Quan điểm cải cách chính sách tiền lƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách tiền lương trong khu vực nhà nước ở Việt Nam (Trang 81 - 83)

Trong điều kiện tiến hành quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, việc hoàn thiện chính sách tiền lương phải dựa trên các quan điểm sau đây:

- Chính sách tiền lương phải đổi mới phù hợp hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó yêu cầu phải đảm bảo thực hiện nguyên tắc đối xử bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và các khu vực kinh tế khác nhau;

- Chính sách tiền lương phải đổi mới phù hợp với nền kinh tế thị trường, tiền lương phải là yếu tố của sản xuất, là giá cả sức lao động được hình thành thông qua sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, phù hợp với quan hệ cung cầu trên thị trường;

- Chính sách tiền lương phải tạo điều kiện để thực hiện nhiều hình thức phân phối, trong đó phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu;

- Nhà nước ban hành chính sách chung, tạo hành lang pháp lý, định hướng và thông tin để doanh nghiệp thực hiện, bảo đảm doanh nghiệp thực hiện quyền tự chủ trong xác định đúng chi phí tiền lương; tổ chức giám sát, kiểm tra hiệu quả việc thực hiện chính sách tiền lương để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia quan hệ lao động.

* Đối với khu vực HCSN

- Coi tiền lương khu vực HCSN là hình thức đầu tư trực tiếp cho con người, đầu tư cho phát triển kinh tế- xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cán bộ, công chức hoạt động công vụ.

- Xoá bỏ chế độ tiền lương thấp, không phải là nguồn thu nhập chủ yếu của công chức viên chức.

- Từng bước đưa yếu tố thị trường vào trong hệ thống tiền lương, giảm bớt sự cách biệt tiền lương giữa khu vực HCSN với khu vực thị trường.

Ngoài ra Việt Nam cần lưu ý những kinh nghiệm sau trong quá trình cải cách chính sách tiền lương trong khu vực HCSN.

1. Cải cách ngạch lương và tiền lương không thể và không nên tách ra khỏi chương trình cải cách khu vực HCSN chung. Việc thực hiện cải cách ngạch lương và tiền lương thành công chủ yếu là nhờ những cải cách bổ trợ được thực hiện trong một số lĩnh vực khác như: (i) trao trách nhiệm quản lý nhân lực cho các Bộ/ngành để họ quản lý đội ngũ cán bộ của mình hiệu quả; (ii) trao trách nhiệm quản lý và kiểm soát tài chính để cho các cán bộ quản lý cấp cao có khả năng quản lý nguồn lực hiệu quả nhằm đạt được kết quả cải cách mong muốn; và (iii) Xây dựng các khuôn khổ đo lường và quản lý hiệu quả công việc nhằm đảm bảo rằng các cải cách ngạch lương và tiền lương có thể được áp dụng công bằng và thống nhất.

2. Để cải cách ngạch bậc và tiền lương thành công cần phải được dựa trên tầm nhìn dài hạn. Hầu hết các nước tiến hành cải cách tiền lương nhằm giải quyết các áp lực về suy thoái kinh tế, lạm phát tăng và khu vực HCSN hoạt động không hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cải cách, những nước này không theo một kế hoạch tổng thể dài hạn. Thay vào đó một tập hợp các mục tiêu chính sách được xây dựng và dần được thực hiện. Những cuộc cải cách lần lượt diễn ra dựa trên bài học kinh nghiệm và thành công của những cuộc cải cách trước.

3. Sự quyết tâm thay đổi và cải cách của của những cán bộ lãnh đạo quan trọng tham gia vào quá trình này có ý nghĩa then chốt đối với sự thành công của quá trình cải cách. Một phương pháp mà các nước sử dụng đó là: (i) Tham vấn sớm với tất cả những cán bộ lãnh đạo có liên quan, đặc biệt là đội ngũ cán bộ trong khu vực HCSN; (ii) đảm bảo rằng các bước phải được thực

hiện nhằm xây dựng năng lực và kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ; và (iii) ở một số nước, các cuộc cải cách bước đầu được thực hiện trên cơ sở tự nguyện. 4. Để thực hiện thành công cải cách ngạch bậc và tiền lương cần phải có nguồn tài chính tương đối lớn. Các nước thành công trong công cuộc cải cách tiền lương chú trọng đầu tư vào các lĩnh vực: (i) Đào tạo và phát triển chuyên môn cho cán bộ, đặc biệt là kỹ năng quản lý hiệu quả công việc; (ii) Thông tin liên lạc và quan hệ quần chúng; (iii) Tăng cường quản lý các thay đổi nhằm khắc phục những xung đột nảy sinh trong quá trình thay đổi, thay đổi quan niệm và phát triển văn hóa làm việc theo hiệu quả công việc; và (iv) cung cấp tài chính cho những khoản chi phí phát sinh trong quá trình chuyển đổi sang hệ thống mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách tiền lương trong khu vực nhà nước ở Việt Nam (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)