Vai trò và tác động của chính sách tiền lƣơng trong khu vực nhà nƣớc đối với nền kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách tiền lương trong khu vực nhà nước ở Việt Nam (Trang 36 - 40)

nƣớc đối với nền kinh tế

1.2.3.1 Vai trò

Chính sách tiền lương có vị trí quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế xã hội của đất nước, là động lực trong việc phát triển kinh tế, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, sử dụng có hiệu quả nguồn lao động và khả năng làm việc của từng người. Là một trong những công cụ quản lý quan trọng của Nhà nước trong lĩnh vực tiền lương, chính sách tiền lương có vai trò hết sức to lớn thể hiện ở những điểm dưới đây.

Tiền lương tối thiểu là lưới an toàn chung cho những người lao động trong toàn xã hội. Người sử dụng lao động không được trả công thấp hơn mức lương tối thiểu nên loại trừ sự bóc lột lao động quá mức có thể xảy ra đối với những người lao động trước sức ép mức cung quá lớn của thị trường lao động. Tiền lương tối thiểu có vai trò đảm bảo sức mua cho các mức tiền lương khác trước sự gia tăng của lạm phát và các yếu tố kinh tế xã hội khác.

Việc xác định tiền lương tối thiểu được coi là một trong những biện pháp tấn công trực tiếp vào tình trạng đói nghèo của một quốc gia.

Việc qui định mức lương tối thiểu làm giảm sự cạnh tranh không công bằng, chống lại xu hướng giảm chi phí các yếu tố sản xuất tới mức không thoả

nghiệp thay vì cắt giảm tiền lương phải tìm mọi cách khác để giảm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Ở Việt Nam, tiền lương tối thiểu còn là căn cứ để xác định các mức lương khác.

Hệ thống thang bảng lương là sự bảo đảm trả công tương đương cho những công việc tương đương, thể hiện sự điều chỉnh quan hệ bất bình đẳng về tiền lương trong nhóm người lao động khác nhau (nam giới-nữ giới, các vùng khác nhau, …).

1.2.3.2 Tác động của điều chỉnh tiền lương tối thiểu - Tác động đến tiền lương

Nhìn chung, khi tiền lương tối thiểu tăng thì tiền lương bình quân chung sẽ tăng nhưng với mức độ khác nhau. Tác động của điều chỉnh tiền lương tối thiểu đến tiền lương phụ thuộc vào các yếu tố: mức độ bao trùm của tiền lương tối thiếu và hình thức tiền lương tối thiểu.

Nếu số lượng người lao động hưởng tiền lương tối thiểu hoặc mức lương dựa trên tiền lương tối thiểu càng nhiều thì ảnh hưởng càng lớn.

Bên cạnh đó, điều chỉnh lương tối thiểu chung sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn lương tối thiểu vùng hoặc lương tối thiểu ngành.

- Tác động đến việc làm

Khi tăng tiền lương tối thiểu, sẽ dẫn đến tăng mức tổng chi phí lao động, tăng nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ bao trùm của và hình thức tiền lương tối thiểu.

Các lý thuyết kinh tế cổ điển nói rằng việc tăng chi phí lao động trong điều kiện các yếu tố khác không đổi sẽ dẫn đến việc giảm số việc làm.

Thứ nhất, do doanh nghiệp không đủ quỹ tiền lương để chi trả cho số công nhân có mức năng suất lao động thấp hơn tiền lương tối thiểu, do vậy họ sẽ sa thải những công nhân này.

Thứ hai, do tổng chi phí lao động tăng lên dẫn đến giá cả sản phẩm tăng, cầu hàng hóa sẽ gỉam trong tương lai dẫn đến giảm cầu về lao động

Tốc độ tăng việc làm mới trong tương lai sẽ giảm.

Thứ ba, do chi phí lao động tăng cao, tỷ lệ lợi nhuận giảm do vậy doanh nghiệp phải chuyển đổi cơ cấu đầu tư vào máy móc thiết bị để tăng năng suất, do vậy số việc làm trong tương lai cũng sẽ giảm.

- Tác động đến năng suất lao động

Trong ngắn hạn, khi công nghệ chưa kịp thay đổi, tăng tiền lương tối thiểu sẽ dẫn đến tăng tiền lương, là yếu tố thúc đẩy tăng năng suất lao động.

Trong dài hạn, doanh nghiệp buộc phải tìm kiếm các biện pháp tăng hiệu quả sử dụng lao động, cải thiện các mối quan hệ lao động. Điều này khiến cho công nhân yên tâm hơn, phấn khởi hơn do vậy, năng suất lao động sẽ tăng lên.

- Tác động đến phân phối thu nhập

Nếu tiền lương tối thiểu điều chỉnh quá cao, sẽ làm cho nhiều người lao động bị mất việc, thu nhập của họ bị giảm, trong khi đó những người có việc làm tiền lương lại được điều chỉnh cao lên, do vậy sẽ làm giãn cách thu nhập giữa những người có việc làm và không có việc làm tăng lên.

Nếu tăng tiền lương tối thiểu ở mức vừa phải và không dẫn đến việc giảnm số việc làm của người lao động có thu nhập thấp thì sẽ có tác động làm giảm khoảng cách về thu nhập giữa các nhóm lao động.

quỹ tiền lương xuất phát từ việc tăng năng suất lao động trên cơ sở đảm bảo cân bằng mối quan hệ hàng hóa-tiền tệ thì lạm phát không xảy ra.

- Tác động đến tăng trưởng kinh tế

Tăng tiền lương sẽ có tác dụng kích thích tăng chi tiêu của dân cư, do vậy sẽ kích thích tăng tổng cầu về hàng hóa, dịch vụ. Đặc biệt, việc tăng tiền lương của nhóm lao động có thu nhập thấp sẽ có tác động làm tăng tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ có hàm lượng lao động cao. Do vậy sẽ có tác dụng khuyến khích phát triển sản xuất, dẫn đến tăng việc làm trong tương lai.

Việc tăng tiền lương tối thiểu còn có tác dụng kích thích người chủ chuyển đầu tư từ ngành có năng suất thấp sang ngành có năng suất cao và do vậy có tác dụng kích thích tăng trưởng kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách tiền lương trong khu vực nhà nước ở Việt Nam (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)