Quá trình cải cách chính sách tiền lƣơng trong khu vực nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách tiền lương trong khu vực nhà nước ở Việt Nam (Trang 55 - 65)

Trước năm 1993, Chính sách tiền lương được áp dụng chung cho khu vực quản lý nhà nước và khu vực sản xuất kinh doanh. Cải cách chính sách tiền lương năm 1993 là một mốc hết sức quan trọng đánh dấu sự chuyển biến rõ rệt trong quan điểm và nhận thức.

* Cải cách tiền lương năm 1993:

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) và Nghị quyết kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa IX về cải cách tiền lương trong năm 1993 đối với công nhân viên chức và những người hưởng lương, Ban Bí thư đã ban hành Quyết định số 69/QĐ-TƯ ngày

UBTVQH khóa 9 ngày 17/5/1993 quy định tạm thời về chế độ tiền lương thực hiện từ ngày 1/4/1993 đối với các chức vụ dân cử, công chức, viên chức Nhà nước, cán bộ, công nhân viên cơ quan Đảng, đòan thể và công nhân viên các doanh nghiệp.

Chế độ tiền lương 1993 đã có những nhìn nhận đúng đắn hơn về bản chất tiền lương trong nền kinh tế thị trường; thể hiện sự hài hòa hơn về lợi ích giữa người lao động với người sử dụng lao động và Nhà nước, khắc phục những tồn tại cơ bản của chế độ tiền lương cũ. Các mức lương Nhà nước ban hành đã bước đầu thực hiện được yêu cầu tiền tệ hoá tiền lương, thay thế và xoá bỏ chế độ phân phối bao cấp. Mức lương đã có sự cải thiện đáng kể cho mọi người hưởng lương, đảm bảo tái sản xuất sức lao động cho người lao động trong mối quan hệ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.

Về phương diện tiền lương tối thiểu, điểm đổi mới đáng lưu ý là mức lương tối thiểu quy định được áp dụng cho mọi thành phần kinh tế có quan hệ lao động và được điều chỉnh từng bước phù hợp với sự vận động, phát triển kinh tế-xã hội.

Trong chế độ tiền lương ban hành ngày 23 tháng 5 năm 1993, tiền lương tối thiểu được hiểu như sau: tiền lương tối thiểu là số tiền nhất định trả cho người lao động làm công việcgiản đơn nhất, ở mức độ nhẹ nhàng và diễn ra trong môi trường lao động bình thường. Số tiền đó, đảm bảo cho người lao động có thể mua được những tư liệu sinh hoạt thiết yếu để tái sản xuất sức lao động của bản thân và có dành một phần để nuôi con và bảo hiểm lúc hết tuổi lao động.

Về cơ cấu, trong tiền lương tối thiểu bao gồm các khoản chi phí cho ăn, mặc, đi lại, trang bị đồ dùng sinh hoạt, giao tiếp xã hội , bảo vệ sức khoẻ (y tế), văn hoá, học tập, bảo hiểm tuổi già, nuôi con.

ý kiến Tổng Liên đoàn lao động Việt nam và đại diện của người sử dụng lao động. Khi chỉ số giá cả sinh hoạt tăng lên, tiền lương thực tế của người lao động bị giảm sút, Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu để đảm bảo tiền lương thực tế”.

Tháng 3/1993, sau khi được tiền tệ hoá, tiền lương tối thiểu là 88.500đ tương đương 44kg gạo.

