Nội dung của chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo tại Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 29)

1.2. Chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo

1.2.4. Nội dung của chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo tại Việt

Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay, hệ thống ASXH đƣợc xây dựng trên nguyên lý quản lý rủi ro, đồng thời nhấn mạnh đến vai trò cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản cho ngƣời dân. Các chính sách đƣợc phân thành gồm bốn nhóm chính là: Bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm nghèo; Bảo hiểm xã hội (BHXH); Bảo trợ xã hội (BTXH); và Dịch vụ xã hội cơ bản.

HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI VIỆT NAM

VIỆC LÀM, ĐẢM BẢO THU NHẬP TỐI THIỂU VÀ GIẢM NGHÈO BẢO HIỂM XÃ HỘI TRỢ GIÚP XÃ HỘI CHO CÁC NHÓM ĐẶC THÙ DỊCH VỤ XÃ HỘI CƠ BẢN

Tạo việc làm BHXH bắt buộc TGXH thƣờng xuyên

+ Tạo việc làm + Tín dụng ƣu đãi + Hỗ trợ học nghề + Hỗ trợ tìm việc làm (trong nƣớc và ngoài nƣớc) + Chƣơng trình việc làm công + Ốm đau + Thai sản + Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp + Hƣu trí + Tử tuất

+ Chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xã hội và cộng đồng

+ Hỗ trợ tiền mặt + Ƣu đãi xã hội

+ Giáo dục + Y tế (gồm BHYT) + Nhà ở + Nƣớc sạch + Thông tin

Giảm nghèo BHXH tự nguyện TGXH đột xuất

*Hƣu trí * Tử tuất BH thất nghiệp BH hƣu trí bổ sung

1.2.4.1. Chính sách việc làm, đảm bảo thu nhập tối thiểu và giảm nghèo

Hệ thống chính sách về thị trƣờng lao động trong khuôn khổ ASXH khá hoàn chỉnh gồm: chính sách tín dụng ƣu đãi hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm; chính sách hỗ trợ đào tạo nghề; chính sách đƣa lao động đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài theo hợp đồng; chính sách hỗ trợ sản xuất.

+ Chính sách tín dụng đối với hộ nghèo: Mục tiêu của chính sách là khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh và đƣợc ƣu tiên vay với lãi suất ƣu đãi qua hệ thống ngân hàng chính sách.

Đối tƣợng đƣợc ƣu tiên là ngƣời nghèo, ngƣời khuyết tật, các đối tƣợng chính sách đi xuất khẩu lao động, sinh viên thuộc hộ nghèo.

+ Chính sách hỗ trợ giáo dục, dạy nghề cho hộ nghèo: Mục tiêu của chính sách là hỗ trợ đào tạo nghề nhằm tăng cƣờng cơ hội cho các nhóm lao động yếu thế nhất là học sinh sinh viên thuộc hộ nghèo, khó khăn, gia đình chính sách, lao động nông thôn nâng cao cơ hội tìm việc làm, tham gia thị trƣờng lao động để có thu nhập, từng bƣớc bảo đảm thu nhập tối thiểu.

Các nhóm ngƣời nghèo đƣợc hƣởng lợi từ chính sách này gồm: thanh niên mới bƣớc vào thị trƣờng lao động, thất nghiệp, thiếu việc làm và cả những ngƣời đang có nhu cầu tìm việc làm tốt hơn.

+ Chính sách đƣa lao động đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài theo hợp đồng: XKLĐ đƣợc ví nhƣ “chìa khóa vàng” thực hiện các mục tiêu quốc gia về việc làm, xóa đói giảm nghèo, góp phần quan trọng vào việc đào tạo và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Đƣa lao động đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài góp phần giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, dƣ thừa lao động, giảm nghèo. Đồng thời đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ tay nghề và tác phong làm việc công nghiệp, bổ sung nguồn lao động vào các doanh nghiệp.

+ Chính sách hỗ trợ sản xuất: Mục đích của chính sách này nhằm tạo mọi đều kiện lợi về vốn, thủ tục hành chính cho ngƣời dân phát triển sản xuất. Nhà nƣớc đã ban hành các nghị định nhƣ: Quy định một số chính sách ƣu đãi, hỗ trợ đầu tƣ, hỗ trợ lãi suất cho các đối tƣợng vay vốn tại các tổ chức tín dụng; hỗ trợ, ƣu đãi đối với dự án nhà ở cho ngƣời có thu nhập thấp tại khu vực đô thị và nhà ở cho công nhân lao động tại các khu kinh tế, khu công nghiệp.

