Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Tuyên Quang
3.2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế toàn tỉnh đã có bước chuyển dịch quan trọng, theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với phát triển công nghiệp chế biến và nhu cầu thị trường, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của đất nước trong thời kỳ đổi mới.
Tổng số
Chia ra Nông, lâm
nghiệp và thuỷ sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ Tổng số Trong đó: Công nghiệp Triệu đồng 2005 6253850 2022570 2368887 975689 1862393 2009 15924999 4873161 5793511 3147363 5258327 2010 19285770 5851733 7745580 4081273 5688457 2011 24140745 7690378 9497402 5245651 6952965 2012 28203172 8348717 11252486 6781065 8601969 2013 32418050 8972609 13121829 8187918 10323612 Cơ cấu 2005 100,00 32,34 37,88 15,60 29,78 2009 100,00 30,60 36,38 19,76 33,02 2010 100,00 30,34 40,16 21,16 29,50 2011 100,00 31,86 39,34 21,73 28,80 2012 100,00 29,60 39,90 24,04 30,50 2013 100,00 27,68 40,48 25,26 31,84
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2013 và báo cáo của UBND tỉnh Tuyên Quang
Cơ cấu kinh tế ngành của Tuyên Quang đã có chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nhưng còn nặng về nông nghiệp. Tỷ trọng giá trị sản xuất giai đoạn 2005 - 2014 của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu kinh tế biến động mạnh mẽ.
- Năm 2005 nông, lâm, thủy sản chiếm 32,34%, dịch vụ chiếm 29,78%, công nghiệp - xây dựng chiếm 37,88%.
- Năm 2010 nông, lâm, thủy sản chiếm 30,34%, dịch vụ chiếm 29,50%, công nghiệp - xây dựng chiếm 40,16%.
- Năm 2013 nông, lâm, thủy sản chiếm 27,68%, dịch vụ chiếm 31,84%, công nghiệp - xây dựng chiếm 40,48%.
- Năm 2014 nông, lâm, thủy sản chiếm 26%, dịch vụ chiếm 39,5%, công nghiệp - xây dựng chiếm 34,5%.
Kế hoạch năm 2015, cơ cấu kinh tế công nghiệp – nông nghiệp - dịch vụ là 38% - 25% - 37%.
Về vốn đầu tư, từ 2005-2014 tỉnh đã tích cực triển khai nhiều thu hút vốn đầu tư, tổng vốn đầu tư toàn xã hội có sự biến động qua các năm. Tuy nhiên số lượng vốn vài năm gần đây có sự suy giảm. Phần lớn vốn được đầu tư vào ngành công nghiệp, xây dựng: từ 42,4% vào năm 2005, tăng lên 54,69% năm 2010 nhưng lại có sự suy giảm vào năm 2011 xuống còn 26,01%. Ngành dịch vụ cũng thu hút được nhiều vốn đầu tư tương đương: năm 2005 là 53,8%, năm 2010 giảm còn 42,35%, nhưng lại tăng lên vào năm 2011 là 63,44%. Ngành nông, lâm nghiệp là ngành nhận được vốn đầu tư thấp nhất và cũng có sự thay đổi tỷ lệ đầu tư qua các năm: từ 3,8% vào năm 2005 tăng lên 10,9% năm 2010, và giảm nhẹ trong năm 2011 xuống còn 10,54%.
Bảng 3.5: Vốn đầu tư tỉnh Tuyên Quang theo giá hiện hành
Năm 2005 2009 2010 2011 2012 2013
Triệu đồng
TỔNG SỐ 6.096.484 3.825.563 5.596.014 8.016.061 6.068.362 6.292.776
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2013
Về hoạt động xuất khẩu, ngành mang lại giá trị xuất khẩu của tỉnh Tuyên Quang chủ yếu là hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, bên cạnh đó là hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng nông sản. Các mặt hàng lâm sản, thủy sản chưa tìm được đầu ra cho xuất khẩu. Tuy vậy, giá trị hàng xuất khẩu vẫn tăng đều qua các năm từ 2005-2014.
