Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đãi ngộ nhân sự đối với cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội (Trang 34 - 38)

CHƢƠNG 2 : QUY TRÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

2.2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Luận văn sử dụng phƣơng pháp điều tra khảo sát thông qua bảng hỏi và phỏng vấn để thu thập dữ liệu sơ cấp phục vụ nghiên cứu đề tài. Mục đích tham khảo ý kiến của Cán bộ, công chức, ngƣời lao động tại UBND thị xã Sơn Tây về chính sách đãi ngộ tại đơn vị đứng trên quan điểm ngƣời lao động cũng nhƣ ngƣời

Thu thập số liệu nội bộ của UBND thị xã Sơn Tây

Nghiên cứu lý thuyết và các quy định pháp luật

Thiết kế các bảng hỏi điều tra và câu hỏi phỏng vấn liên quan tới đãi ngộ nhân sự

Thực hiện bảng hỏi điều tra và phỏng vấn tại UBND thị xã Sơn Tây

Dựa trên kết quả phỏng vấn và các số liệu nội bộ của UBND thị xã Sơn Tây để phân tích dữ liệu, tìm ra các vấn đế còn tồn tại về thực trạng đãi ngộ nhân sự tại UBND thị xã Sơn Tây

Đề xuất và kiến nghị các giải pháp để hoàn thiện công tác đãi ngộ nhân sự

tại UBND thị xã Sơn Tây

+ Công tác điều tra qua bảng hỏi thông qua các bƣớc nhƣ sau:

Bƣớc 1: Xác định mẫu điều tra: đối tƣợng phát phiếu điều tra là lãnh đạo UBND thị xã Sơn Tây, cán bộ- viên chức tại UBND thị xã Sơn Tây. Số lƣợng phiếu điều tra là 110 phiếu. Trong đó: cán bộ lãnh đạo -10 phiếu và cán bộ, công chức, viên chức -100 phiếu. Vì tính chất đồng đều trong chính sách đãi ngộ đối với toàn đơn vị, nên Tác giả chọn mẫu theo phƣơng pháp ngẫu nhiên (chọn mẫu xác suất) theo danh sách hành chính-nhân sự cung cấp và phân bổ đều cho các bộ phận phòng- ban đảm bảo thu thập đƣợc tất cả ý kiến các bộ phận về chế độ.

Bƣớc 2: Thiết kế mẫu điều tra: hình thức phiếu điều tra đƣợc thiết kế trong phụ lục ( Xem phụ lục 1,2)

Căn cứ xây dựng bảng hỏi đƣợc Tác giả nghiên cứu trên cơ sở thực tế chính sách đãi ngộ nhân sự tại đơn vị, những thông tin Tác giả cần thu thập về chính sách đãi ngộ (chế độ lƣơng, thƣởng, các khoản phụ cấp, trợ cấp, môi trƣờng làm việc… và sự hài lòng của ngƣời lao động với chính sách nhân sự tại đơn vị), bên cạnh đó do (chọn mẫu xác suất) theo danh sách hành chính-nhân sự cung cấp nên các câu hỏi đƣợc phân bố đầy đủ cho các nội dung và đối tƣợng nhân sự đại trà.

Bƣớc 3: Phát phiếu điều tra: chuyển phiếu điều tra cho các bộ phận tại UBND thị xã Sơn Tây.

Bƣớc 4: Thu phiếu điều tra: Thu phiếu điều tra và kiểm tra số phiếu hợp lệ và phiếu không hợp lệ, tỷ lệ %.

Cụ thể: Số phiếu phát ra là 110 phiếu

Trong đó: Lãnh đạo 10 phiếu và cán bộ- viên chức 50 phiếu.

Số phiếu thu về của cán bộ lãnh đạo là 10 phiếu, số phiếu hợp lệ 10 phiếu (100%) Số phiếu thu về của cán bộ- viên chức là 100 phiếu, số phiếu hợp lệ 95 phiếu (95%)

Bƣớc 5: Xử ý và phân tích dữ liệu: Các thông tin thu thập trên phiếu điều tra sẽ đƣợc tổng hợp vào bảng thống kế và tiến hành phân tích.

Bƣớc 6: Kết luận: Thông qua kết quả trên bảng thống kê để đƣa ra đánh giá và kết luận về công tác đãi ngộ nhân sự tại UBND thị xã Sơn Tây.

Thu thập dữ liệu thứ cấp là công việc quan trọng để xây dựng nền tảng lý thuyết cho đối tƣợng nghiên cứu, giúp tác giả có thêm kiến thức sâu rộng về lĩnh vực đang nghiên cứu.

Thu thập các giáo trình, sách báo, tạp chí, thông tin trên Internet; các bài Luận văn, bài Nghiên cứu khoa học về đãi ngộ nhân sự xây dựng nền tảng lý thuyết, giúp tác giả có thêm kiến thức sâu rộng về lĩnh vực đãi ngộ nhân sự.

Trên cơ sở các tài liệu báo cáo về các chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức, các quy chế về lao động, tiền lƣơng từ 01/6/2015 đến 01/6/2017, kế hoạch đến 01/6/2018 của phòng Nội vụ thị xã và trên Cổng thông tin điện tử của UBND thị xã Sơn Tây tác giả sẽ tiến hành tổng hợp và phân tích dữ liệu rồi đƣa ra các đánh giá về thực trạng đãi ngộ nhân sự tại UBND thị xã Sơn Tây.

2.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu

Tác giả đã tiến hành ghi chép các cuộc phỏng vấn, số liệu điều tra bảng hỏi. Các dữ liệu đƣợc so sánh, đối chiếu với lý thuyết, với các quy định pháp luật và thực tế tại UBND Thị xã nhằm phát hiện những vấn đề cần hoàn thiện và đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức tại UBND thị xã Sơn Tây.

2.2.3. Phương pháp phân tích

- Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp: dựa trên số liệu đã có để phân tích thực trạng thực hiện các chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức của UBND thị xã, từ đó đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và đề xuất các giải pháp.

- Phƣơng pháp thống kê: là phƣơng pháp tổng hợp, thu thập số liệu, trình bày, mô tả các đặc trƣng khác nhau để phản ánh đối tƣợng nghiên cứu. Sử dụng phƣơng pháp thống kê để mô tả quá trình hình thành, phát triển của địa bàn nghiên cứu, phân tích, mô tả thực trạng.

- Phƣơng pháp so sánh: luận văn nghiên cứu các số liệu thống kê thực hiện chính sách đãi ngộ nhân sự tại UBND thị xã Sơn Tây từ năm 2016 – 2018 và thực hiện so sánh với các năm để từ đó đƣa ra những kết luận, đánh giá và kiến nghị, đề xuất hoàn thiện cho phù hợp.

- Phƣơng pháp chuyên gia: hỏi một số ngƣời về chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức đang làm việc tại UBND thị xã Sơn Tây - thực trạng và giải pháp để họ đƣa ra ý kiến bản thân về vấn đề này.

CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ NHÂN SỰ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI UBND THỊ XÃ SƠN TÂY

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đãi ngộ nhân sự đối với cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)