1.2.4.2.Chính sách bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội là bộ phận lớn nhất trong hệ thống chính sách ASXH. Có thể nói, không có bảo hiểm xã hội thì không thể có một nền ASXH vững mạnh. BHXH ra đời và phát triển từ khi cuộc cách mạng công nghiệp xuất hiện ở châu Âu. BHXH nhằm bảo đảm cuộc sống cho những ngƣời công nhân công nghiệp và gia đình họ trƣớc những rủi ro xã hội nhƣ ốm đau, tai nạn, mất việc làm…, làm giảm hoặc mất thu nhập. Theo nghĩa hẹp, BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ mất hoặc giảm khoản thu nhập từ nghề nghiệp do bị mất hoặc giảm khả năng lao động hoặc mất việc làm, thông qua việc hình thành và sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội, nhằm góp phần bảo đảm an toàn đời sống của người lao động và gia đình họ; đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội. BHXH là một bộ phận quan trọng nhất, có ý nghĩa rất lớn đối với ngƣời lao động trong hệ thống ASXH ở Việt Nam.

Hiện nay, BHXH không còn bó hẹp về phạm vi đối tƣợng, tài chính phụ thuộc vào ngân sách Nhà nƣớc, các chế độ bảo hiểm xã hội đan xen với nhiều các chính sách chế độ khác nhƣ ƣu đãi xã hội, kế hoạch hóa dân số. BHXH đã đƣợc cải cách và ngày càng phát huy vai trò của mình đối với đời sống ngƣời lao động. Đối tƣợng BHXH đã đƣợc mở rộng tới mọi ngƣời lao động với hai hình thức tham gia bắt buộc và tự nguyện. Chế độ BHXH bao gồm các khoản trợ cấp dài hạn, trợ cấp ngắn hạn và bảo hiểm y tế. Quản lý và

thực hiện BHXH đƣợc tập trung thống nhất, quỹ BHXH đƣợc hạch toán độc lập và đƣợc Nhà nƣớc bảo trợ.

1.2.4.3. Chính sách trợ giúp cho các nhóm đối tượng đặc thù

Trợ giúp xã hội là một hình thức hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nƣớc và xã hội đối với các thành viên của cộng đồng khi gặp rủi ro bất hạnh thông qua các nguồn tài chính công cộng nhằm tạo điều kiện cho các đối tƣợng thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu trƣớc mắt và vƣơn lên hòa nhập với cuộc sống cộng đồng.

Trợ giúp xã hội ở Việt Nam đƣợc thực hiện chủ yếu theo hai chế độ: trợ giúp thƣờng xuyên và trợ giúp đột xuất. Trợ giúp thƣờng xuyên áp dụng với các đối tƣợng ngƣời trên 85 tuổi, ngƣời cao tuổi cô đơn hoặc ngƣời cao tuổi thuộc các hộ gia đình nghèo, trẻ em mồ côi, ngƣời tàn tật nặng, ngƣời bị bệnh tâm thần, ngƣời nhiễm HIV/ AIDS không còn khả năng lao động,… với các hình thức bằng tiền, hiện vật để giúp đỡ các đối tƣợng này ổn định cuộc sống. Trợ giúp xã hội đột xuất áp dụng với các đối tƣợng gặp rủi ro bất ngờ nhƣ thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn, mất mùa…khiến cuộc sống của họ tạm thời bị đe dọa, Chế độ trợ giúp này có tính chất tức thời giúp họ nhanh chóng vƣợt qua sự hẫng hụt, ổn định cuộc sống và sớm hòa nhập với cộng đồng.

Ƣu đãi xã hội là sự đãi ngộ đặc biệt cả về vật chất lẫn tinh thần của Nhà nƣớc và xã hội nhằm ghi nhận và đền đáp công lao đối với cá nhân hay tập thể có những cống hiến đặc biệt cho cộng đồng và xã hội.

Đối tƣợng hƣởng ƣu đãi xã hội gồm hai nhóm chính là những đã có công sức đóng góp cho công cuộc giải phóng, xây dựng đất nƣớc (những thƣơng binh, bệnh binh, thân nhân của liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng…) và nhóm ngƣời đã và sẽ cung cấp sức lao động cho xã hội (ngƣời về hƣu, phụ nữ trong thời gian thai sản). Thực hiện ƣu đãi xã hội không chỉ là sự bảo vệ, giúp đỡ mà còn thể hiện nghĩa vụ trách nhiệm của nhà nƣớc, của xã hội đối

với ngƣời có công đóng góp cho cộng đồng xã hội. Ƣu đãi xã hội là đầu tƣ xã hội, nhằm tái sản xuất những giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc, là mục tiêu chính trị xã hội quan trọng của mỗi nƣớc.

