Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Tuyên Quang (Trang 58 - 68)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Tuyên Quang

3.2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành

3.2.2.1. Ngành công nghiệp

Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 18,45% năm. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2014, đạt 1.978,4 tỷ đồng, dự kiến năm 2015 đạt 6.500 tỷ đồng. Khánh thành và đưa vào sản xuất Nhà máy luyện gang Tuyên Quang (giai đoạn I), tiếp tục triển khai thực hiện dự án Nhà máy Giấy tráng phấn cao cấp, Nhà máy thủy điện Yên Sơn, Nhà máy Ăntimon Lâm Bình và một số dự án khác. Một số sản phẩm chủ yếu tăng khá so với cùng kỳ năm 2013 như: điện thương phẩm, bột barite, bột fenspat, bột giấy, hàng dệt may, chè chế biến, gỗ tinh chế….

Bảng 3.11: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành phân theo ngành công nghiệp tỉnh Tuyên Quang

2005 2009 2010 2011 2012 2013 Triệu đồng TỔNG SỐ 975.689 3.147.363 4.081.273 5.245.651 6.755.480 8.187.918 Phân theo ngành cấp II Khai thác quặng kim loại 58.457 24.413 41.362 37.818 34.376 6.263 Khai thác đá và mỏ khác 59.340 180.061 249.141 334.188 477.868 620.180 Sản xuất thực phẩm và đồ uống 292.552 751.731 1.020.270 1.266.959 1.432.635 1.755.217 Sản xuất trang phục 39.140 86.350 129.285 150.096 495.855 679.699 Sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản 47.788 93.392 215.282 312.203 271.691 372.360 Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất 13.337 33.850 47.471 85.168 72.474 96.064 Sản xuất sản phẩm

từ khoáng phi kim

loại khác 226.166 784.046 782.304 1.361.491 1.404.553 1.556.655 Sản xuất kim loại 48.377 208.724 390.271 414.986 302.234 335.840 Sản xuất sản phẩm

bằng kim loại 60.293 100.900 189.105 302.601 396.556 417.802 Sản xuất và phân

phối điện, gas 96.036 796.367 923.917 879.311 1.687.496 2.071.695 Các ngành còn lại 605.631 87.529 997.959 100.83 1.318.603 276.143

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2013

Giá trị sản xuất công nghiệp chủ yếu là công nghiệp địa phương chiếm 75%, công nghiệp quốc doanh trung ương 25%. Trong công nghiệp địa phương, công nghiệp quốc doanh chiếm 8-10% giá trị sản xuất, công nghiệp ngoài quốc doanh chiếm trên 60%.

Tính đến năm 2013, số lượng doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Tỉnh Tuyên Quang trong lĩnh vực công nghiệp, chế biến chế tạo là 115 doanh

nghiệp, tăng 70 doanh nghiệp so với năm 2005. Số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai khoáng là 69 doanh nghệp, tăng 40 doanh nghiệp so với năm 2005. Riêng trong ngành xây dựng, sốlượng doanh nghiệp luôn chiếm số lượng lớn nhất và cũng tăng nhiều qua các năm từ 123 doanh nghiệp năm 2005 lên 226 doanh nghiệp năm 2013.

Hiện nay hầu hết các cơ sở sản xuất công nghiệp có quy mô nhỏ lẻ, công nghệ sản xuất và trang thiết bị hiện đại còn ít. Vì vậy, đội ngũ cán bộ, công nhân ngành công nghiệp còn nhiều hạn chế, hầu hết có trình độ văn hóa từ trung học sơ sở trở xuống, tốt nghiệp từ trung học phổ thông trở lên còn ít. Phần lớn lao động có trình độ từ trung cấp trở lên tập trung ở các ngành nghề lao động gián tiếp. Các ngành nghề sản xuất trực tiếp như: sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu sản xuất, khai thác mỏ tỷ lệ lao động có trình độ từ trung cấp trở lên rất thấp. Trình độ tay nghề bậc thợ chủ yếu ở nhóm trung bình.

Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, ngành công nghiệp đã có 16 dự án hoàn thành đưa vào sử dụng, điển hình dây chuyền chế biến chè Hàm Yên công xuất 400 tấn/năm; dây chuyền gạch tuynel công xuất 10 triệu viên/năm; 2 dây chuyển sản xuất bột đá cabonat - can xi công suất tổng cộng 50.000 tấn/năm; dây chuyền cản thép của mỏ sắt và cán thép Tuyên Quang công suất 15.000 tấn/năm; 3 dự án chế biến bột barite với tổng công suất nghiền 85.000 tấn/năm; dự án khai thác và chế biến fenspat Hòa Phú công suất 100.000 tấn/năm.

