Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội chi phối sự chuyển dịch cơ cấu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu
Tuyên Quang là một tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên là 5.867 km2, bằng 1,8% diện tích cả nước. Địa hình của Tuyên Quang khá phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao và sông suối, đặc biệt ở phía Bắc của tỉnh, ở phía Nam địa hình thấp dần, ít bị chia cắt, có nhiều đồi núi thấp và thung lũng chạy dọc các con sông.
Tỉnh Tuyên Quang nằm trên trục quốc lộ 2 Hà Nội - Vĩnh Phúc - Phú Thọ - Tuyên Quang - Hà Giang và quốc lộ 37. Tuyên Quang là tỉnh có vị trí kinh tế và chính trị quan trọng trong chiến lược phòng thủ của cả nước. Là tỉnh nằm sâu trong nội địa, việc thông thương ra nước ngoài và sang các tỉnh khác phải nhờ vào hệ thống đường bộ ( Quốc lộ 2, quốc lộ 2C, quốc lộ 37) và sông Lô. Vị trí địa lý, địa hình của tỉnh sẽ trở thành các nhân tố quan trọng để phát huy triệt để các lợi thế, tiềm năng khác bên trong, đẩy mạnh giao lưu trao đổi hàng hóa với bên ngoài tạo điều kiện phát triển nhanh nông nghiệp, tạo đà cho công nghiệp, dịch vụ của địa phương phát triển.
Khí hậu của Tuyên Quang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa đông lạnh khô và mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Năm 2013 nhiệt độ trung bình năm toàn tỉnh 23,80C, cao nhất trung bình từ 28-290C,
thấp nhất từ 14-150C. Lượng mưa trung bình năm 136,9Mm, khá ổn định. Độ ẩm bình quân hàng năm là 81,8%, rất thích hợp với cây rừng nhiệt đới, xanh tốt quanh năm.
Do địa hình bị chia cắt, Tuyên Quang có 2 tiểu khu khí hậu rõ rệt, cho phép phát triển sản xuất nông lâm nghiệp đa dạng. Tiểu khu khí hậu phía Bắc thích hợp với cây trồng nhiệt đới, thích hợp với chăn nuôi trâu, bò, dê, gia cầm. Tiểu khu khí hậu phía Nam thích hợp với nhiều loại cây trồng nhiệt đới và có khả năng tăng vụ do mùa Đông ngắn và lượng mưa lớn.
3.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
a) Khoáng sản
Tuyên Quang có nhiều loại tài nguyên khoáng sản phân bố rải rác trên khắp địa bàn tỉnh.
Nhóm quặng kim loại: Quặng sắt có 10 điểm, quặng titan đã phát hiện 2 điểm quặng, đây là loại khoáng sản cần cho công nghiệp đúc các loại hợp kim chịu mài mòn, chịu nhiệt độ cao và làm pin. Chì - kẽm có 24 điểm mỏ với tổng trữ lượng trên 1,1 triệu tấn. Antimoan đã được phát hiện, thăm dò 3 mỏ và tìm kiếm được 9 điểm quặng. Quặng vàng có 13 điểm mỏ vàng.
Nhóm quặng phi kim: Barit có 25 điểm mỏ tổng trữ lượng dự báo 2.664.000 tấn. Đây là khoáng sản làm chất trợ dung cho khoan sâu và làm sơn tổng hợp nên có khả năng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Quặng Pyrit có 4 điểm quặng, đá vôi có rất nhiều mỏ đạt chất lượng cao ước trữ lượng khoảng trên 1 tỷ tấn có hàm lượng cao. Đất sét và cao lanh có trữ lượng 26 triệu tấn, cát sỏi có nhiều điểm mỏ phân bố dọc các sông Lô, sông Gâm thỏa mãn nhu
cầu vật liệu xây dựng tương đối lâu dài trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra còn có một số quặng phi kim khác như: cao lanh, penpát, đôlomit, thạch anh, photpho rít…
Sự đa dạng, phong phú của các loại khoáng sản chứng minh tiềm năng phát triển ngành công nghiệp khai khoáng của tỉnh Tuyên Quang. Việc khai thác và chế biến khoáng sản là một trong những khâu đột phá cho phát triển kinh tế trong những năm tới, trên cơ sở thu hút đầu tư từ bên ngoài, đây sẽ là nguồn lực lớn cho sự phát triển kinh tế của địa phương.