1.2.4.4. Chính sách về các dịch vụ xã hội cơ bản

Các dịch vụ xã hội cơ bản bao gồm các dịch vụ đối với ngƣời già, ngƣời tàn tật, trẻ em, phục hồi chức năng cho ngƣời bị tai nạn và tàn tật, các hoạt động phòng chống trong y tế (ví dụ tiêm phòng), kế hoạch hóa gia đình. Các ƣu đãi về nhà ở, nƣớc sạch, thông tin.

+ Chính sách về hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo: Mục tiêu của chính sách là cải thiện điều kiện cho ngƣời dân, đặc biệt là ngƣời nghèo, ngƣời có thu nhập thấp; từng bƣớc giải quyết nhu cầu về nhà ở cho ngƣời lao động tại các khu vực công nghiệp, học sinh, sinh viên các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp, trung học và dạy nghề để ổn định cuộc sống, tăng cƣờng sức khỏe, góp phần giảm nghèo bền vững.

+ Chính sách hỗ trợ đầu tƣ các công trình cho các xã đặc biệt khó khăn: Chính phủ đã ban hành Chƣơng trình phát triển kinh tế xã hội cho các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa (chƣơng trình 135 gia đoạn I năm 1998, giai đoạn II năm 2006, giai đoạn III năm 2013) nhằm hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu (điện, đƣờng giao thông, trƣờng học, trạm y tế). Mục tiêu của chính sách là xây dựng cơ sở hạ tần của các huyện, xã nghèo, xã bãi ngang góp phần cải thiện đáng kể hệ thống giao thông, làm giảm chi phí sản xuất, giảm cách biệt về địa lý của các cùng nghèo, xã nghèo.

1.2.5. Ảnh hưởng của hệ thống an sinh xã hội tới hộ nghèo

Thực tế cho thấy, hệ thống ASXH đƣợc thực hiện đúng và toàn diện sẽ mang lại những ảnh hƣởng tích cực đáng kể về mặt xã hội:

- An sinh xã hội đảm bảo cho các đối tƣợng “yếu thế” nói riêng và ngƣời lao động nói chung đƣợc chăm sóc, bảo vệ khi rơi vào hoàn cảnh khó

khăn, đặc biệt, tạo cho những ngƣời bất hạnh có thêm những điều kiện cần thiết để khắc phục những “rủi ro xã hội”, có cơ hội để phát triển, có cơ hội hoà nhập vào cộng đồng.

An sinh xã hội với các chức năng của mình, kích thích tính tích cực xã hội trong mỗi con ngƣời, hƣớng tới những chuẩn mực của chân thiện mĩ. ASXH nhằm hƣớng tới những điều cao đẹp trong cuộc sống, hoà đồng mọi ngƣời không phân biệt chính kiến, tôn giáo, dân tộc, giới tính... vào một xã hội nhân ái, công bằng và an toàn cho mọi thành viên.

- An sinh xã hội thể hiện truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, tƣơng thân tƣơng ái giữa những con ngƣời trong xã hội. Sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng là một trong những nhân tố để ổn định và phát triển xã hội đồng thời nhằm hoàn thiện những giá trị nhân bản của con ngƣời giúp cho xã hội phát triển lành mạnh.

- An sinh xã hội dựa trên nguyên tắc san sẻ trách nhiệm và thực hiện công bằng xã hội, đƣợc thực hiện bằng nhiều hình thức, phƣơng thức và biện pháp khác nhau. Trên bình diện xã hội, ASXH là một công cụ để cải thiện các điều kiện sống của các tầng lớp dân cƣ đặc biệt là những ngƣời nghèo khó, những nhóm dân cƣ yếu thế trong xã hội. Dƣới góc độ kinh tế, ASXH là công cụ phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trong cộng đồng. Nếu xây dựng đƣợc hệ thống ASXH tốt thì sẽ giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Đây là nền tảng để xây dựng một xã hội bác ái, công bằng, vì ASXH không chỉ giải quyết các vấn đề xã hội mà nó còn góp phần thiết yếu trong việc phát triển xã hội, thể hiện sự chuyển giao xã hội làm cho xã hội tốt đẹp hơn, văn minh hơn. Bởi vậy, trong xã hội hiện đại, ASXH ngày càng đƣợc củng cố và hoàn thiện để trở thành một hệ thống thiết yếu trong bộ máy Nhà nƣớc. Nó có chức năng tổng hợp và tập trung các nguồn lực vào việc phát triển xã hội, đem lại hạnh phúc cho nhân dân.