Bảng 3.6: Trị giá hàng hoá xuất khẩu tỉnh Tuyên Quang
2005 2009 2010 2011 2012 2013 Triệu USD
TỔNG TRỊ GIÁ 2,24 6,433 6,135 8,403 36,306 60,608
Trong đó: Xuất khẩu địa phương 2,24 6,433 6,135 8,403 36,306 60,608 Phân theo hình thức xuất khẩu
Trực tiếp 1,978 6,433 5,751 6,890 35,374 59,600
Uỷ thác 0,262 - 0,384 1,513 0,932 1,008
Phân theo nhóm hàng
Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản 0,33 0,956 0,921 0,822 4,206 - Hàng CN nhẹ và tiểu thủ công nghiệp 1,91 5,477 299,4 0,525 13,222 27,512
Hàng nông sản - - 4655,6 5,663 5,226 6,308
Hàng lâm sản
Hàng thuỷ sản - - - -
Hàng hóa khác - - 1180,1 2,215 17,858 26,788
3.2.1.1. Ngành công nghiệp
Bảng 3.7: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành tỉnh Tuyên Quang 2005 2009 2010 2011 2012 2013 Triệu đồng TỔNG SỐ 975.689 3.147.363 4.081.273 5.245.651 6.781.065 8.187.918 Nhà nước 594.491 1.754.438 1.878.466 2.521.137 3.565.894 4.039.503 Trung ương 290.147 1.153.684 1.445.796 2.074.788 3.116.548 3.564.450 Địa phương 304.344 600.754 432.670 446.349 449.346 475.053 Ngoài Nhà nước 381.198 1.392.925 2.202.807 2.705.656 2.930.117 3.701.666 Tập thể 32.748 116.578 155.573 210.636 197.700 267.564 Tư nhân 92.491 687.766 1.143.083 1.504.698 1.609.310 2.086.806 Cá thể 255.959 588.581 904.151 990.322 1.123.107 1.347.296
Đầu tư nước ngoài - - - 18.858 285.054 446.749
Cơ cấu (%) TỔNG SỐ 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Nhà nước 60,93 55,74 46,03 48,06 52,59 49,33 Trung ương 29,74 36,66 35,43 39,55 46,14 43,53 Địa phương 31,19 19,08 10,60 8,51 6,63 5,80 Ngoài Nhà nước 39,07 44,26 53,97 51,58 43,21 45,21 Tập thể 3,36 3,70 3,81 4,02 2,92 3,27 Tư nhân 9,48 21,85 28,01 28,68 23,73 25,49 Cá thể 26,23 18,71 22,15 18,88 16,62 16,45
Đầu tư nước ngoài - - - 0,36 4,20 5,46
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2013 và Sở Công thương tỉnh Tuyên Quang
Tỉnh Tuyên Quang đã và đang tập trung phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản; sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp khai thác,
chế biến khoáng sản để khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên; phát triển công nghiệp cơ khí phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành công nghiệp khác. Khuyến khích phát triển ngành công nghiệp có lợi thế, phù hợp với vùng nguyên liệu và tài nguyên của địa phương như: sản xuất giấy và bột giấy, chế biến gỗ, ván ép MDF, chế biến chè, các dự án thủy điện nhỏ, các dự án xi măng, luyện phôi thép, luyện ferromangan, chế biến bột barit, bột đá và các sản phẩm từ đá.
Giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá hiện hành tính đến năm 2013 đạt 8,188 tỷ đồng, bằng 8,39 lần so với năm 2005, gấp 1,2 lần so với năm 2012.
Quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, các cụm công nghiệp - dịch vụ - đô thị. Tiếp tục đầu tư hạ tầng cơ sở và thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh; khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở khu vực nông thôn, quy hoạch phát triển tiểu thủ công nghiệp theo hướng tập trung để tạo ra sản phẩm hàng hóa.
3.2.1.2. Ngành nông nghiệp
Phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa; ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chất lượng sản phẩm; chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với thị trường; đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh. Mở rộng diện tích trồng lạc, đậu tương trên đất ruộng. Quy hoạch vùng sản xuất lạc tại huyện Chiêm Hóa; chuyển đổi những vùng trồng lúa năng suất thấp sang lạc, đậu tương và cây trồng khác có giá trị kinh tế. Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây chè bằng giống mới có năng suất và chất lượng cao. Rà soát, quy hoạch vùng nguyên liệu mía đảm bảo công suất hoạt động của các nhà máy đường.
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân 8,1%/năm, sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng và phong phú.