3.2.2.2. Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

a) Ngành nông nghiệp

Nông nghiệp của tỉnh phát triển theo hướng đẩy nhanh chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Trong giai đoạn 2005 - 2014 tốc độ tăng giá trị sản xuất trồng trọt dưới 4,23% trong đó chăn nuôi tăng 4,05%/năm và dịch vụ cũng tăng 0,19%/năm. Lương thực ổn định là điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi và thực hiện an toàn lương thực. Trong 6 tháng đầu năm 2014, sản lượng vụ Xuân đạt trên 14,69 vạn tấn, đạt 98,9% kế hoạch, bằng 95,2% cùng kỳ năm 2013; diện tích trồng rừng đạt 11656,4ha đạt 84,5% kế hoạch, trong đó trồng rừng tập trung đạt 11.100ha, đạt 83,5% kế hoạch.

*) Trồng trọt

Sản xuất lương thực: Năm 2013 sản lượng cây lương thực có hạt của Tuyên Quang đạt 337.639 tấn, tăng 28.738 tấn so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 6,14%/năm; lương thực bình quân đầu người năm 2013 đạt trên 452 kg/người/năm. Sản lượng lương thực tăng do nhiều nguyên nhân, trong đó năng suất cây trồng là chủ yếu.

Cây công nghiệp: Cây công nghiệp chủ lực có mía và chè đã được đầu tư trồng tập trung thành vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến trong tỉnh. Cây mía tỉnh đã quy hoạch thành vùng sản xuất nguyên liệu cho 2 nhà máy đường. Đến năm 2013 diện tích mía toàn tỉnh đạt 10.601,6ha, sản lượng 627.079,7 tấn, tăng gấp 2,15 lần so với năm 2005, vùng nguyên liệu đảm bảo phục vụ sản xuất theo công suất thiết kế của 2 nhà máy. Cây chè năm 2013 diện tích thu hoạch toàn tỉnh có 7.921,72ha; sản lượng chè búp tươi đạt 60.124 tấn, tăng gấp 1,8 lần so với năm 2005. Cây công nghiệp hàng năm chủ

yếu là lạc và đậu tương. Tuy có điều kiện phát triển nhưng chưa phát triển được thành vùng hàng hóa tập trung.

Căn ăn quả: Tổ chức sản xuất cây ăn quả theo hướng hàng hóa, đầu tư phát triển cây ăn quả thành vùng tập trung đạt 2.000 ha. Hiện nay đã hình thành được một số vùng cây ăn quả tập trung như nhãn, vải ở huyện Sơn Dương, Yên Sơn; cam quýt ở huyện Hàm Yên, Chiêm Hóa.

Bảng 3.12: Diện tích gieo trồng và diện tích thu hoạch một số cây trồng chính của tỉnh Tuyên Quang

2005 2009 2010 2011 2012 2013 Diện tích gieo trồng (Ha)

Xoài 84 142 138 229 221 225,39

Cam 2.572 2.688 2.583 2.665 2.827 3.055,15

Nhãn 2.394 1.810 1.766 1.549 1.506 1.238,76

Vải, chôm chôm 1.225 1.047 1.038 938 907 740,96

Chè 6.302 7.907 8.097 8.087 8.149 8.359,15

Diện tích thu hoạch (Ha)

Xoài 84 138 138 211 215 215,47

Cam 1.868 2.371 2.307 2.477 2.497 2.572,00

Nhãn 754 1.613 1.216 1.540 1.503 1.235,51

Vải, chôm chôm 544 927 511 917 905 739,66

Chè 5.582 6.661 6.622 7.273 7.780 7.921,72

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2013

*) Chăn nuôi

Chăn nuôi đại gia súc có trâu, bò, dê là thế mạnh của tỉnh, nhưng chưa được đầu tư phát triển cho đúng với tiềm năng. Chăn nuôi lợn và gia cầm còn mang tính tự cung tự cấp, chưa có các cơ sở chăn nuôi tập trung mang tính

sản xuất hàng hóa. Số lượng đàn gia súc, gia cầm có sự tăng giảm qua các năm, tăng nhiều nhất là số lượng đàn lợn và đàn gà.

