Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Tuyên Quang (Trang 71 - 73)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3. Thành tựu và hạn chế của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở

3.3.2. Những hạn chế

Tuy đạt được những thành tựu nêu trên, nhưng điểm xuất phát kinh tế của tỉnh còn thấp và trình độ sản xuất còn lạc hậu, thu nhập bình quân đầu người ở mức thấp, tính đến năm 2013 là 1.290,1 nghìn đồng/người/năm, thu ngân sách trên địa bàn không đủ chi, dân số nông thôn là chủ yếu. Nguồn nhân lực dồi dào, nhưng chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, phát triển công nghiệp và hiện đại hóa, phát huy lợi thế về nguồn nhân lực còn hạn chế.

Sự chuyển dịch cơ cấu giữa ba nhóm ngành kinh tế còn chậm, quy mô sản xuất nhỏ, tốc độ tăng chậm và thiếu sự ổn định, nền kinh tế chủ yếu dựa

vào nông nghiệp. Sản xuất các sản phẩm mũi nhọn của tỉnh còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên, do đó tính bền vững không cao.

Ngành công nghiệp: Dựa trên điều kiện về tài nguyên, ngành công nghiệp phát triển tập trung phát triển vào công nghiệp khai thác và chế biến các sản phẩm từ khai thác kim loại và lâm sản. Chưa có sự chuyển biến mạnh, chưa có biện pháp thiết thực, xây dựng và khai thác triệt để nguồn nguyên liệu tại địa phương, nguồn vốn đầu tư cho sản xuất còn ít chưa đủ điều kiện để mở rộng sản xuất và đổi mới công nghệ. Công nghiệp còn nhiều hạn chế, chưa phát triển mạnh mẽ và chưa đóng góp tích cực cho chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Giá trị sản xuất công nghiệp đôi khi không đạt kế hoạch của tỉnh. Cơ cấu nội ngành mất cân đối giữa công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến.

Ngành nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp phần lớn là tự cấp, tự túc, chưa hướng mạnh sang phát triển hàng hóa. Chưa hình thành nhiều vùng sản xuất nông sản tập trung phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu, mô hình sản xuất chủ yếu là hộ gia đình, nhỏ lẻ, phân tán. Nông nghiệp vẫn chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi chưa phát triển cao. Lâm nghiệp và thủy sản chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất còn diễn ra chậm, năng suất lao động và hiệu quả sử dụng đất chưa cao; quan hệ giữa trồng rừng và khai thác rừng còn bất cập... lợi ích của người sản xuất nông lâm nghiệp với các ngành sản xuất liên quan có mặt bất hợp lý. Các ngành dịch vụ nông nghiệp nông thôn, chế biến nông sản, dịch vụ sau thu hoạch chậm phát triển.

Ngành dịch vụ: Dịch dụ, thương mại, du lịch chưa có bước phát triển đột phá, chất lượng dịch vụ so với mặt bằng chung cả nước còn yếu, chưa sử

dụng tốt vốn đầu tư và các điều kiện thuận lợi khác. Cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, lạc hậu, hạ tầng yếu kém, không đồng bộ.Tỷ trọng GDP khu vực dịch vụ so với tỷ trọng GDP các ngành sản xuất vật chất đã tăng lên qua các năm, nhưng còn cách xa mốc tăng trưởng kinh tế hài hòa của quá trình sản xuất vật chất với dịch vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Tuyên Quang (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)