Nhóm giải pháp phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 94 - 97)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn chính sách an sinh xã hội đối với hộ

4.2.1. Nhóm giải pháp phát triển kinh tế xã hội

Đối với nông nghiệp

- Tiếp tục củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã theo luật. Đẩy mạnh việc chuyển dịch quan niệm sản xuất và mô hình hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp theo hƣớng phát triển dịch vụ sản xuất nông nghiệp. Xây dựng và nhân rộng các mô hình liên kết, hợp tác hiệu quả.

- Thành lập và phát triển các tổ hợp tác cơ khí đẩy mạnh cơ giới hoá nông nghiệp. Phát triển mạng lƣới giao thông phục vụ các vùng sản xuất tập trung, tăng cƣờng sử dụng các phƣơng tiện vận tải tiên tiến.

- Tập trung đẩy mạnh thâm canh, đổi mới phƣơng thức luân canh, xen canh gối vụ để nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Đẩy mạnh cải tạo vƣờn tạp, mở rộng diện tích rau, màu đồng thời bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng ngắn ngày, chú trọng mở rộng diện tích các cây có giá trị kinh tế cao và có khả năng cải tạo và làm giàu cho đất nhƣ lạc, đậu tƣơng, cây vụ đông có giá trị xuất khẩu khác.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thủy lợi và công tác tƣới tiêu phù hợp với từng loại cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hƣớng nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế và nhanh chóng tạo ra các vùng chuyên canh có khối lƣợng hàng hóa lớn, tập trung; chủ động trong việc phòng chống, hạn chế tác hại của thiên nhiên.

- Đƣa nhanh tiến bộ công nghệ sinh học, sản phẩm chế phẩm sinh học vào sản xuất nông nghiệp. Coi công tác giống nhƣ là một khâu tạo tiền đề đột phá để phát triển nông nghiệp.

- Thực hiện tốt chuỗi liên kết “4 nhà” trong phát triển nông nghiệp nhằm nâng cao tỷ suất hàng hóa, tăng tỷ lệ hàng nông nghiệp qua chế biến và tỷ lệ bao tiêu hàng hóa thông qua các hợp đồng giữa ngƣời sản xuất và tiêu thụ.

- Có chính sách thu hút và khuyến khích đầu tƣ phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, trƣớc hết là các loại sản phẩm rau quả xuất khẩu.

Đối với ngành thủy sản

Tập trung phát triển nuôi trồng các giống nhƣ: tôm sú, cua biển, cá bống, cá bớp, cá diêu hồng, rong câu, các loại cá nƣớc ngọt truyền thống nhƣ cá trắm, cá chép, cá trôi và các loại cá có giá trị kinh tế cao; phát triển nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt, chú ý nuôi trồng các loài thủy sản nội đồng có khả năng xuất khẩu cao nhƣ tôm càng xanh, cá diêu hồng, rô phi đơn tính, trôi, trắm, trê lai…

Tập trung nâng cao năng lực chế biến thủy hải sản của các thành phần kinh tế, coi đây là lĩnh vực trọng điểm để phát triển thủy sản, tăng nguồn thu cho ngân sách.

Xây dựng hệ thống hạ tầng và thuỷ lợi song song với việc xây dựng các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung để tăng năng suất và giá trị ngành thuỷ sản

Khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn có của dân, vốn 88ien doanh liên kết, vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, vốn tín dụng ƣu đãi để phát triển mạnh chăn nuôi trồng thủy sản theo phƣơng pháp nuôi bán công nghiệp và công nghiệp, kết hợp áp dụng các công nghệ kỹ thuật nuôi tiên tiến.

- Giảm dần mức độ khai thác vùng ven bờ và phát triển hợp lý khai thác xa bờ, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển nghề khơi tạo nhiều sản phẩm hàng hóa có chất lƣợng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cấm các nghề khai thác làm tổn hại đến môi trƣờng nguồn lợi. Phát triển đồng bộ giữa khai thác, chế biến, dịch vụ hậu cần, tiêu thụ sản phẩm cho nghề cá với kỹ thuật và công nghệ tiên tiến.

- Tăng cƣờng công tác tổ chức, quản lý ở các HTX đánh cá xa bờ, nâng cao kỹ thuật, tay nghề của xã viên và trách nhiệm của Chủ nhiệm các HTX. Tăng cƣờng công tác thông tin, phối hợp giữa các HTX trong hiệp hội nghề cá.

Đối với ngành công nghiệp, dịch vụ

+ Khuyến khích phát triển các làng nghề, thu hút thêm lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập góp phần xây dựng nông thôn mới. Trƣớc hết tiếp tục duy trì, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh (SXKD) tại các làng nghề đã có, đồng thời đẩy mạnh xây dựng và công nhận làng nghề mới.

+ Tận dụng các lợi thế của huyện để phát triển các lĩnh vực nhƣ du lịch, vận tải, xuất nhập khẩu…

+ Phát triển thƣơng mại, đảm bảo hàng hóa lƣu thông suốt trong huyện, Tỉnh và cả nƣớc, chú trọng công tác tiếp thị và mở rộng thị trƣờng để tiêu thụ sản phẩm nông thủy sản, tạo mọi điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh, củng cố thƣơng nghiệp quốc doanh để đảm nhận vai trò

hƣớng dẫn và liên kết các thành phần kinh tế trong hoạt động kinh doanh. Tăng cƣờng vai trò điều tiết của Nhà nƣớc để bình ổn giá cả.

+ Quy hoạch vùng sản xuất gạch không nung tại một số xã nhƣ Nghĩa Sơn, Nghĩa Lạc, Nghĩa Bình... là các xã có điều kiện vừa đảm bảo chất lƣợng nhu cầu vật liệu xây dựng vừa đảm bảo vệ sinh môi trƣờng

+ Đầu tƣ xây dựng cơ sở đóng mới tàu thuyền tại xã Nghĩa Sơn phục vụ vận tải, khai thác thủy hải sản của huyện và khu vực lân cận.

+ Tiếp tục đẩy mạnh phát triển ngành cơ khí sửa chữa, phục vụ tốt việc sửa chữa các máy móc thiết bị của các ngành nông nghiệp, giao thông vận tải, thủy sản …

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)