1.2. Chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo
1.2.8. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả việc thực hiện chính sách an sinh xã
sinh xã hội đối với hộ nghèo
1.2.8.1. Đảm bảo thu nhập ở mức tối thiểu
Hệ thống ASXH là một trong những cấu phần quan trọng trong các chƣơng trình xã hội của một quốc gia và là công cụ quản lý của nhà nƣớc thông qua hệ thống luật pháp, chính sách và các chƣơng trình ASXH. Mục đích của nó là giữ gìn sự ổn định về xã hội - kinh tế - chính trị của đất nƣớc, đặc biệt là ổn định xã hội, giảm bất bình đẳng, phân hoá giàu nghèo, phân tầng xã hội; tạo nên sự đồng thuận giữa các giai tầng, các nhóm xã hội trong quá trình phát triển.
Bản chất của ASXH là tạo ra lưới an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp cho tất cả các thành viên trong trƣờng hợp bị giảm, bị mất thu nhập hay khi gặp những rủi ro xã hội khác. Chính sách ASXH là một chính sách xã hội cơ bản của Nhà nƣớc nhằm thực hiện chức năng phòng ngừa, hạn chế và khắc phục rủi ro, bảo đảm an toàn thu nhập và cuộc sống cho các thành viên trong xã hội do đó nó vừa có tính kinh tế, vừa có tính xã hội và nhân đạo sâu sắc.
Chính sách ASXH cần cung cấp (có điều kiện hoặc không điều kiện) mức thu nhập (mức sàn) bảo đảm quyền sống tối thiểu của con ngƣời, bao
gồm các quyền về ăn, sức khỏe, giáo dục, nhà ở và một số dịch vụ xã hội cơ bản nhằm bảo vệ con ngƣời khỏi bị đói nghèo do không có thu nhập tạm thời hoặc vĩnh viễn.
1.2.8.2. Nâng cao năng lực quản lý rủi ro
Nền tảng đảm bảo chính sách ASXH là quản lý rủi ro, bao gồm: Phòng ngừa rủi ro: hỗ trợ ngƣời dân chủ động ngăn ngừa rủi ro trong đời sống, sức khỏe, sản xuất kinh doanh và biến động của môi trƣờng tự nhiên;Giảm thiểu rủi ro: giúp cho ngƣời dân có đủ nguồn lực để bù đắp những thiếu hụt về thu nhập do các biến cố trong đời sống, sức khỏe, sản xuất, kinh doanh và môi trƣờng tự nhiên; Khắc phục rủi ro: hỗ trợ kịp thời cho ngƣời dân để hạn chế tối đa các tác động không lƣờng trƣớc hoặc vƣợt quá khả năng kiểm soát do các biến cố trong đời sống, sức khỏe, sản xuất kinh doanh, và môi trƣờng tự nhiên và bảo đảm điều kiện sống tối thiểu của ngƣời dân.
Chính sách ASXH đƣợc thiết kế và phát triển nhằm hỗ trợ ngƣời nghèo và ngƣời yếu thế trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và các biến động có phạm vi ngƣời dân bị ảnh hƣởng mạnh.
Hệ thống ASXH tốt còn góp phần hỗ trợ cho các gia đình quản lý đƣợc rủi ro. Thông qua các chƣơng trình ASXH, ít nhất nó cũng giúp cho các gia đình đương đầu đƣợc với những giai đoạn khó khăn trong cuộc sống.
ASXH còn là một yếu tố bảo hiểm, cho phép các gia đình đƣợc lựa chọn sinh kế để phát triển. Nhƣ vậy, hệ thống ASXH vừa bảo vệ cho các thành viên trong xã hội vừa nâng cao khả năng tồn tại độc lập của họ trong cuộc sống
1.2.8.3. Phân phối thu nhập
Một trong những chức năng quan trọng của chính sách ASXHlà đảm bảo thu nhập cho những nhóm ngƣời/ nhóm đối tƣợng khi không có khả năng tạo ra thu nhập. Các chính sách giảm nghèo, các hình thức trợ giúp xã hội
thƣờng xuyên và đột xuất cho các nhóm đối tƣợng yếu thế, dễ bị tổn thƣơng và phƣơng châm “ngƣời trẻ đóng- ngƣời già hƣởng” trong BHYT thể hiện rõ chức năng chia sẻ rủi ro, phân phối lại thu nhập của ASXH, ngay cả khi phân phối không dựa trên sự đóng góp, mà dựa vào nhu cầu của cá nhân cũng nhƣ khả năng bảo đảm của ngân sách nhà nƣớc.
