Những giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách tiền lương trong khu vực nhà nước ở Việt Nam (Trang 83 - 85)

* Hoàn thiện cơ sở lý luận và phương pháp xác định tiền lương tối thiểu

- Mức tiền lương tối thiểu được tiếp cận theo nhiều phương pháp khác nhau, tuy nhiên phương pháp chủ đạo là xác định dựa vào hệ nhu cầu tối thiểu của người lao động và gia đình. Phấn đấu đảm bảo tái sản xuất sức lao động.

- Mức tiền lương tối thiểu cần được điều chỉnh định kỳ dựa trên: chỉ số giá cả các mặt hàng tính trong nhu cầu tối thiểu và tốc độ tăng trưởng kinh tế (nhằm đảm bảo sự chia sẻ của người lao động đối với các thành tựu phát triển kinh tế). Việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu cần được thực hiện hàng năm để hỗ trợ cho các doanh nghiệp có đủ điều kiện thực hiện và tránh tác động tâm lý tăng giá do tăng lương và cần phải thông báo trước về kế hoạch điều chỉnh trước đó.

- Cần nghiên cứu đưa ra mức lương tối thiểu theo giờ để bảo vệ người làm công ăn lương toàn xã hội. Hiện nay phạm vi bao phủ của tiền lương tối thiểu tháng chỉ đối với người làm đủ thời gian và làm việc trong khu vực

chính thức. Việc quy định tiền lương tối thiểu theo giờ sẽ giúp đánh giá và lượng hóa được chính xác tác động của việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu đến toàn bộ những người tham gia thị trường lao động.

- Cần thực hiện chính sách tiền lương tối thiểu theo vùng để đảm bảo các mức tiền lương đáp ứng sự chênh lệch về mức sống tối thiểu, trình độ phát triển của thị trường lao động, khả năng chi trả của doanh nghiệp và các mục tiêu xã hội khác.

- Cần tiến tới hợp nhất các mức tiền lương tối thiểu giữa khu vực doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý của tiền lương tối thiểu. Cần nghiên cứu, xây dựng và ban hành Luật tiền lương tối thiểu để nâng cao hiệu lực pháp lý của tiền lương tối thiểu.

- Giám sát, đánh giá tác động của điều chỉnh tiền lương tối thiểu.

* Hình thành và phát triển cơ chế thỏa thuận tiền lương trong nền kinh tế thị trường

- Trong quá trình hội nhập, quan hệ lao động và cơ chế thỏa thuận tiền lương phải tiếp cận với thông lệ quốc tế và phù hợp với đặc điểm của cơ chế thị trường. Tiền lương cần phải được xác định trên cơ sở thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động trong từng thời kỳ.

- Tại cấp quốc gia, cần tiếp tục hoàn chỉnh khung pháp lý về quan hệ lao động làm cơ sở vận hành cơ chế thảo thuận tiền lương (cơ chế đối thoại 3 bên; thỏa ước tập thể về tiền lương, tranh chấp và gải quyết tranh chấp về tiền lương); hoàn thiện các quy định đảm bảo cho việc hình thành đầy đủ chủ thể đại diện cho người sử dụng lao động và người lao động các cấp có tính độc lập tương đối.

thương thuyết các vấn đề tiền lương và lao động; kết hợp tốt với chế độ tự kiểm tra của doanh nghiệp.

* Chính sách về thang bảng lương

Nhà nước qui định một số nguyên tắc chung, trên cơ sở đó tất cả các doanh nghiệp các khu vực kinh tế (kể cả doanh nghiệp Nhà nước) tự xây dựng, áp dụng phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức lao động của từng doanh nghiệp và đăng ký với cơ quan quản lý lao động tại địa phương.

* Chính sách quản lý tiền lương

Hàng năm Nhà nước khảo sát, điều tra và công bố mức lương của một số ngành nghề thực tế trên thị trường để các doanh nghiệp, cơ quan và người lao động tham khảo khi thỏa thuận tiền lương.

Nhà nước tổ chức việc thanh tra, giám sát, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách lao động, tiền lương của doanh nghiệp và các cơ quan tổ chức, kịp thời xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật lao động; Thực hiện việc cung cấp thông tin thị trường, tuyên truyền pháp luật, tăng cường vai trò của các tổ chức đại diện người sử dụng lao động, công đoàn cấp trên, cơ quan lao động trong giám sát, tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện tốt cơ chế thỏa thuận theo nguyên tắc thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách tiền lương trong khu vực nhà nước ở Việt Nam (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)