Những điểu kiện chủ yếu của đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 38 - 41)

1.2. Chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo

1.2.7. Những điểu kiện chủ yếu của đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn

bàn huyện

Thứ nhất: Nhận thức đầy đủ về đảm bảo ASXH, trong đó, trƣớc hết là năng lực nhận thức của các cấp, các ngành và ngƣời dân về sự cần thiết đảm bảo ASXH , ảnh hƣởng trực tiếp đến việc thực hiện tốt mục tiêu ASXH cũng nhƣ sự phát triển nền kinh tế bền vững của huyện

ASXH có vai trò rất to lớn trong đời sống kinh tế, chính trị và xã hội nhƣng lại là vấn đề rất phức tạp và đa dạng nên nhận thức về vấn đề ASXH của các cấp, các ngành và của ngƣời dân rất khó khăn. Nếu nhận thức của các cấp, các ngành từ Trung ƣơng đến các địa phƣơng và từng ngƣời dân thấu đáo sẽ thúc đẩy việc đảm bảo ASXH vững chắc, tác động tích cực đến tăng trƣởng góp phần phát triển kinh tế- xã hội. Bởi vì:

- Nhận thức của các cấp, các ngành, nhất là đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực ASXH và đảm bảo ASXH tốt sẽ đƣợc quán triệt vấn đề này nghiêm túc trong quá trình thực hiện chủ trƣơng, chính sách, phát triển kinh tế, xã hội gắn với đảm bảo ASXH trên địa bàn huyện. Các nguồn lực làm cho phát triển kinh tế- xã hội với thực hiện chiến lƣợc đảm bảo ASXH trên địa bàn huyện.

- Nhận thức của ngƣời dân tốt sẽ dễ dàng thúc đẩy và thực hiện chủ trƣơng, chính sách, đảm bảo ASXH đối với ngƣời dân, nhất là đối tƣợng yếu thế trong xã hội.

- ASXH bao gồm nhiều chính sách, nhiều chƣơng trình khác nhau và có diện bao phủ lớn nên cần phải tuyên truyền để ngƣời dân biết đƣợc có những chủ trƣơng, chính sách nào? Bản thân họ có thể tham gia và thuộc diện bảo vệ của chỉ trƣơng, chính sách nào trong hệ thống ASXH? Đơn cử, họ là những ngƣời lao động làm công ăn lƣơng họ phải hiểu đƣợc chính sách BHXH đối với họ là bắt buộc.

- Nhiều ngƣời dân ý thức chƣa cao nên họ có tƣ tƣởng ỷ lại vào Nhà nƣớc, cơ quan, doanh nghiệp; bên cạnh đó, một bộ phận lại có tƣ tƣởng cục bộ bản vị nên có ảnh hƣởng không nhỏ đến chính sách cứu trợ xã hội. Nếu nhận thức tốt về vấn đề này thì chính sách ASXH sẽ phát huy tác dụng ngày càng tốt hơn.

- Mỗi chính sách, chƣơng trình ASXH khác nhau lại có cơ chế tài chính khác nhau. Có chính sách thực hiện theo nguyên tắc đóng- hƣởng; có chính sách, chƣơng trình chỉ mang tính chất thuần túy là trợ giúp và cứu trợ… nên Nhà nƣớc phải có định hƣớng đúng để tuyên truyền, phổ biến cho ngƣời dân. Có nhƣ vậy họ mới tham gia một các tự giác từ đó mà thực hiện tốt phân phối lại thu nhập cho ngƣời dân.

