiềm năng phát
triển du lịch là rất lớn như du lịch văn hóa, lịch sử Tân Trào, huyện Sơn Dương, du lịch nghỉ dưỡng suối khoáng Mỹ Lâm, du lịch sinh thái thủy điện Tuyên Quang... Lĩnh vực dịch vụ có những tiến bộ nhất định, góp phần quan trọng vào việc lưu thông hàng hóa, đáp ứng yêu cầu sản xuất và tiêu dùng, đời sống dân sinh tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. Các ngành dịch vụ tuy có tốc độ tăng trưởng khá cao, nhưng hiện còn nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển. như dịch vụ khách sạn nhà hàng, tài chính tín dụng du lịch, vui chơi giải trí...
Riêng lĩnh vực tài chính tín dụng, ngoài chức năng kinh doanh, còn là nơi cung cấp nguồn vốn cho các kinh tế ngành phát triển... Đây là lĩnh vực còn nhiều tiềm năng, chi phí đầu tư không lớn, các yếu tố trong chi phí trung gian không phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu, nếu có giải pháp đúng sẽ tạo được nhiều việc làm, thu hút được nhiều lao động và tạo ra một khối lượng lớn giá trị tăng thêm.