Phương pháp luận duy vật biện chứng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Tuyên Quang (Trang 35 - 36)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng

2.1.1. Phương pháp luận duy vật biện chứng

Phép biện chứng duy vật là phương pháp cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin được sử dụng với nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó có ngành kinh tế chính trị. Phép biện chứng duy vật tuân thủ nguyên tắc vật chất quyết định ý thức, vì vậy cũng đòi hỏi khi xem xét các hiện tượng và quá trình kinh tế gắn liền với những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Phương pháp này đòi hỏi khi xem xét các hiện tượng, các quá trình nghiên cứu phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, thường xuyên vận động, phát triển không ngừng chứ không bất biến. Quá trình phát triển là quá trình tích lũy về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. Phép biện chứng duy vật coi nguồn gốc của sự phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.

- Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng yêu cầu xem xét các quá trình kinh tế, các hiện tượng kinh tế trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau, không có quá trình nào tách rời, cô lập với quá trình nào, tạo nên tính thống nhất trong sự phát triển kinh tế. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Tuyên Quang luôn đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên, chính sách của nhà nước về phát triển kinh tế, khả năng cạnh tranh, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực của địa phương… Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đó có ảnh hưởng tới sự phát triển chung của nền kinh tế và ngược lại. Bên cạnh đó các ngành kinh tế là nông

nghiệp – công nghiệp - dịch vụ luôn gắn bó mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau để cùng thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung của địa phương.

- Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng để nghiên cứu sự chuyển biến tích cực của cơ cấu kinh tế địa phương khi mỗi ngành tích lũy đủ các yếu tố cho quá trình chuyển dịch, đó là sự chuyển dịch tỷ trọng các ngành từ ngành nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ qua từng giai đoạn tương ứng với từng điều kiện lịch sử cụ thể, và phù hợp với yêu cầu phát triển tất yếu của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Tuyên Quang (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)