Những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách tiền lương trong khu vực nhà nước ở Việt Nam (Trang 49 - 52)

Từ kinh nghiệm của các nước về chính sách tiền lương trong khu vực hành chính sự nghiệp, một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam được rút ra như sau:

1. Chính sách tiền lương trong khu vực HCSN nên được xây dựng dựa trên các nguyên tắc: (i) So sánh ngang bằng với khu vực tư nhân; và (ii) Tiền lương trong khu vực HCSN nên được điều chỉnh chậm hơn so với việc điều chỉnh tiền lương trong khu vực tư nhân.

2. Việc xây dựng một chính sách tiền lương trong khu vực HCSN phải đảm bảo được các mục tiêu sau: (i) Công việc như nhau trong điều kiện làm việc tương tự nhau thì được trả lương như nhau; (ii) Sự khác biệt về tiền lương nên dựa trên sự khác biệt về công thực hiện, trách nhiệm được giao và trình độ; (iii) Tiền lương trong khu vực HCSN có thể so sánh được với tiền

lương trong khu vực tư nhân; và (iv) Cơ cấu tiền lương trong khu vực HCSN nên được rà soát định kỳ và được điều chỉnh có hệ thống nhằm đảm bảo tính hiệu lực liên tục.

3. Tiền lương trong khu vực HCSN nên được xác định sao cho đảm bảo được nhu cầu sống tối thiểu và năng suất lao động của những người làm việc trong khu vực này. Tuy nhiên, tiền lương trong khu vực HCSN nên được xác định trong mối so sánh tương quan với khu vực thị trường sao cho tiền lương trong khu vực này, cùng với một số ưu thế khác của khu vực HCSN (chẳng hạn như công việc có tính chất ổn định lâu dài) có thể thu hút, duy trì và khuyến khích hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ.

4. Bên cạnh việc xây dựng các mức tiền lương có ưu thế hơn so với khu vực thị trường, hệ thống thang bảng lương trong khu vực HCSN cũng nên được rà soát và điều chỉnh sao cho hấp dẫn hơn và tăng khả năng kích thích hiệu quả công việc của người lao động.

5. Ngoài ra, các khoản tiền thưởng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và thúc đẩy động cơ và tinh thần làm việc của cán bộ nhà nước. Các khoản tiền thưởng phải dựa trên hiệu quả công việc và một số phẩm chất/năng lực của người công chức nhà nước. Để làm được việc này, một yêu cầu đặt ra là phải xây dựng được một hệ thống hoàn chỉnh các tiêu chí đo lường công việc và đánh giá năng lực và hiệu quả công việc của công chức nhà nước.

Một điều cần lưu ý là các kế hoạch trả lương cũng như tiền thưởng phải được cân nhắc trong khả năng chi trả của ngân sách.

6. Công tác quản lý và xây dựng chính sách tiền lương nên được phi tập trung hóa dần, trong đó các Bộ/ngành chịu trách nhiệm xây dựng cơ chế trả lương theo thực tế của Bộ/ngành đó trong khuôn khổ định hướng chính sách đã được thống nhất trên toàn quốc.

7. Hướng tới việc trả lương theo hiệu quả công việc nhằm thu hút, duy trì và khuyến khích đội ngũ công chức nhà nước làm việc có hiệu quả với năng suất lao động cao.

CHƢƠNG 2.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách tiền lương trong khu vực nhà nước ở Việt Nam (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)