Bảng 3.13: Tình hình chăn nuôi của tỉnh Tuyên Quang

2005 2009 2010 2011 2012 2013 Số lƣợng (Con) Trâu 133.144 144.744 146.592 116.907 104.898 102.808 Bò 42.998 51.746 46.691 20.941 18.430 17.533 Lợn 343.011 485.393 519.630 427.500 476.317 498.974 Ngựa 514 557 620 573 509 578 Dê 21.133 19.219 15.699 15.693 16.354 20.809 Cừu Gia cầm 4.373.795 4.797.482 4.964.548 3.946.186 4.216.091 4.635.500 3.456.631 3.985.530 4.210.774 3.401.615 3.620.865 4.039.135 Vịt, ngan, ngỗng 917.164 792.969 792.969 544.571 595.226 596.365 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2013

b) Ngành lâm nghiệp

Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 73,5% tổng diện tích tự nhiên, tỉnh đã chú trọng công tác bảo vệ rừng hiện có, đẩy mạnh khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và trồng rừng mới. Cơ chế quản lý cũng bắt đầu thay đổi trong lâm nghiệp theo hướng các doanh nghiệp nhà nước, các lâm trường làm dịch vụ 2 đầu cho các hộ gia đình, các trang trại, cho tư nhân làm nghề trồng rừng. Vì vậy công tác giao đất, giao rừng đã có tác động tích cực từng hộ gia đình, cá nhân nhận đất làm nông lâm kết hợp.

Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tăng 10%/năm trong giai đoạn 2005- 2014, đóng góp ngày càng tăng vào giá trị sản xuất ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản. Trong sản xuất lâm nghiệp khai thác từ rừng chiếm tỷ lệ lớn, trên 70% tổng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp. Dịch vụ các ngành lâm nghiệp

cũng tăng dần. Tổng diện tích đất lâm nghiệp có khoảng 450 nghìn ha, chiếm trên 86% đất nông nghiệp. Độ che phủ của rừng tăng nhanh, năm 2005 đạt 48% tăng lên 63% năm 2012, là tỉnh có độ che phủ của rừng lớn nhất của cả nước. Diện tích đất rừng trồng khoảng 27,355 nghìn ha, trong đó rừng trồng phòng hộ là chủ yếu chiếm 58,3% còn lại là rừng trồng sản xuất.

Thu nhập từ rừng chiếm tỷ lệ ngày càng tăng trong cơ cấu giá trị sản xuất của tỉnh. Tuy nhiên ngành công nghiệp chế biến lâm sản của tỉnh chậm phát triển; sản phẩm lâm nghiệp trong giai đoạn 2005 - 2014 chủ yếu là bán nguyên liệu. Công ty chế biến lâm sản của tỉnh mới được đầu tư, bước đầu mở ra triển vọng mới cho ngành lâm nghiệp trong tỉnh.

Bảng 3.14: Sản lượng gỗ tỉnh Tuyên Quang

Năm 2005 2009 2010 2011 2012 2013

Gỗ (m3) 152.023 217.165 226.310 225.047 225.496 241.783

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2013

c) Ngành thủy sản

Ngành thủy sản có tiềm năng khá lớn nhưng chưa được chú ý đầu tư phát triển, tổng diện tích mặt nước có nuôi trồng thủy sản năm 2013 là 2509ha, tăng 1,39 lần so với năm 2005. Ngành thủy sản vẫn mang nặng tính tự nhiên, các cơ sở diện tích nuôi, thâm canh cá chưa nhiều. Chưa có nhiều ứng dụng mới, kỹ thuật cao trong ngành thủy sản. Sản lượng thủy sản năm 2013 là 5.723 tấn, tăng 2,84 lần so với sản lượng 2.015 tấn của năm 2005. Tỷ trọng ngành thủy sản liên tục tăng trong giai đoạn 2005-2014.

Bảng 3.15: Giá trị sản xuất thuỷ sản theo giá hiện hành tỉnh Tuyên Quang Tổng số Chia ra Khai thác Nuôi trồng Triệu đồng 2005 31.592 1.916 29.676 2009 111.963 9.684 102.279 2010 118.389 11.979 106.410 2011 237.580 44.875 192.705 2012 248.030 52.042 195.988 2013 285.042 58.391 226.651 Cơ cấu (%) 2005 100,00 6,06 93,94 2009 100,00 8,65 91,35 2010 100,00 10,12 89,88 2011 100,00 18,89 81,11 2012 100,00 20,98 79,02 2013 100,00 20,49 79,51