b) Rừng
Tuyên quang là một trong những tỉnh có diện tích rừng và đất rừng lớn so với diện tích tự nhiên (chiếm 86%), đất đai lại phù hợp với nhiều loại cây, có điều kiện tạo các vùng rừng kinh tế hàng hóa có giá trị cao.
Tuyên Quang có 5 loại rừng chủ yếu là rừng tự nhiên, rừng trồng, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất: Tổng diện tích rừng Tuyên Quang hiện có khoảng 406.893 ha, trong đó rừng tự nhiên là 267.683 ha và rừng trồng là 139.210 ha. Độ che phủ của rừng đạt trên 51%.
Việc khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên rừng góp phần không nhỏ vào tỷ trọng công – nông – lâm nghiệp của địa phương.
c) Đất
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Tuyên Quang tại thời điểm 01/01/2014
Loại đất Diện tích (ha)
Tổng 586.732,71
Đất nông nghiệp 530.811,94
Đất phi nông nghiệp 44.182,71
Đất chưa sử dụng 11.738,06
Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2013
Tài nguyên đất của Tuyên Quang hết sức phong phú về chủng loại, chất lượng tương đối tốt. Tại thời điểm 01/01/2014, hiện trạng sử dụng đất của toàn tỉnh là 586.732,71 ha.
Qua thống kê cho thấy diện tích đất nông nghiệp và đất chuyên dùng lớn, có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phục vụ mục đích công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Các loại đất này đều được sử dụng tiết kiệm và đúng mục đích. Đất đai của tỉnh thích hợp với trồng cây ăn quả dài ngày, phát triển lâm nghiệp hoặc làm nông lâm kết hợp.
d) Nước
Nước mặt: Tuyên Quang có nguồn nước mặt rất lớn, gấp 10 lần nhu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt hiện nay, lượng mưa hàng năm khá lớn cùng với nguồn nước từ sông Lô, sông Gâm, sông Phó Đáy và nhiều con suối lớn nhỏ, cộng với gần 2.000 ao, hồ quanh năm có nước đã tạo
ra cho tỉnh nguồn tài nguyên nước phong phú vào khoảng 5,5 tỷ m3/năm. Trung bình cứ 1 ha đất tự nhiên có 9m sông suối và 9.375 m3
nước.
Nước ngầm: Nguồn nước ngầm dồi dào có ở khắp lãnh thổ tỉnh và chất lượng tốt đủ tiêu chuẩn dùng cho sinh hoạt. Mực nước ngầm không sâu và tương đối ổn định, thuận lợi cho khai thác, kể cả khai thác đơn giản trong sinh hoạt của nhân dân. Tuy vậy, nước ngầm phân bố không đều theo cấu thành địa chất. Hiện nay tỉnh đang khai thác nguồn nước khoáng nóng Mỹ Lâm đảm bảo chất lượng phục vụ chữa bệnh và chế biến nước giải khát.
Thủy văn: Tuyên Quang có hệ thống sông suối khá dày và phân bố tương đối đều giữa các vùng. Sông Lô đoạn trong tỉnh dài khoảng 145km. Sông Gâm đoạn chảy trong nội tỉnh khoảng 170km. Sông Phó Đáy đoạn chảy qua tỉnh dài khoảng 80km.
Với lợi thế của tài nguyên nước và thủy văn Tuyên Quang có tiềm năng về thủy điện và thủy sản. Tại nhiều điểm có thể đắp đập làm hồ chứa nước, xây dựng các trạm thủy điện nhỏ cột nước thấp phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.