CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Tình hình thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo ở huyện
3.2.1. Chính sách việc làm, đảm bảo thu nhập tối thiểu và giảm nghèo
Huyện Nghĩa Hƣng đã hỗ trợ ngƣời dân nâng cao cơ hội tạo việc làm, tham gia thị trƣờng lao động, chuyển đổi cơ cấu việc làm theo hƣớng đa dạng hóa sinh kế, giảm tỷ lệ thất nghiệp, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện cuộc sống, góp phần ổn định xã hội. Cu thể:
+ Chính sách tín dụng đối với hộ nghèo
Chính sách hỗ trợ tín dụng có mục đích khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh và đƣợc ƣu tiên vay với lãi suất ƣu đãi qua hệ thống ngân hàng chính sách. Đối tƣợng đƣợc ƣu tiên là ngƣời nghèo, ngƣời khuyết tật, các đối tƣợng chính sách đi xuất khẩu lao động, sinh viên thuộc hộ nghèo.
Hệ thống tín dụng ƣu đãi với mạng lƣới dịch vụ bao phủ 100% xã, các đối tƣợng hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu vay vốn của Nhà nƣớc sẽ đƣợc chính quyền các xã xác nhận và đƣợc vay qua kênh vốn của ngân hàng chính sách để thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững theo quy định hiện hành của Nhà nƣớc. Trong giai đoạn từ 2011 đến 2014, doanh số cho vay hộ nghèo của huyện Nghĩa Hƣng là 115.071 triệu đồng với 11.863 hộ, bình quân mỗi hộ vay 9,7 triệu đồng.
Doanh số cho vay giải quyết việc làm: 10.022 triệu đồng với 576 hộ, bình quân mỗi hộ vay 17,4 triệu đồng.
Doanh số cho vay lao động đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài 3.105 triệu đồng với 135 lao động, bình quân mỗi lao động vay 23 triệu đồng.
Doanh số cho hộ nghèo vay về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ- TTg của Thủ tƣớng Chính phủ: 1.288 triệu đồng với 186 lƣợt hộ vay, bình quân mỗi hộ vay 8 triệu đồng.
Bảng 3.5 :Tình hình cho hộ nghèo vay vốn huyện Nghĩa Hưng giai đoạn 2011- 2014
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm Tổng cộng
2011 2012 2013 2014 1 Doanh số cho vay Triệu đồng/ hộ 33.989 35.273 28.063 31.826 129.686 2 Số lƣợt hộ vay vốn Lƣợt hộ 3.227 3.245 3.099 3.189 12.760 3 Mức cho vay bình quân Triệu đồng/ hộ 10,53 10,87 9,23 9,98 10,26
Các chính sách về tín dụng đã đƣợc triển khai đảm bảo theo đúng chế độ, đúng định mức đối với các quy định hiện hành của Nhà nƣớc.
Tuy vậy, chính sách tín dụng cho hộ nghèo vẫn còn hạn chế nhất định đó là việc giải ngân nguồn vốn nhiều khi còn chậm. Nhu cầu của ngƣời dân, đặc biệt là hộ nghèo rất lớn nhƣng nguồn vốn cho vay còn hạn chế. Theo quy định của Chính phủ thì hằng năm theo ngân sách địa phƣơng có thể bố trí thêm trong dự toán chuyển cho ngân hàng chính sách và hội nông dân huyện để bổ sung nguồn vốn cho vay nhƣng do huyện còn nghèo nên nguồn vốn bố trí rất hạn chế.
+ Chính sách hỗ trợ giáo dục, dạy nghề cho hộ nghèo
Mục tiêu của chính sách là hỗ trợ đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lƣợng lao động tăng cƣờng cơ hội cho các nhóm lao động yếu thế có việc làm, nhất là học sinh sinh viên thuộc hộ nghèo, khó khăn, gia đình chính sách, lao động nông thôn.
Huyện đã đầu tƣ kiên cố hóa trƣờng học, đặc biệt là vùng khó khăn ven biển, vùng bãi ngang, thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp về giáo dục, xóa tình trạng mù chữ và bỏ học của con em các hộ nghèo. Tiến hành chi trả tiền miễn giảm học phí cho sinh viên theo nghị định 49/CP cho học sinh xã khó khăn theo quy định hiện hành của Nhà nƣớc. Đã thực hiện miễn, giảm học phí, miễn đóng tiền cơ sở vật chất cho con em thuộc diện hộ nghèo, chi trả tiền miễn giảm học phí cho học sinh, sinh viên thuộc các xã khó khăn, đảm bảo đúng đối tƣợng, đúng chế độ quy định.