Bảng 3.8: Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành tỉnh Tuyên Quang Tổng số Chia ra Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ và các hoạt động khác Triệu đồng 2005 1.677.036 1.148.621 515.719 12.696 2009 4.169.909 2.703.696 1.383.947 82.266 2010 5.042.921 3.148.127 1.764.317 130.477 2011 6.650.888 4.101.665 2.349.774 199.449 2012 7.229.165 4.085.704 2.903.889 239.572 2013 7.755.108 4.415.274 3.202.536 137.298 Cơ cấu (%) 2005 100,0 68,49 30,75 0,76 2009 100,0 64,84 33,19 1,97 2010 100,0 62,43 34,99 2,58 2011 100,0 61,67 35,33 3,00 2012 100,0 56,52 40,17 3,31 2013 100,0 56,93 41,30 1,77
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2013
Phát triển lâm nghiệp đảm bảo hiệu quả gắn với công nghiệp chế biến, khai thác có hiệu quả thế mạnh lâm nghiệp của tỉnh. Quy hoạch hợp lý 3 loại rừng; chú trọng thực hiện quy hoạch, kế hoạch trồng rừng cung ứng nguyên liệu cho Nhà máy bột giấy An Hòa, Nhà máy giấy tráng phấn cao cấp, các
nhà máy chế biến gỗ. Giao đất, giao rừng cho các tổ chức cá nhân theo đúng quy định của pháp luật; khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh rừng, làm giàu bằng nghề rừng. Làm tốt công tác bảo vệ rừng đi đôi với khai thác sử dụng hợp lý vốn rừng; đảm bảo độ che phủ trên 60%.
Bảng 3.9: Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành tỉnh Tuyên Quang Tổng số Chia ra Trồng và chăm sóc rừng Khai thác gỗ và lâm sản khác Thu nhặt sản phẩm từ rừng không phải gỗ và lâm sản khác Dịch vụ lâm nghiệp Triệu đồng 2005 313.942 56.690 191.968 32.959 32.325 2009 591.289 126.371 329.782 50.614 84.522 2010 690.423 94.522 459.579 54.518 81.804 2011 801.910 88.942 563.128 71.875 77.965 2012 871.552 126.980 603.701 71.823 69.048 2013 932.458 126.282 661.919 69.642 74.615 Cơ cấu (%) 2005 100,00 18,06 61,14 10,50 10,30 2009 100,00 21,37 55,77 8,57 14,29 2010 100,00 13,69 66,56 7,90 11,85 2011 100,00 11,09 70,22 8,96 9,73 2012 100,00 14,57 69,27 8,24 7,92 2013 100,00 13,54 70,99 7,47 8,00
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2013
Mở rộng diện tích và tăng giá trị nuôi trồng thủy sản; phát triển nuôi trồng thủy sản trên hồ thủy điện Tuyên Quang. Sản lượng thủy sản tăng hàng năm.
Bảng 3.10: Sản lượng thuỷ sản tỉnh Tuyên Quang
2005 2009 2010 2011 2012 2013 Tấn
TỔNG SỐ 2.015 3.405 3.621 4.656 5.005 5.723
Phân theo khai thác, nuôi trồng
Khai thác 131 283 294 688 766 837
Nuôi trồng 1.884 3.122 3.327 3.968 4.239 4.886 Phân theo loại thủy sản
Tôm 24 36 42 141 186 203
Cá 1.991 3.369 3.576 4.515 4.817 5.515
Thủy sản khác 3 2 4
Phân theo loại nước nuôi
Nước ngọt 2.015 3.405 3.621 4.656 5.005 5.723
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2013
3.2.1.3. Ngành dịch vụ
Thị trường hàng hóa, dịch vụ tiếp tục phát triển, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng khá nhanh; thị trường tài chính, tiền tệ được mở rộng, bước đầu hình thành thị trường bất động sản, thị trường lao động. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Quy hoạch xây dựng một số trung tâm thương mại, siêu thị, hệ thống chợ đầu mối. Phát triển mạnh ngoại thương, mở rộng thị trường xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tích cực xuất khẩu các sản phẩm hàng hóa của tỉnh.
Phát triển ngành du lịch trở thành kinh tế quan trọng, tạo thêm nhiều việc làm, khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch của tỉnh. Phát triển du lịch
theo hướng tập trung đầu tư vào 3 khu vực chính: Khu di tích lịch sử văn hóa, khu du lịch nghỉ dưỡng, khu du lịch sinh thái.
Phát triển vận tải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội; nâng cao năng lực và chất lượng vận tải đường bộ; phát triển vận tải đường thủy; khuyến khích phát triển vận tải công cộng đô thị; vận tải phục vụ vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Hạ tầng thông tin phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, từng bước hiện đại hóa. Phát triển mạnh dịch vụ bưu chính viễn thông trong nước và quốc tế; nâng cao hiệu quả hoạt động của các điểm bưu điện văn hóa, phổ cập dịch vụ bưu chính viễn thông cơ bản. Phát triển các hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng, khoa học công nghệ, bảo hiểm phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2013 đạt trên 9.752.790 triệu đồng.