Kể từ 1993, chính sách tiền lương nói chung và chính sách tiền lương tối thiểu nói riêng được tách dần giữa khu vực hành chính, sự nghiệp của Nhà nước (bao gồm: cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến cấp xã, cơ quan đảng, đoàn thể, các đơn vị sự nghiệp công lập của nhà nước) và khu vực sản xuất, kinh doanh (bao gồm công ty, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thuê mướn lao động để thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ). Điều này thể hiện ở chỗ: Tiền lương tối thiểu trong khu vực hành chính, sự nghiệp do Nhà nước xác định và điều chỉnh tăng dần theo từng thời kỳ, tuỳ thuộc vào sự phát triển kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước, còn trong khu vực sản xuất, kinh doanh thì do các doanh nghiệp quyết định và áp dụng mức lương tối thiểu cao hơn mức lương do Nhà nước quy định tuỳ thuộc vào năng suất lao động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Tiền lương tối thiểu năm 1993 được xác định theo 4 phương pháp tiếp cận: từ nhu cầu tiêu dùng tối thiểu tính theo định lượng và giá bình quân chung; từ mức lương tối thiểu hiện hành cộng thêm các khoản tiền tệ hóa mà Nhà nước xoá bỏ bao cấp; từ kết quả điều tra tiền công và thu nhập trên thị trường ở một số vùng trong cả nước; từ phân tích thực trạng, cơ cấu thu nhập quốc dân sản xuất với quan hệ tiền lương bình quân dự kiến. Trên cơ sở kết quả các phương pháp xác định, căn cứ vào khả năng của ngân sách Nhà nước, Chính phủ quy định mức lương tối thiểu 120.000 đồng/tháng. Mức lương tối thiểu này được coi là mức lương tối thiểu chung, dùng để tính các mức lương trong các thang lương, bảng lương và cũng là mức lương thấp nhất của khu

vực hành chính, sự nghiệp (mức lương tối thiểu nhân với hệ số 1,0 của thang lương, bảng lương).

Trong đó, các yếu tố cấu thành tiền lương tối thiểu, bao gồm cơ cấu chi dùng vừa bảo đảm nhu cầu về vật chất, vừa bảo đảm nhu cầu về văn hoá, tinh thần của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động và gia đình họ (chi phí nuôi con). Các khoản phân phối ngoài lương từ ngân sách nhà nước trước đây như nhà ở, tem phiếu lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, tiền học, tiền chi phí đi lại, giao tiếp xã hội đều được tiền tệ hoá và đưa vào tiền lương. Cơ cấu lương tối thiểu 120.000 đồng, bao gồm khoảng 42% chi cho nhu cầu dinh dưỡng để bảo đảm 2.300 Kcalo/người/ngày, 28% chi cho nhu cầu văn hoá, mặc, đi lại và 30% nhu cầu cho nuôi con.

Đến nay, khi mức lương tối thiểu được điều chỉnh lên 540.000 đồng/tháng thì giá trị các thành phần trong tiền lương tối thiểu đều được tăng lên và có sự thay đổi cơ cấu các mặt hàng trong nhu cầu dinh dưỡng cho người lao động theo hướng tăng cơ cấu chi phí nuôi con và nhu cầu về văn hoá tinh thần trong tiền lương tối thiểu.

Việc xác định cơ cấu các yếu tố này tương đối phù hợp với khuyến nghị của ILO, đồng thời mức lương tối thiểu trong thời gian đầu xác định, cơ cấu về nhu cầu vật chất thường chiếm tỷ lệ lớn và được giảm dần cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường, từ nền kinh tế lạc hậu, đời sống vật chất còn khó khăn sang nền kinh tế phát triển hơn, đời sống vật chất ngày càng đầy đủ, nhu cầu về văn hoá, tinh thần ngày càng được nâng cao.

Từ năm 1993 đến nay, Chính phủ đã 7 lần điều chỉnh mức lương tối thiểu chung và mức tiền lương thấp nhất của khu vực hành chính, sự nghiệp luôn được quy định bằng mức lương tối thiểu chung, và được điều chỉnh tăng lên tương ứng (từ tháng 01/1997 là 144.000 đồng/tháng; từ tháng 01/2000 là

01/2003 là 290.000 đồng/tháng; từ tháng 10/2005 là 350.000 đồng/tháng; từ tháng 10/2006 là 450.000 đồng/tháng và từ tháng 1/2008 là 540.000đ/tháng).

Như vậy, mức lương tối thiểu đã được Chính phủ quan tâm nhiều hơn, đặc biệt từ năm 2000 đến nay mức lương tối thiểu được điều chỉnh thường xuyên hơn để bảo đảm tiền lương thực tế trước các yếu tố giá cả sinh hoạt gia tăng và có cải thiện tiền lương, thu nhập của người lao động. Trong những lần điều chỉnh gần đây, mức lương tối thiểu đã tính theo mức tăng trưởng kinh tế và có cân đối để từng bước nâng mức lương tối thiểu tiếp cận với mặt bằng tiền công trên thị trường, đồng thời bảo đảm các yêu cầu ổn định cân đối vĩ mô, tăng dần đầu tư phát triển, kiểm soát được lạm phát, giữ ổn định kinh tế, chính trị-xã hội. Từ 1/1/2008 chính phủ quy định mức lương tối thiểu là 540.000 đồng. Mức này được xác định trên cơ sở mức tăng trưởng kinh tế (GDP) 8%, mức tăng tiền công trên thị trường 10% và chỉ số giá sinh hoạt tăng 7,5%. Mức lương tối thiểu này bằng khoảng từ 62% đến 94% mức lương thấp nhất thực trả trên thị trường lao động.