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2013

3.2.2.3. Ngành dịch vụ

a) Thương mại

Thương mại bước đầu đã có chuyển biến. Đã khai thác thị trường nông thôn, vùng sâu, vùng xa bằng cách khai thông luồng hàng phục vụ nhân dân, nhất là những mặt hàng thiết yếu. Tổng mức bán lẻ năm 2013 đạt trên 8.094.564,6 triệu đồng, tăng 4,25 lần so với năm 2005; thương mại ngoài

quốc doanh phát triển nhanh chóng, nhịp tăng trung bình năm 20123là 76,72%/năm trong khi đó thương mại nhà nước chỉ tăng 13,82%/năm. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2014, tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội đạt 5.090 tỷ đồng, bằng 42,4% kế hoạch.

Tổng mức bán lẻ khu vực thương mại nhà nước đảm trách chỉ chiếm khá ít, phần lớn là thương mại ngoài quốc doanh, mà chủ yếu là tư nhân. Khuyến khích phát triển thương mại quốc doanh; thực hiện phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đã nâng cấp và xây dựng hàng chục chợ mới, tạo điều kiện cho nhân dân lưu thông hàng hóa, phát triển sản xuất, đồng thời tăng thu ngân sách địa phương.

Xuất nhập khẩu: Hoạt động xuất nhập khẩu có tiến bộ. Tổng giá trị xuất khẩu toàn tỉnh năm 2013 đạt 60,608 triệu USD, gấp 2 lần so với năm 2012, gấp đến 30 lần so với năm 2005. Trong đó nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm phần lớn giá trị xuất khẩu, đạt 27,512 triệu USD. Trong 6 tháng đầu năm 2014 đã đạt 32,9 triệu USD.

Mặt khác, tỉnh Tuyên Quang cũng nhập khẩu một số mặt hàng về tư liệu sản xuất đạt giá trị nhập khẩu năm 2013 là 32,768 triệu USD dành cho mua tư liệu sản xuất , trong đó nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 32,542 triệu USD, còn lại là mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng. So với năm 2012, trị giá hàng nhập khẩu của Tuyên Quang giảm một nửa. Điều đó cho thấy, tỉnh Tuyên Quang đã nỗ lực phát triển kinh tế theo hướng tăng cường sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa địa phương, đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, tích cực sử dụng hàng hóa do địa phương sản xuất.

b) Du lịch

Chất lượng phục vụ đón khách du lịch được chú trọng; thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch trong nước và quốc tế, đạt 70,1% kế hoạch, tăng 16,6% so với cùng kỳ 2013. Doanh thu từ du lịch đạt 2.501 triệu đồng - năm 2013 - đã đóng góp vào tỷ trọng ngành dịch vụ nói chung trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của địa phương.

Bảng 3.16: Số lượt khách du lịch tỉnh Tuyên Quang

Khách trong nước (Nghìn lượt người) Khách quốc tế (Nghìn lượt người) Số ngày khách do các cơ sở lưu trú phục vụ (Ngày) 2005 296.900 3.100 118.700 2009 481.800 8.200 295.750 2010 491.000 9.000 365.000 2011 589.000 11.000 410.200 2012 688.000 12.000 … 2013 733.090 10.410 ...

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2013

Tập trung thu hút đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, tập trung vào Khu di tích lịch sử, văn hóa sinh thái Tân Trào (di tích quốc gia đặc biệt), Khu du lịch sinh thái Na Hang, Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm, xây dựng tour du lịch về miền đất Mẫu Tuyên Quang và một số điểm du lịch theo quy hoạch để nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút khách.

Đẩy mạnh xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch cùng với việc nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, tăng cường hoạt động nghiên cứu tâm lý, thị hiếu, sở thích của du khách đối với từng loại hình sản phẩm du lịch; xây dựng và hoàn thiện sản phẩm đặc trưng trên địa bàn tỉnh, nâng cao sức cạnh tranh góp phần vào việc tuyên truyền quảng bá sản phẩm du lịch dịch vụ của tỉnh.

c) Dịch vụ khác

Tổ chức hoàn thiện các chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả. Hoạt động tín dụng tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng, huy động và sử dụng các nguồn vốn tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và các đối tượng chính sách xã hội; tổng dư nợ tín dụng 6 tháng đầu năm 2014 đạt 9.280 tỷ đồng, tăng 8,9% so với cùng kỳ.

3.3. Thành tựu và hạn chế của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2005-2014

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Tuyên Quang (Trang 58 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)