Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Tuyên Quang (Trang 44 - 49)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1.2.Điều kiện kinh tế xã hội

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội chi phối sự chuyển dịch cơ cấu

3.1.2.Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Điều kiện kinh tế

Từ năm 2005 tới năm 2014, tốc độ tăng trưởng liên tục đạt mức 14,5%, tuy nhiên tới giai đoạn 2011 – 2013 tốc độ tăng trưởng giảm từ 13,5% năm 2011 xuống còn 12,45% vào năm 2012, năm 2013 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,5%. Nguyên nhân việc tốc độ tăng trưởng giảm là do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế, những áp lực lạm phát, thị trường tiêu thụ chưa phục hổi; các yếu tố thị trường không tốt, cung lớn hơn cầu nên sản xuất hạn chế, giá trị tụt giảm nên điều này dẫn đến tăng trưởng của tỉnh giảm.

Cơ cấu kinh tế ngành chuyển biến tích cực:

- Năm 2005 nông, lâm, thủy sản chiếm 32,34%, dịch vụ chiếm 29,78%, công nghiệp - xây dựng chiếm 37,88%.

- Năm 2010 nông, lâm, thủy sản chiếm 30,38%, dịch vụ chiếm 29,50%, công nghiệp - xây dựng chiếm 40,16%.

- Năm 2013 nông, lâm, thủy sản chiếm 27,68%, dịch vụ chiếm 31,84%, công nghiệp - xây dựng chiếm 40,48%.

Tuy vậy, chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng khu vực còn chậm, chăn nuôi và lâm nghiệp chưa xứng với tiềm năng, công nghiệp chế biến sử dụng nguyên liệu nông sản hiệu quả kinh tế còn thấp, công nghiệp chế biến lâm sản chưa phát triển…

GDP bình quân đầu người tăng dần qua các năm, năm 2005 đạt 4,869 triệu đồng/người, năm 2010 đạt 13,992 triệu đồng/người, năm 2013 đạt 22,912 triệu đồng/người gấp 4,7 lần so với năm 2005.

3.1.2.2. Điều kiện xã hội a) Dân số và nguồn lao động

Từ 2005 đến 2013 dân số tỉnh Tuyên Quang tăng khoảng 34,5 nghìn người. Tuyên Quang là tỉnh đa sắc tộc, trên địa bàn tỉnh có trên 22 dân tộc anh em sinh sống; bao gồm dân tộc Kinh, Tày, Dao, Cao Lan, Mông, Sán Dìu... trong đó dân tộc Kinh chiếm 50,7%, các dân tộc ít người chiếm 49,3%.

Bảng 3.2: Dân số trung bình và mật độ dân số Tỉnh Tuyên Quang các năm 2005, 2013

Dân số trung bình (Người) Mật độ dân số (Người/km2

)

Năm 2005 Năm 2013 Năm 2005 Năm 2013

TỔNG SỐ 712.131 746669 121 126

Thành phố Tuyên Quang 57.272

93155 1.305 781

Huyện Na Hang 57.143

43177 39 50

Huyện Chiêm Hoá 134.290

127511 92 100

Huyện Hàm Yên 108.272

112966 120 125

Huyện Yên Sơn 185.867

162936 154 144

Huyện Sơn Dương 169.287

176283 215 224

Huyện Lâm Bình 30641 39

Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2013

Với số dân như trên, tỉnh tuyên Quang có điều kiện khai thác và sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả cho phát triển kinh tế.