* Cải cách tiền lương năm 2001:

Ngoài việc quy định mức lương thấp nhất áp dụng trong khu vực hành chính, sự nghiệp bằng mức lương tối thiểu chung, từ năm 2002 đến nay, Chính phủ đã cho phép thực hiện thí điểm khoán chi đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 (hiện nay được thay thế bằng Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ). Theo đó, các cơ quan hành chính thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính, tuỳ thuộc vào kinh phí tiết kiệm, được áp dụng hệ số điều chỉnh không quá 2,5 lần so với mức lương tối thiểu chung (tương ứng mức lương hiện nay là 1.125.000 đồng/tháng) để tính trả lương cho công chức, viên chức; các đơn vị sự nghiệp công, tuỳ thuộc nguồn thu và kết quả hoạt động, được áp dụng hệ số điều chỉnh không quá 3 lần so

với mức lương tối thiểu chung để tính trả lương cho viên chức và người lao động. Đối với đơn vị bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thì không khống chế mức tối đa.

Thực hiện chủ trương thí điểm khoán chi đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp của Chính phủ, từ năm 2002 đến ngày 30/4/2004 đã có 36/46 Bộ, cơ quan trung ương và 52/64 tỉnh, thành phố đã thực hiện việc giao quyền tự chủ về tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu. Các cơ quan, đơn vị này đã chủ động sắp xếp tổ chức, bộ máy, chủ động phân bổ nguồn tài chính, đổi mới phương thức hoạt động, thực hiện công khai, minh bạch trong chi tiêu tài chính, tăng thu, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm, các đơn vị sự nghiệp có thu đã tạo được nguồn để nâng cao tiền lương, thu nhập cho người lao động.

Theo số liệu tổng hợp của Bộ Tài chính, các cơ quan, đơn vị thực hiện khoán chi, biên chế đều áp dụng mức lương tối thiểu cao hơn khá nhiều so với mức lương tối thiểu chung. Ở Trung ương, các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội bình quân tăng thêm 32% so với mức lương tối thiểu chung (mức lương tối thiểu 462.000 đồng/tháng); Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: khối nghiên cứu khoa học tăng thêm từ 0,5 đến 1 lần, khối y tế đạt từ 0,2 đến 0,5 lần; Bộ Tài nguyên và Môi trường: Trung tâm Thông tin - Lưu trữ địa chính tăng thêm 2,16 lần, Bảo tàng Địa chất tăng 0,78 lần. Một số đơn vị tự đảm bảo kinh phí hoạt động như Liên đoàn Địa chất Miền Nam, Liên đoàn Địa chất Trắc địa - Địa hình tăng 2,4 lần. ở địa phương, các đơn vị sự nghiệp tỉnh Bến tre áp dụng tăng thêm từ 0,35 đến 2,8 lần; Thành phố Hồ Chí minh: Khối y tế từ 0,22 đến 3 lần, Khối văn hoá thông tin 0,4 đến 2,6 lần; Tỉnh An Giang: Khối sự nghiệp kinh tế từ 1,8 đến 3 lần, Khối giáo dục, đào tạo từ 1,5 đến 2,5 lần.

dụng mức lương tối thiểu từ 420.000 đồng/tháng đến 1.400.000 đồng/tháng (tăng thêm từ 20% đến 300% so với mức lương tối thiểu chung 350.000 đồng).

Ngoài ra, theo đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công năm 2003 đã được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ tư thông qua, Chính phủ đã có chủ trương quy định áp dụng mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu chung (quy định bằng hệ số điều chỉnh tăng thêm so với mức lương tối thiểu chung) để áp dụng đối với tất cả các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Tuy nhiên, do điều kiện ngân sách Nhà nước không cân đối được, vì vậy cho đến nay, mức lương tối thiểu trong khu vực hành chính, sự nghiệp vẫn được quy định bằng mức lương tối thiểu chung.