Nhà nƣớc thông qua chính sách ASXH để cân đối, điều chỉnh nguồn lực cho các vùng nghèo, vùng chậm phát triển, tạo nên sự phát triển hài hoà, giảm bớt sự chênh lệch giữa các vùng; mở rộng chính sách trợ giúp các đối tƣợng BTXH, hạn chế bất bình đẳng giữa các nhóm dân cƣ.
Thông qua việc hoạch định và thực hiện chính sách ASXH, cho phép Chính phủ tiến hành lựa chọn mục tiêu tăng trƣởng hiệu quả và bền vững. Một hệ thống ASXH lâu dài, đầy đủ có thể thực hiện mọi mục tiêu tái phân phối của xã hội, giải phóng các nguồn lực trong dân cƣ.
Thông qua việc áp dụng các cơ chế điều tiết, phân phối lại thu nhập giữa các khu vực kinh tế, các vùng kinh tế và các nhóm dân cƣ, ASXH có thể đƣợc coi nhƣ là một giá đỡ đảm bảo thu nhập cho ngƣời dân.
Hệ thống chính sách ASXH đƣợc thiết kế trên cơ sở các nguyên tắc công bằng, đoàn kết ở các mức độ khác nhau còn thể hiện giá trị và định hướng phát triển của một quốc gia. Cách thức thiết kế hệ thống ASXH chính là sự thể hiện
mô hình phát triển xã hội, quan điểm lựa chọn đầu tư cho con người.
1.2.8.4 . Thúc đẩy việc làm bền vững và thúc đẩy thị trường lao động
ASXH là một trong những trụ cột cơ bản trong hệ thống chính sách xã hội. Nó hƣớng đến bảo đảm mức sống tối thiểu cho ngƣời dân, bảo vệ giá trị
cơ bản và là thước đo trình độ phát triển của một nƣớc trong quá trình phát triển và hội nhập.
Chính sách ASXH tốt phải đảm bảo thúc đẩy việc làm bền vững, tăng cƣờng kỹ năng và các cơ hội tham gia thị trƣờng lao động cho ngƣời lao động thông qua việc hỗ trợ đào tạo nghề cho ngƣời lao động (đặc biệt ngƣời nghèo
và ngƣời nông thôn..), phát triển thông tin thị trƣờng lao động và dịch vụ việc làm để kết nối cung cầu lao động; hỗ trợ tạo việc làm trực tiếp cho một bộ phận ngƣời lao động thông qua các chƣơng trình cho vay vốn tín dụng ƣu đãi, chƣơng trình việc làm và các chƣơng trình thị trƣờng lao động khác; hỗ trợ chuyển đổi việc làm cho lao động mất đất, lao động di cƣ, lao động bị tác động bởi khủng hoảng kinh tế…
Hệ thống ASXH tốt phải góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững thông qua việc "điều hoà”các "mâu thuẫn xã hội", đảm bảo xã hội không có sự loại trừ, điều tiết tốt hơn và hạn chế các nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn và bất ổn định xã hội.
1.2.8.5. Nâng cao hiệu quả quản lý xã hội, thúc đấy gắn kết xã hội và phát triển xã hội
Chính sách ASXH là công cụ quản lý của nhà nƣớc trong lĩnh vực phân phối và điều tiết phân phối. Thông qua chính sách thuế và các chính sách chuyển nhƣợng xã hội, nhà nƣớc thực hiện vai trò điều tiết, phân phối lại thu nhập giữa các khu vực kinh tế, các vùng kinh tế, các nhóm dân cƣ và các thế hệ.
Xóa đói giảm nghèo, giảm bất bình đẳng, thu hẹp chênh lệch về điều kiện sống theo vùng, các nhóm dân cƣ. Nhà nƣớc thông qua các chính sách hỗ trợ ngƣời nghèo, các đối tƣợng yếu thế, điều chỉnh nguồn nhân lực cho các vùng nghèo, vùng chậm phát triển, tạo nên sự phát triển hài hòa, giảm bớt sự chênh lệch giữa các vùng, hạn chế bất bình đẳng giữa các nhóm dân cƣ, tạo nên sự đồng thuận giữa các giai tầng, các nhóm xã hội trong quá trình phát triển và duy trì sự ổn định xã hội.
Thông qua hỗ trợ ngƣời nghèo, ngƣời yếu thế, ASXH nâng cao nguồn vốn con ngƣời, tăng cƣờng cơ hội và phát triển con ngƣời, tăng cƣờng sự hòa nhập..., là tiền đề cho tăng trƣởng kinh tế nhanh, bền vững và tăng cƣờng gắn kết xã hội; tạo điều kiện cho mỗi cá nhân đƣợc phát triển độc lập, chủ động và nhiều cơ hội đầu tƣ tốt cho tƣơng lai. ASXH đƣợc coi là công cụ để đầu tƣ cho tƣơng lai, giảm rủi ro trong tƣơng lai.