Số lao động thuộc hộ nghèo đƣợc giải quyết việc làm ở Nghĩa Hƣng giai đoạn 2011- 2014 là 15.170 lao động, trong đó tạo việc làm mới cho lao động thiếu việc làm là 11.130 lao động, tạo thêm việc làm cho lao động là 4.040 lao động. Bình quân mỗi năm tạo mới và tạo thêm việc làm cho gần 3.800 lao động.
Trong giai đoạn 2011- 2014 đã thực hiện đƣợc 50 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn với 2.500 học viên tham gia. Thực hiện dạy nghề theo nhu cầu thị trƣờng: dạy nghề cho nông dân, dạy nghề cung cấp nguồn lao động phục vụ cho phát triển các làng nghề, tiểu thủ công nghiệp.
Tăng cƣờng cơ sở vật chất cho các trung tâm học tập cộng đồng tại các xã, thị trấn, các trung tâm học tập cộng đồng đều có trụ sở làm việc, có đủ cơ sở vật chất tối thiểu để đảm bảo hoạt động thƣờng xuyên và hiệu quả. Tích cực liên kết với các cơ quan liên quan tổ chức các lớp chuyên đề phổ biến kiến thức kỹ năng cho nhân dân áp dụng khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập. Có 60% lao động nông nghiệp, nông thôn đƣợc học nghề và bồi dƣỡng nghề.
Tuy đã nỗ lực trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ về giáo dục và đào tạo nghề nhƣng huyện Nghĩa Hƣng vẫn còn những hạn chế nhất định. Việc học nghề chƣa đƣợc nhân dân quan tâm đúng mức, chƣa nhận đƣợc sự hƣởng ứng của xã hội và chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu nhân lực của nền kinh tế. Hệ thống các cơ sở dạy nghề chƣa phát triển đầy đủ ở những vùng khó khăn, đối tƣợng hỗ trợ còn hạn hẹp, các chƣơng trình đào tạo nghề, đặc biệt cho lao động nông thôn có nơi còn chƣa hiệu quả.
+ Chính sách đƣa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài theo hợp đồng đã hỗ trợ cho 400 lao động, trong đó 230 lao động thuộc 13 xã nghèo (giai đoạn 2010-2014). Đa số lao động đi xuất khẩu lao động đều có việc làm, thu nhập ổn định gửi tiền về cho gia đình nhờ đó nhiều hộ đã thoát nghèo, đầu tƣ xây dựng nhà, mua sắm tài sản, đầu tƣ phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả.
+ Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đã giúp cho nông dân toàn huyện từng bƣớc chuyển sang tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững; đồng thời nâng cao
năng lực làm chủ đầu tƣ cho các xã, trình độ và kiến thức về xây dựng và quản lý dự án cho cán bộ cơ sở nhất là cán bộ xã.
+ Đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng nhƣ các công trình đƣờng giao thông gồm 1 tuyến Quốc lộ 37B, 3 tuyến tỉnh lộ, 10 tuyến huyên lộ cùng gần 1000km đƣờng liên thôn, xã đã đƣợc kiên cố hóa, bê tông hóa, tạo điều kiện cho ngƣời dân đi lại thuận lợi, thúc đẩy giao lƣu kinh tế, văn hoá, xã hội; hệ thống thuỷ lợi kênh tƣới cấp I với tổng chiều dài là 116.715m hiện đã cứng hóa đƣợc 3.500m, đã nâng cao năng lực tƣới tiêu góp phần mở rộng diện tích đất sản xuất, giúp ngƣời dân ổn định lƣơng thực; các công trình nƣớc sinh hoạt, điện, trạm y tế xã, trƣờng lớp học đƣợc đầu tƣ xây dựng kiên cố, đồng bộ ở các xã giúp cho ngƣời dân nông thôn vùng ven biển, bãi ngang cải thiện đời sống sinh hoạt hằng ngày.
+ Chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ có tác động lớn đến cải thiện sinh kế cho ngƣời dân thông qua khuyến khích họ tự phát triển sản xuất để vƣơn lên thoát nghèo, tránh tƣ tƣởng ỷ lại, góp phần thay đổi nhận thức, cách nghĩ cách làm, xóa bỏ tập quán canh tác lạc hậu qua đó góp phần nâng cao thu nhập.