Cơ cấu lao động của tỉnh có sự biến động nhẹ trong giai đoạn 2005- 2014. Tính đến năm 2013 có 473.816 người lao động từ 15 tuổi trở lên, trong đó có 54.543 người lao động ở thành thị và 419.273 người lao động nông thôn. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm 16,5%, trong đó tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở khu vực thành thị là 53,2%, còn ở nông thôn chiếm 11,7%. Điều đó cho thấy, hiện nay lực lượng lao động trên 15 tuổi của Tỉnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuyên Quang có sự phân bố không đều và trình độ đào tạo có sự chênh lệch lớn. Để đảm bảo phát triển ổn định kinh tế của tỉnh cần khắc phục những hạn chế này.

b) Kết cấu hạ tầng

- Hệ thống giao thông vận tải đường bộ và đường thủy không ngừng được sửa chữa và nâng cấp đáp ứng nhu cầu vận chuyển, lưu thông hàng hóa, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. Hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn được tăng cường, tập trung xây dựng các công trình thủy lợi theo quy hoạch, đồng thời quản lý, khai thác các công trình thủy lợi để chủ động tưới tiêu cho lúa gieo cấy. Đầu tư kè sông Lô, sông Gâm, sông Phó Đáy.

- Hệ thống bưu chính - viễn thông

Từ năm 2008-2013 tổng số thuê bao điện thoại tăng gấp 2,02 lần, số thuê bao internet tăng gấp hơn 2,75 lần. Đường truyền dẫn tới trung tâm huyện, tới các điểm chuyển mạch và tới hầu hết các điểm thuê bao tập trung bằng cáp quang; các trung tâm huyện thị đều có các trạm thu phát sóng di động. Số lượng thuê bao di động và internet ngày càng tăng cao, chứng minh mức sống và điều kiện tiếp cận văn minh nhân loại ngày càng được cải thiện rõ rệt. Điều này góp phần tăng tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu các ngành kinh tế của địa phương.

Bảng 3.3: Số thuê bao điện thoại và internet tỉnh Tuyên Quang

Số thuê bao điện thoại

Số thuê bao internet Tổng số Trong đó: Di động Nghìn thuê bao Năm 2008 353.053 234.199 6.293 Năm 2009 499.972 345.382 11.201 Năm 2010 566.831 433.820 14.867 Năm 2011 684.988 626.777 14.130 Năm 2012 707.620 663.552 16.096 Năm 2013 713.920 677.970 17.305

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2013

c) Văn hóa – xã hội

- Giáo dục và đào tạo: Quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục có bước phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của xã hội. Các nhóm, lớp mầm non, điểm trường tiểu học được mở đến thôn, bản; 100% xã, phường, thị trấn có trường tiểu học, trung học cơ sở, các cụm xã có trường trung học phổ thông. Đã thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ giáo viên, tỷ lệ giáo viên chuẩn hóa về trình độ chuyên môn được nâng lên. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo: mầm non 80,5%, tiểu học 99,7%, trung học cơ sở 99,7%, trung học phổ thông 99,9%.

- Y tế: Các chỉ tiêu về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân đạt được kết quả quan trọng: số cơ sở y tế tăng từ 157 cơ sở năm 2005 lên 171 cơ sở năm 2013. Số bác sỹ tăng từ 389 người năm 2005 lên 471 người năm 2013.

Tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng đầy đủ các loại vắcxin tăng từ 97,8% năm 2011 lên 99% năm 2012. Mạng lưới y tế tiếp tục phát triển, tổ chức, bộ máy ngành y tế và hệ thống bệnh viện được củng cố. Thành lập 5 bệnh viên đa khoa huyện từ các trung tâm y tế, thành lập mới 1 bệnh viện đa khoa khu vực huyện, tổng số bệnh viện tuyến hiện nay là 8 bệnh viện. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở y tế được quan tâm đầu tư, đội ngũ cán bộ y tế được bổ sung, kiện toàn, góp phần nâng chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân.

- Văn hóa: Văn hóa, thông tin phát triển đa dạng theo đúng định hướng của đảng và nhà nước, chú trọng xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, làm tăng hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống, tuyên truyền phổ biến pháp luật, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Công tác phục hồi, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, giá trị văn hóa các dân tộc được chú trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Tuyên Quang (Trang 44 - 49)