* Cải cách tiền lương năm 2004:

Chính sách tiền lương năm 2004 đối với khu vực HCSN so với chính sách tiền lương trước đó được thay đổi cụ thể như sau:

- Bội số tiền lương từ quan hệ 1-10 nay được mở rộng lên 1-13. - Các loại phụ cấp cũng được sửa đổi và nâng cao hơn trước.

- Bảng lương đối với cán bộ, công chức nhà nước được sửa đổi và rút ngắn hệ số.

- Trong chính sách năm 2004, các bậc lương thấp được quan tâm nâng lên cao hơn so với các bậc lương cao.

* Những điểm còn hạn chế của quá trình cải cách tiền lương

Mặc dù đã đạt những thành công nhất định, quá trình cải cách chính sách tiền lương Việt Nam vẫn còn nhiều điểm hạn chế.

Mức tiền lương tối thiểu quy định qua các lần điều chỉnh đều thấp hơn kết quả từ các phương pháp xác định và việc điều chỉnh mức lương tối thiểu

chủ yếu vẫn được tính toán, xác định trên cơ sở khả năng ngân sách có đến đâu thì điều chỉnh mức lương tối thiểu đến đó. Mức lương tối thiểu 120.000 đồng/tháng 1993 chỉ bằng 59,3% và mức 450.000 đồng/tháng bằng 68% so với mức dự tính theo nhu cầu tối thiểu.

Trong khi mức lương tối thiểu đã quá thấp, lại duy trì quá lâu (mức lương 120.000 đồng duy trì từ năm 1993 đến 1996; mức lương 144.000 đồng duy trì từ năm 1997 đến năm 2000), cộng với giá cả sinh hoạt tăng cao đã làm giảm giá trị thực tế của tiền lương nói chung và tiền lương tối thiểu nói riêng, đời sống của người hưởng lương hết sức khó khăn, vai trò đáp ứng nhu cầu của người lao động của tiền lương tối thiểu bị hạn chế đáng kể.

Có thể thấy mức lương tối thiểu áp dụng đối với khu vực hành chính sự nghiệp đều thấp hơn kết quả của các phương pháp tính toán ở bảng dưới đây.

Bảng 1. Lương tối thiểu thực tế và theo các phương pháp xác định Đơn vị : 1000 đ

Phương pháp xác định 1993 1997 2000 2001 2003 2005 2006 2008

Từ nhu cầu tối thiểu 315 439 477 483 515 615 661 740

Từ GDP và quỹ tiêu dùng dân cư

160 328 356 369 467 569 650 720

Từ tiền công thấp nhất 120 184 319 348 454 535 580 620

Từ chỉ số trượt giá sinh hoạt (giá lương thực, thực phẩm)

120 188 202 206 224 287 316 380

Mức lương tối thiểu chung Chính phủ quy định

120 144 180 210 290 350 450 540

Hiện nay, trong điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển, cơ cấu nhu cầu của con người đã thay đổi nhiều, chi cho nhu cầu ăn trong cơ cấu chi tiêu hộ gia đình ngày càng giảm, ngược lại chi dùng cho nhu cầu phi vật chất,

thiểu hiện nay vẫn chưa được thay đổi tương ứng, cơ cấu chi nhu cầu ăn vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn, và tỷ lệ chi cho nhu cầu văn hoá, tinh thần và chi nuôi con chiếm tỷ lệ nhỏ.

Trong cải cách chính sách tiền lương năm 1993, Nhà nước đã thực hiện một bước tiền tệ hoá tiền lương, đưa các yếu tố bao cấp bằng hiện vật vào tiền lương tối thiểu. Một trong những yếu tố rất quan trọng hiện nay đối với cán bộ, công chức, viên chức mà chưa được tiền tệ hoá đầy đủ trong lương tối thiểu là tiền nhà. Năm 1993, mức tiền nhà trong lương tối thiểu được tính theo diện tích là 9 m2/1 người lao động + với 1 người ăn theo với giá bình quân 9.000 đồng/tháng. Với mức tiền lương 120.000 đồng/tháng thì có tiền nhà là 9.000 đồng/tháng. Từ năm 1993 đến nay, Nhà nước đã thực hiện 6 lần điều chỉnh tiền lương tối thiểu từ 120.000 đồng/tháng lên 450.000

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách tiền lương trong khu vực nhà nước ở Việt Nam (Trang 55 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)