Hai là: Năng lực đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện

Chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về đảm bảo ASXH, BHYT, TGXH, … Những chủ trƣơng, chính sách này tập trung hƣớng đến việc đảm bảo ASXH cho ngƣời dân. Coi đây là chiến lƣợc phát triển bền vững của huyện, là nhân tố hết sức quan trọng, nó có tác dụng định hƣớng để các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội có căn cứ để triển khai thực hiện. Ngoài ra, thông qua các chủ trƣơng hỗ trợ bằng vật chất, tinh thần tới các đối tƣợng thụ hƣởng ASXH giúp họ sớm ổn định cuộc sống, từng bƣớc đƣợc nâng lên nhằm đảm bảo điều tiết, tạo công bằng xã hội, thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Ba là: Khả năng huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính để đảm bảo ASXH trên địa bàn huyện

Khả năng huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính để đảm bảo ASXH và chủ yếu từ ngân sách nhà nƣớc. Nguồn tài chính này đƣợc quản lý phân cấp và quản lý thống nhất từ Trung ƣơng đến các địa phƣơng. Ngoài nguồn lực trích từ ngân sách Nhà nƣớc thì các địa phƣơng cũng đều trích lập

quỹ để dành cho các hoạt động ASXH. Nguồn lực tài chính quan trọng thứ hai đó là huy động từ nhân dân, từ hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện, từ các tổ chức đoàn thể xã hội. có thể nói đây là nguồn lực tiềm năng cho việc đảm bảo ASXH. Muốn phát huy đƣợc nguồn nhân lực này, chính quyền phải nêu cao đạo lý, truyền thống tốt đẹp của địa phƣơng… ngoài ra, nguồn tài chính để đảm bảo ASXH trên địa bàn huyện còn đƣợc huy động từ sự trợ giúp quốc tế.

Bốn là: sự hoàn thiện tổ chức bộ máy và năng lực đội ngũ cán bộ ảnh hƣởng đến hiệu quả thực thi chính sách ASXH trên địa bàn huyên

Sự hoàn thiện tổ chức bộ máy và năng lực đội ngũ cán bộ là một trong những chủ trƣơng quan trọng, đƣợc quan tâm hàng đầu trong các điều kiện thúc đẩy việc phát triển bền vững của ASXH trên địa bàn huyện. Việc tổ chức bộ máy trong việc thực thi chính sách ASXH trên địa bàn huyện đóng vai trò nòng cốt, quyết định thành công hay thất bại của chủ trƣơng, chính sách, biện pháp của đảng bộ, chính quyền huyện trong việc thực thi chính sách ASXH. Bộ máy từ huyện đến xã phối hợp nhịp nhàng với nhau, quan trọng nhất là khâu xã.

Đội ngũ cán bộ là khâu “cốt tử” của việc thực hiện chính sách ASXH, đội ngũ cán bộ tốt, có chuyên môn sẽ áp dụng, triển khai, vận dụng các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, cấp trên hiệu quả, năng động, sáng tạo. Ngƣợc lại, đây sẽ là yếu tố cản trở việc thực thi chính sách ASXH đối với nhân dân.

Năm là: Khả năng “tự an sinh” của ngƣời dân là yếu tố trực tiếp, quan trọng nhất quyết định đến đảm bảo ASXH trên đại bàn huyện

Khả năng “tự an sinh “ của ngƣời dân trên địa bàn huyện là yếu tố quan trọng bậc nhất, quyết định sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. Đây là yếu tố nội lực quyết định đến sự thành công hay thất bại của chính sách ASXH của quốc gia nói chung, huyện nói riêng. Khả năng “tự an

sinh” đòi hỏi mỗi cá nhân, gia đình phải biết phát huy trí tuệ, sức khỏe, tinh thần đoàn kết và nỗ lực không ngừng, học hỏi, tiếp thu những biện pháp cách thức mới áp dụng vào trong sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, việc đảm bảo ASXH cho ngƣời dân trên địa bàn huyện có thành công hay không thông qua khả năng “tự an sinh” của ngƣời dân là công cụ đánh giá quan trọng nhất. nếu không phát huy đƣợc yếu tố này thì nguy cơ tái nghèo, nguy cơ thất nghiệp,… sẽ nhanh chóng quay trở lại trong thời gian ngắn. Vì thế, việc phát huy khả năng “tự an sinh” cho mỗi ngƣời dân là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị- xã hội và mỗi ngƣời dân trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)