- An sinh xã hội còn đóng vai trò tích cực đối với sự ổn định tình hình chính trị của đất nƣớc. Điều này cũng dễ nhận ra bởi vì tình hình kinh tế - xã hội của đất nƣớc có ổn định, có vững mạnh thì tình hình chính trị mới ổn định và vững mạnh. Mặt khác khi cuộc sống của ngƣời lao động thƣờng xuyên bị đe dọa bởi những thiếu thốn do ốm đau, do thất nghiệp, do già yếu... thì cũng ảnh hƣởng sâu sắc đến tình hình chính trị. Trên thế giới thƣờng xảy ra những cuộc biểu tình, gây xáo động về nội các của một số chính phủ bởi không đáp ứng về trợ cấp cho công nhân khi ốm đau, khi thất nghiệp, hƣu trí...

- An sinh xã hội góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội. Xét cho cùng trong chiến lƣợc phát triển của mỗi quốc gia đều có chung một mục đích cuối cùng là: đảm bảo và có những cải thiện nhất định cho hạnh phúc của mỗi ngƣời và đem lại lợi ích cho mọi ngƣời. Trong sự phát triển đó ASXH có những đóng góp quan trọng. Bằng những biện pháp của mình, ASXH tạo ra “lƣới chắn” an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp nhằm bảo vệ cho mọi thành viên trong cộng đồng khi bị giảm hoặc mất thu nhập hoặc phải tăng chi phí đột xuất do nhiều nguyên nhân khác nhau gọi là những “rủi ro xã hội”.

- An sinh xã hội không chỉ có ý nghĩa với quốc gia mà còn có ý nghĩa quốc tế. Ngoài việc thuộc phạm trù quyền con ngƣời, là biểu hiện trình độ văn minh tiến bộ của mỗi quốc gia, ngày nay trong xã hội hiện đại mỗi nƣớc đều nhận thức đƣợc rằng ASXH là vấn đề đƣợc toàn nhân loại quan tâm. Việc thực hiện ASXH không bị giới hạn bởi bất kỳ rào cản chính trị hay địa lý nào, thể hiện rõ nhất đó là các hoạt động cứu trợ xã hội, các hiệp định hợp tác về bảo hiểm xã hội giữa các quốc gia vì một thế giới hoà bình ổn định và phát triển”.

1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới hệ thống chính sách an sinh xã hội

1.2.6.1. Thể chế chính sách về an sinh xã hội

Thể chế chính sách đóng vai trò quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội. Nội dung cơ bản của thể chế này là xác định khuôn khổ pháp lý (luật, các văn bản dƣới luật), phạm vi các chính sách/chế độ, đối tƣợng tham gia, tiêu

chí, điều kiện tham gia, cơ chế đóng góp (tuỳ từng hình thức, chế độ), quyền lợi hƣởng thụ và những điều kiện ràng buộc. Thể chế chính sách còn xác định trách nhiệm của bộ, ngành địa phƣơng trong việc thực hiện chính sách, chế độ đề ra. Thể chế chính sách đƣợc hình thành từ nhu cầu thực tế của các thành viên trong xã hội cần đƣợc bảo vệ trƣớc các nguy cơ bị rủi ro mà họ không tự bảo vệ đƣợc. Tuy nhiên, không phải mọi thành viên trong xã hội đều có nhu cầu và có cơ hội ngang nhau trong việc tham gia và thụ hƣởng các chính sách an sinh xã hội. An sinh xã hội đƣợc hình thành và phát triển theo từng giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội, ngay cả những nƣớc coi an sinh xã hội là quyền của ngƣời dân, lộ trình để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân cũng phải kéo dài trong nhiều năm, thậm chí hàng thế kỷ.

1.2.6.2. Thể chế tài chính

Thể chế tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm nguồn lực thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Thể chế tài chính xác định cơ chế đối với từng loại chính sách, từng nhóm đối tƣợng (tỷ lệ đóng góp của ngƣời dân, ngƣời sử dụng lao động, của Nhà nƣớc); cơ chế cân đối thu-chi, đầu tƣ phát triển quỹ; giá cả, cơ chế và chất lƣợng cung cấp dịch vụ an sinh xã hội. Cơ chế tài chính của các hợp phần của an sinh xã hội không hoàn toàn giống nhau. Các loại hình bảo hiểm có thể áp dụng cơ chế có đóng có hƣởng , còn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)