Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 85 - 89)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá chung kết quả thực hiện chính sách an sinh xã hội của huyện

3.3.3. Nguyên nhân hạn chế

* Nguyên nhân khách quan

Xuất phát điểm kinh tế của huyện thấp, tỷ lệ dân số hoạt động trong ngành nông nghiệp cao.

Về xã hội: Tỷ lệ dân số theo đạo Thiên Chúa đông nên các buổi lễ, cầu nguyện đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của đồng bào Công giáo. Tuy hiện nay đồng bào Công giáo đã hƣởng ứng tinh thần “sống tốt đời đẹp đạo” nhƣng một số khu vực còn tồn tại những phong tục lạc hậu, rƣờm rà trong lễ tiết cầu nguyện, ma chay, cƣới hỏi gây tốn kém và ảnh hƣởng đến thời gian lao động sản xuất.

Về địa lý: Do đặc điểm địa lý giáp biển nên hàng năm đều hứng chịu ảnh hƣởng của thiên tai bão lũ, biến đổi khí hậu khiến cho các loại sâu bệnh ở cây trồng và dịch bệnh ở gia súc, gia cầm, thủy sản có xu hƣớng gia tăng và ngày càng nguy hiểm gây ra những rủi ro nghiêm trọng cho các hộ dân.

* Nguyên nhân chủ quan

Về phía Nhà nƣớc

Nguồn lực từ phía Nhà nƣớc cũng nhƣ của địa phƣơng còn nhiều hạn chế nên các chính sách về ASXH vẫn chƣa thực sự đáp ứng yêu cầu thực tiễn của nhân dân. Trong thời gian vừa qua, nhu cầu chi ngân sách cho các đối tƣợng thuộc chính sách BTXH ngày càng tăng do sửa đổi, bổ sung đối tƣợng hƣởng bảo trợ xã hội, điều chỉnh mức trợ cấp cho các đối tƣợng và hệ thống hóa các chính sách nhà nƣớc, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế xã hội khó khăn hiện nay.

Hệ thống hành chính, sự nghiệp cung cấp dịch vụ ASXH chƣa theo kịp yêu cầu phát triển thực tế, còn hạn chế trong năng lực tổ chức và quản lý đối với các loại hình ASXH. Chất lƣợng cung cấp các dịch vụ ASXH, đặc biệt là dịch vụ y tế còn hạn chế và chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội và sự gia tăng trong mức sống dân cƣ. Vì vậy, một số chính sách của Nhà nƣớc chậm thực hiện, ngƣời nghèo đƣợc hƣởng thụ các chính sách nhiều khi chƣa kịp thời.

Huyện Nghĩa Hƣng chƣa có các giải pháp phù hợp để giúp đỡ các hộ nghèo ở các khu vực khác nhau của huyện theo lợi thế điều kiện tự nhiên của từng vùng cụ thể.

Chính quyền địa phƣơng đóng vai trò quan trọng trong giảm nghèo và hỗ trợ trực tiếp, tuy nhiên năng lực của đội ngũ cán bộ còn yếu và sự phối hợp tại các cấp chƣa tốt. Thực tế cho thấy rằng vẫn còn nhiều chính sách về mục tiêu xóa đói chƣa đƣợc thực hiện hiệu quả, thậm chí còn sai, làm ảnh hƣởng đến kết quả xóa đói giảm nghèo ở địa phƣơng. Đồng thời sự hỗ trợ của Nhà nƣớc và các tổ chức quốc tế còn nhiều hạn chế, các nguồn vốn đầu tƣ cho các chƣơng trình xóa đói giảm nghèo, nƣớc sạch nông thôn… của Nhà nƣớc còn hạn hẹp.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai phổ biến, tuyên truyền các chủ trƣơng, chính sách về xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm ở một số địa phƣơng chƣa thƣờng xuyên, còn chung chung, do đó phần lớn ngƣời nghèo, ngƣời lao động chƣa nhận thức rõ để tham gia ý kiến vào các chƣơng trình, dự án tại xã, thôn. Công tác lồng ghép các chƣơng trình, dự án với Chƣơng trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm của các ngành, các cấp còn lúng túng, thiếu đồng bộ.

Quy trình rà soát hộ nghèo do các xã, thị trấn và các thôn cơ sở thực hiện có nơi chƣa đúng quy trình, không công khai dân chủ. Mặt khác kinh phí

phục vụ công tác này không có, sự liên kết thực hiện giữa các ngành các cấp còn chƣa chặt chẽ nên kết quả rà soát còn chậm, chƣa chính xác, còn sai sót đối tƣợng. Hệ thống bộ máy làm công tác xóa đói giảm nghèo nhất là tại các xã thị trấn còn hạn chế về trình độ chuyên môn, một số chƣa phát huy hết tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao về công tác xóa đói giảm nghèo.

Một số xã đã khống chế tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn so với thực tế dẫn đến một bộ phận ngƣời nghèo chƣa tiếp cận đƣợc với chính sách ƣu đãi. Ngƣợc lại, có xã muốn nâng tỷ lệ hộ nghèo lên cao hơn so với thực tế để đƣợc hƣởng lợi từ các chính sách, dự án hỗ trợ cho xã nghèo.

Về phía ngƣời dân:

Ngƣời nghèo thông thƣờng có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất và khả năng tìm kiếm các công việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp, vì vậy cơ hội thoát nghèo càng thấp. Đồng thời do hạn chế về mặt kiến thức nên họ hầu nhƣ không có khả năng phân tích những biến động của thị trƣờng để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh những sản phẩm đem lại thu nhập cao. Thu nhập thấp trong khi chi tiêu không có kế hoạch, không tính toán cũng là nguyên nhân gây nghèo đói. Hộ nghèo có thu nhập thấp nên không đủ chi tiêu cho cuộc sống sinh hoạt hằng ngày và hoàn toàn không có vốn để sản xuất kinh doanh. Do đó một số hộ nghèo phải vay mƣợn hoặc có khi phải vay nặng lãi làm cho khó khăn của họ ngày càng khó khăn hơn.

Một số gia đình có ngƣời ốm đau thƣờng xuyên hoặc mắc tệ nạn xã hội nhƣ rƣợu chè, cờ bạc, gia đình bất ổn. Nhƣ vậy họ không chỉ mất đi thu nhập từ lao động trong nhà mà còn phải gánh chịu chi phí cho việc khám chữa bệnh, mua rƣợu, mua thuốc, ma túy… nhiều khi tiền vốn vay đƣợc để kinh doanh thì dùng để chữa bệnh. Đó cũng là nguyên nhân đẩy họ vào vòng luẩn

quẩn của nghèo đói. Ngƣời nghèo thƣờng có tính ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của xã hội, lƣời lao động, không có ý thức tự vƣơn lên thoát nghèo cũng là một nguyên nhân gây nghèo đói.

Chất lƣợng ngồn lao động của huyện còn hạn chế, trình độ tay nghề của ngƣời lao động còn thấp, một số chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng lao động, đặc biệt là thị trƣờng lao động ngoài nƣớc (đi xuất khẩu lao động).

Một số hộ nghèo không phấn đấu để thoát nghèo mà ỷ vào các chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc. Đặc biệt một số hộ còn “phấn đấu” để đƣợc nghèo nhằm thụ hƣởng các chính sách ƣu đãi.Nhiều hộ dân sau khi thoát nghèo lại tiếp tục tái nghèo.

CHƢƠNG 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN TỐT HƠN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TẠI HUYỆN NGHĨA HƢNG,TỈNH NAM ĐỊNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)